Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, doanh nghiệp gặp khó

Liên Sở Xây dựng - Tài chính Thanh Hóa vừa công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn nhiều so với giá thực tế khiến doanh nghiệp khó khăn và có nguy cơ phá sản.
Nhà thầu giao thông đau đầu vì “bão giá” vật liệu xây dựng Thanh Hóa: Nhiều kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh

Ngày 13/3/2023, liên Sở Xây dựng - Tài chính của tỉnh Thanh Hóa đã công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn quý 1/2023 thấp hơn nhiều so với giá thực tế, khiến doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này gặp nhiều khó khăn, thậm chí có nguy cơ phải phá sản. Phóng viên Vuasanca đã gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp về những khó khăn trước “bão giá” vật liệu xây dựng.

Doanh nghiệp gặp khó khăn bởi giá vật liệu xây dựng quá cao

Theo công bố giá vật liệu xây dựng ở khu vực TP. Thanh Hóa của liên Sở Xây dựng - Tài chính tỉnh Thanh Hóa cho thấy: giá cát bê tông 215 nghìn đồng/m3, cát trát 225 nghìn đồng/m3.

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, đẩy doanh nghiệp gặp khó
Giá vật liệu xây dựng do liên Sở Xây dựng - Tài chính Thanh Hóa công bố thấp hơn nhiều so với giá thực tế, khiến doanh nghiệp lao đao, có nguy cơ phá sản.

Giám đốc một doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công trình có địa chỉ tại huyện Như Thanh cho biết: “Nhà nước công bố giá vật liệu xây dựng như vậy là chết doanh nghiệp rồi! Hiện nay, giá cát xây, cát trát phải 400 nghìn đồng/m3, cát nền 250 nghìn đồng/m3 mới có thể mua được. Việc liên sở công bố giá vật liệu xây dựng để làm cơ sở ký hợp đồng, thanh quyết toán ở các công trình sử dụng vốn Nhà nước so với thực tế quá thấp, doanh nghiệp làm sao có thể bù lỗ được”.

Cũng chung nỗi lo lắng và bức xúc trước giá vật liệu xây dựng mà liên Sở Xây dựng - Tài chính vừa công bố, một doanh nhân thuộc Hiệp hội doanh nghiệp huyện Như Thanh chia sẻ: “Hiện nay công ty tôi đang triển khai 2 dự án trên địa bàn huyện Như Thanh và Nông Cống. Cả 2 dự án này đều là vốn từ ngân sách Nhà nước, việc thanh quyết toán công trình phải căn cứ theo giá liên sở công bố, trong khi giá vật liệu xây dựng thực tế cao ngất ngưỡng. Công trình đã đấu thầu chọn gói, không thể điều chỉnh giá được, thi công thì lỗ, không thi công thì chậm tiến độ, chủ đầu tư kêu la. Kiểu gì cũng chết!. Cứ thế này chắc doanh nghiệp sẽ phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản mất thôi”.

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, đẩy doanh nghiệp gặp khó
Giá cát xây dựng, cát trát các chủ mỏ bán cao hơn nhiều so với giá liên Sở Xây dựng - Tài chính công bố. Ảnh Hoàng Minh.

Một doanh nghiệp tại huyện Như Thanh chia sẻ, hiện nay Công ty TNHH Anh Việt Hương, đóng trên địa bàn huyện đang bán giá đá 1x2 là 354 nghìn đồng/m3, đá 2x4 có giá 329 nghìn đồng/m3, đá 4x6 giá 304 nghìn đồng/ m3. Trong khi giá liên sở công bố giá đá 1x2 chỉ 180 nghìn đồng/m3; đá 2x4 giá 150 nghìn đồng/m3, đá 4x6 chỉ 141 nghìn đồng/m3. Làm phép toán thông thường, doanh nghiệp phải bù lỗ giá chi phí vật liệu xây dựng gấp 2 lần giá Nhà nước công bố. Như vậy là quá bất hợp lý.

Theo khảo sát của phóng viên, tại huyện Quảng Xương, giá theo công bố cát xây, cát trát 267,8 nghìn đồng/m3, thực tế giá thị trường 350 nghìn đồng/m3 (chưa thuế VAT); cát bê tông giá công bố 289,2 nghìn đồng/m3, giá thị trường 350 nghìn đồng/m3 (chưa thuế giá trị gia tăng).

Mong UBND tỉnh sớm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Không chỉ các doanh nghiệp trên địa bàn các huyện Như Thanh, Nông Cống, thị xã Nghi Sơn…gặp cảnh khó khăn vì giá vật liệu xây dựng thực tế cao hơn nhiều so với giá liên Sở Xây dựng - Tài chính vừa công bố, mà tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đang chung cảnh ngộ “tiến thoái lưỡng nan”.

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, đẩy doanh nghiệp gặp khó
Nhiều doanh nghiệp phải dừng thi công hoặc thi công cầm chừng do giá vật liệu xây dựng tăng cao hơn nhiều so với giá liên Sở Xây dựng - Tài chính công bố.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp bởi “bão giá” vật liệu xây dựng, một giám đốc doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Nông Cống cho biết: “Hiện nay các doanh nghiệp chúng tôi lâm vào cảnh tiến cũng không được mà lui cũng chẳng xong. Để “cứu” doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, rất mong Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các sở có liên quan sớm xem xét, điều chỉnh lại giá vật liệu xây dựng cho sát với giá thực tế để làm cơ sở ký hợp đồng, thanh quyết toán ở các công trình sử dụng vốn Nhà nước, tháo gỡ những khó khăn cho chúng tôi”.

Trao đổi với phóng viên Vuasanca , ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Đúng là các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề giá vật liệu xây dựng tăng cao, trong khi giá Nhà nước công bố lại quá thấp, không sát với thực tế. Tất cả kiến nghị từ các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh sẽ tổng hợp để báo cáo, kiến nghị lên Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết”.

Cũng theo ông Cao Tiến Đoan, việc công bố giá vật liệu xây dựng không sát với giá thị trường, cùng với việc khan hiếm vật kiệu xây dựng như: Đá, đất, cát… đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tiến độ thi công các dự án của doanh nghiệp thực hiện các gói thầu có sử dụng vốn Nhà nước. Để có vật liệu xây dựng và hóa đơn cung cấp cho các công trình, nhiều nhà thầu xây dựng đã đấu mối với các chủ mỏ nhưng lại không có trữ lượng để bán, nếu có bán thì giá cao hơn rất nhiều so với giá công bố của liên Sở Xây dựng - Tài chính.

Theo giám đốc một doanh nghiệp có địa chỉ tại TP. Thanh Hóa, việc liên Sở Xây dựng - Tài chính áp giá vật liệu xây dựng không sát với thực tế không chỉ đẩy doanh nghiệp gặp khó khăn, mà còn là khe hở cho các chủ mỏ đất, đá, cát có thể trốn thuế, thất thoát tiền ngân sách Nhà nước. Bởi khi mua vật liệu xây dựng, bên bán chỉ xuất hóa đơn giá trị gia tăng theo giá trị của liên sở đã công bố ở các địa phương, chứ không ghi theo giá bán thực tế.

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, đẩy doanh nghiệp gặp khó
Giá vật liệu xây dựng tại huyện Như Thanh đang bán hiện nay

Đánh giá về vấn đề này, ông Mai Đình Thủy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quảng Xương cho hay: Việc doanh nghiệp kêu khó khăn bởi giá vật liệu xây dựng do liên Sở Xây dựng - Tài chính công bố là có thật. Dù rất chia sẻ với khó khăn của các nhà thầu, nhưng khi thanh toán, chúng tôi vẫn phải căn cứ vào thông báo giá hàng quý của liên sở, chứ không thể áp dụng giá vật liệu xây dựng trên thị trường được.

Được biết, để tháo gỡ nhưng khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trên địa bàn, ngày 31/3/2023 tới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn sẽ chủ trì Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp.

Hy vọng, Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023 sắp tới sẽ là dịp để Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa lắng nghe những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp. Từ đó, người đứng đầu UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ có những quyết sách đột phá trong công tác điều hành, sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về giá vật liệu xây dựng cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp có nhiều nguồn lực, tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.

Tin cùng chuyên mục

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh đang đẩy mạnh hoạt động livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Quảng Ninh đang tập trung triển khai các thủ tục theo quy định để sớm khởi động Dự án Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá.
Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều ngày 28/10, UBND huyện Mường Tè (Lai Châu) tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2024.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Vượt qua mọi khó khăn thách thức do chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 ước đạt 23.730 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Sau khi hứng chịu những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Dự án Chỉnh trang trục đường Thùy Vân, TP. Vũng Tàu có quy mô hơn 19 ha, tổng mức đầu tư 1.094 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức phát triển du lịch từ "nâu" sang "xanh", gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Đòn bẩy' phát triển sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã lên sàn thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán hàng có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả.
An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

Theo Cục Thuế tỉnh An Giang, tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, bằng 94% dự toán của năm, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023.
Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

UBND tỉnh Phú Thọ điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án trong Khu công nghiệp Cẩm Khê và Cụm công nghiệp Tử Đà - An Đạo.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc trưng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.
Định hướng đến 2045, Tân Phú thành trung tâm dịch vụ, logistics phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Định hướng đến 2045, Tân Phú thành trung tâm dịch vụ, logistics phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045, quận Tân Phú trở thành đô thị thông minh, trung tâm dịch vụ, logistics của khu vực phía Tây TP. Hồ Chí Minh.
Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp Thủ đô đang tăng tốc về đích đặt ra cho năm nay.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Trong 9 tháng qua, tỉnh Sơn La đã đạt trên 3,8 triệu lượt khách du lịch; doanh thu ước đạt khoảng 4.565 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Ninh: Dư địa lớn cho dòng vốn đầu tư mới

Quảng Ninh: Dư địa lớn cho dòng vốn đầu tư mới

Phát huy tối đa lợi thế, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế, Quảng Ninh đã và đang ưu tiên triển khai các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động