Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Thách thức bảo tồn

Cuối đông, nắng vàng như rót mật, tại Phủ Tây Hồ (Hà Nội) - nơi thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh chính của cả nước, đông đảo người dân, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa, lịch sử cùng các thanh đồng, phóng viên báo chí hồi hộp, đợi chờ để thưởng thức buổi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, sau khi tín ngưỡng này được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Thách thức bảo tồn
Nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Rộn ràng niềm vui vinh danh

Những người có mặt tại buổi lễ, ít nhất một lần ai cũng từng thưởng thức Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, nhưng nay họ đang thưởng thức ở một tâm thế tự hào về một tín ngưỡng, một di sản giàu tính văn hóa dân tộc của thế giới. Bởi vậy, khi tiếng nhạc, tiếng hát chầu văn ngân vang, rộn ràng sau phút giây đợi chờ, háo hức, tâm trạng ai cũng như mở hội, ngây ngất, lòng tôn kính hướng về thánh Mẫu của người Việt.

Trong niềm hân hoan ấy, có mặt tại phủ Tây Hồ, ông Phạm Sanh Châu – Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, người được gọi là “linh hồn” đưa hồ sơ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Việt Nam đến với danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã không giấu được xúc động khi chia sẻ về khó khăn của hành trình xây dựng, bảo vệ hồ sơ tín ngưỡng trước Ủy ban Liên chính phủ Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

“Khó khăn đầu tiên là các ý kiến trái chiều về tín ngưỡng, như liệu tín ngưỡng có xứng đáng lập hồ sơ không khi chúng ta có rất nhiều di sản khác?”- ông Châu cho biết. Tiếp theo là tranh cãi về Tam phủ, Tứ phủ, hay khi lập hồ sơ không thể trình là tín ngưỡng, vì UNESCO khuyến cáo không thể so sánh tín ngưỡng này với tín ngưỡng khác, không thể nói nền văn hóa này hơn nền văn hóa khác… Đặc biệt, trong 36 hồ sơ đệ trình có 19 hồ sơ gây tranh cãi làm tốn rất nhiều thời gian, chi phí. Trong khi hồ sơ Việt Nam gần như ở cuối cùng, nên nguy cơ hồ sơ bị chậm rất lớn, thậm chí chúng ta phải đợi đến năm sau. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, cuối cùng tín ngưỡng của chúng ta đã được vinh danh đầy bất ngờ.

Nhận diện nét đẹp thuần Việt

Thờ Mẫu Tam phủ là một tín ngưỡng bản địa độc đáo của người Việt vùng châu thổ Bắc bộ, trong đó Nam Định là trung tâm của tín ngưỡng. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ thờ cúng bà mẹ tự nhiên, hóa thân thành các thánh Mẫu cai quản các miền của vũ trụ: Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng, Mẫu Thoải cai quản miền sông nước, Mẫu Địa cai quản miền đất đai. Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức của người dân Việt Nam. Là một ý thức về sự giao lưu văn hóa và mối quan hệ bình đẳng, gắn bó giữa các dân tộc, đề cao tinh thần yêu nước, thương nòi.

So với các tín ngưỡng khác, nét nổi bật, khác biệt của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở chỗ là luôn hướng tới ước mong sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại, trần thế chứ không phải ở tương lai, hay thế giới bên kia. Tự hào, hạnh phúc, nhưng hiện tại câu chuyện hậu vinh danh lại đang là trăn trở, nỗi niềm được dư luận quan tâm, đặt câu hỏi: Việt Nam sẽ bảo tồn, phát huy giá trị di sản như thế nào? Trong đó có nghi lễ hầu đồng, một nghi lễ chính, điển hình nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ được nhận diện, ứng xử ra sao? Bởi hầu đồng là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp âm nhạc mang tính tâm linh với những điệu múa uyển chuyển, các nghi lễ trang nghiêm giúp con người giao tiếp với các đấng thần linh. Nhưng, trên thực tế, nghi lễ này chưa thực sự thoát khỏi tình trạng lệch chuẩn, vì các thanh đồng gần như thiếu hiểu biết chuẩn về hệ thống giá trị của di sản, chỉ mải miết lên đồng với sáng tạo lệch lạc, biến tướng xấu, dẫn tới thương mại hóa trong thực hành tín ngưỡng.

Trước lo ngại này, ông Phạm Sanh Châu trầm lắng: Sẽ có nhiều người lạm dụng, mở phủ, lấy UNESCO làm “bảo hiểm” cho hoạt động thực hành tín ngưỡng của mình. Từ đó có thể gây loạn trong thực hành tín ngưỡng và chúng ta không phân biệt được đâu là giá trị thật, đâu là giá trị giả của di sản. Nếu không kiểm soát sẽ dẫn tới phản tác dụng, làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế và di sản sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị mất danh hiệu.

Thách thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản đang rất lớn, tuy vậy trước mắt, cộng đồng – chủ thể của di sản sẽ gánh vác trên vai trách nhiệm này là chủ yếu. Nhưng ông Châu cho rằng, nhà nước phải can thiệp để định hướng nhận thức một cách khoa học về giá trị cốt lõi của di sản đối với người dân. Đặc biệt, phải lên kế hoạch đào tạo để có sự truyền dẫn, kế thừa phù hợp, từ đó cộng đồng mới nắm được tinh thần cốt lõi của di sản một cách khoa học và họ sẽ chủ động tham gia bảo tồn, kế thừa, phát triển di sản đúng đắn.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập đoàn Hàn Quốc đặt tương lai 100 năm, tự định vị thành công ty tại Việt Nam

Tập đoàn Hàn Quốc đặt tương lai 100 năm, tự định vị thành công ty tại Việt Nam

Tập đoàn Hyosung cam kết sẽ đầu tư thêm 4 tỷ USD, tạo ra 10.000 việc làm và tự định vị mình không chỉ là công ty Hàn Quốc mà còn là công ty Việt Nam.
Việt Nam – Trung Quốc ra tuyên bố chung

Việt Nam – Trung Quốc ra tuyên bố chung

Hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã ra "Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".
Những định hướng về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong 30 năm tới

Những định hướng về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong 30 năm tới

Sau 50 năm, công tác ngoại giao kinh tế đã định vị được chỗ đứng xứng đáng trong chuỗi giá trị phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu

Chiều 14/10/2024, tiếp tục phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ làm việc trong 28,5 ngày

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ làm việc trong 28,5 ngày

Dự kiến, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ làm việc trong 28,5 ngày, khai mạc vào 21/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/11.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại các nước

Sáng 14/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại các nước nhiệm kỳ 2024-2027.
Tập đoàn Trung Quốc sẵn sàng chuyển giao công nghệ đường sắt cao tốc cho Việt Nam

Tập đoàn Trung Quốc sẵn sàng chuyển giao công nghệ đường sắt cao tốc cho Việt Nam

Sáng 14/10, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Chen Yun - Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC).
Việt - Lào tăng cường hợp tác đẩy lùi ma tuý và chống tội phạm xuyên quốc gia

Việt - Lào tăng cường hợp tác đẩy lùi ma tuý và chống tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 14/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã tham dự Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.
Cần sớm đưa Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động

Cần sớm đưa Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị, Bộ Y tế có giải pháp sớm đưa Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động.
Tăng cường công khai, minh bạch thực trạng tài chính của doanh nghiệp có vốn nhà nước

Tăng cường công khai, minh bạch thực trạng tài chính của doanh nghiệp có vốn nhà nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tăng cường tính công khai, minh bạch về thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng

Sáng ngày 14/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba).
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan Triển lãm sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan Triển lãm sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan Khu triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc, chiều ngày 13/10/2024, tại Hà Nội.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam kiên định củng cố và phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc.
Chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh cải cách tiền lương

Chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh cải cách tiền lương

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường đang thăm chính thức Việt Nam.
Chùm ảnh: Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Chùm ảnh: Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường thăm Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14/10.
Bộ Công Thương ký Bản ghi nhớ hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ Công Thương ký Bản ghi nhớ hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc đã ký kết và trao 2 bản ghi nhớ quan trọng trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng..
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.
Doanh nhân Việt Nam: Nghĩ lớn, làm lớn trong kỷ nguyên đất nước vươn mình

Doanh nhân Việt Nam: Nghĩ lớn, làm lớn trong kỷ nguyên đất nước vươn mình

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 là dịp đề cao, vinh danh những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Hình mẫu của ASEAN

Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Hình mẫu của ASEAN

Những năm qua, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng tăng trưởng tích cực, tạo nên hình mẫu về sự hợp tác toàn diện, hiệu quả...
Các hiệp định thương mại tự do - tiền đề nâng tầm quan hệ kinh tế Việt Nam và Trung Quốc

Các hiệp định thương mại tự do - tiền đề nâng tầm quan hệ kinh tế Việt Nam và Trung Quốc

Các FTA cùng với việc Việt Nam và Trung Quốc xác lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thương mại song phương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Tối 12/10, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Tối 12/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động