Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 03:07

Tạo sức bật cho nông nghiệp Việt Nam

Israel là một trong những quốc gia xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ cao trong nông nghiệp. Do đó, Israel mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam về việc chuyển giao công nghệ tiên tiến ở lĩnh vực nông nghiệp.
Quang cảnh hội thảo

Đây là thông tin được đưa ta tại hội thảo “Israel - nguồn công nghệ cao cho phát triển nông nghiệp Việt Nam”, diễn ra chiều 21/3, tại Hà Nội.

Tuy là quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, phần lớn đất đai khô cằn, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, Israel đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Israel là một trong số 25 nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới với GDP bình quân đầu người gần 40.000 USD/năm, đặc biệt, Israel đứng đầu thế giới về năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Thương mại nước ngoài, Bộ Kinh tế Israel - Jonathan Hadar - mong muốn những sản phẩm công nghệ phục vụ nông nghiệp của Israel đã nghiên cứu và phát triển có thể áp dụng vào Việt Nam, hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu hợp tác xây dựng nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam theo định hướng sản xuất lớn, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc không ngừng sáng tạo và áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là hướng đi tất yếu để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đời sống người dân.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân và trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Năm 2016, xuất khẩu nông sản vẫn tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay, đạt 32,1 tỷ USD.

Song, nông nghiệp nước ta đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó có 3 thách thức lớn là: Về tổng thể vẫn là nền nông nghiệp dựa trên quy mô nông hộ nhỏ lẻ; biến đổi khí hậu trên thế giới đang diễn ra nhanh và mạnh mẽ; hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong đó có nông nghiệp ngày càng sâu rộng. Hiện nay sản phẩm nông nghiệp của nước ta đã xuất khẩu đi 180 nước. Bên cạnh cơ hội mở rộng thị trường là sự cạnh tranh gay gắt đối với nông sản xuất khẩu. Đây là một trong những rào cản lớn để Việt Nam hình thành một nền nông nghiệp tập trung, hiệu quả, bền vững.

Đứng trước những thách thức này, “việc học hỏi những kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ cao của Israel sẽ giúp tăng hiệu quả và tạo sức bật cho nông nghiệp của Việt Nam”, ông Doanh nói.

Ông Doanh cũng cho biết thêm, chuyến thăm của Tổng thống Israel Reuven R.Rivlin và gần 30 doanh nghiệp Israel lần này sẽ củng cố, thắt chặt hơn nữa quan hệ Việt Nam - Israel, trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai nước, nhằm phát triển một nền nông nghiệp hiện đại dựa trên công nghệ sạch, tiên tiến, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp hướng tới xuất khẩu.

Điều đáng chú ý, hội thảo chuyên đề diễn ra sáng ngày 21/3 cùng với các cuộc họp riêng giữa các công ty là cơ hội cho các doanh nghiệp Israel tìm hiểu thị trường Việt Nam, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp để giới thiệu các công nghệ và sản phẩm tiên tiến của Israel, đồng thời tìm kiếm thời cơ hợp tác khả thi trong tương lai.

Kể từ khi Việt Nam và Israel ký kết Hiệp định hợp tác nông nghiệp vào năm 1997, Israel đã hỗ trợ Việt Nam triển khai nhiều dự án nhằm chuyển giao công nghệ chăn nuôi, trồng trọt, tưới tiêu tiên tiến như các trạm thực nghiệm; các dự án phát triển chăn nuôi. Từ năm 2008 đến nay, Israel đã tiếp nhận hàng nghìn tu nghiệp sinh Việt Nam sang vừa học vừa làm tại các nông trại Israel, Bên cạnh đó từ năm 2010, Israel cũng tiếp nhận nhiều lao động nông nghiệp Việt Nam làm việc trong thời hạn 5 năm.
Kim Chi

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn