Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thay tấm áo chật về chính sách, tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh

Nghị quyết sửa đổi bổ sung Nghị quyết 54 cho TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo ra động lực, nguồn lực mới cho thành phố. Đặc biệt, giúp TP. Hồ Chí Minh không bị “hụt hơi”.
Chính phủ đề xuất nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh Cơ chế đặc thù đem lại gì cho hai “đầu tàu” kinh tế của cả nước? Cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh: Các chính sách hiện hành còn chừng mực, chưa có đột phá

Chiều ngày 24/6, trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thu cho phát triển TP. Hồ Chí Minh, thay thế Nghị quyết 54/2017 với tỷ lệ biểu quyết đạt 97,37%.

Việc thông qua Nghị quyết mới sẽ "cởi trói" và tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh

Trả lời phóng viên bên lề hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, qua tổng kết đánh giá, có một số cơ chế chính sách đặc biệt, đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh triển khai chưa được nhiều, chưa thực sự hiệu quả để phát huy chính sách tạo thêm động lực cho TP. Hồ Chí Minh phát triển, lý do khách quan bởi đại dịch Covid-19. Do đó, chúng tôi rất kỳ vọng Nghị quyết sửa đổi bổ sung Nghị quyết 54 cho TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo ra động lực, nguồn lực mới cho thành phố. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy thành phố đang bị “hụt hơi”.

Thay tấm áo chật về chính sách, tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trả lời báo chí bên lề hành lang Quốc hội

Từ đóng góp rất lớn cho tăng trưởng GDP, thu nhập ngân sách cho đất nước trong thời gian vừa qua mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn cao, nhưng giá trị tỉ trọng đang có xu hướng giảm dần. Trong khi, đây là địa bàn tạo ra động lực tăng trưởng cho nên rất cần có chính sách đặc biệt, đặc thù. Mặc dù Quốc hội ủng hộ Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, nhưng chúng tôi vẫn thấy có “điều gì đó” trong quá trình tổ chức thực hiện Chính phủ và TP. Hồ Chí Minh cần khai thác thêm tốt hơn.

Đồng quan điểm với ông Vũ Hồng Thanh, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương chia sẻ: Triển khai Nghị quyết 54, trong 5 năm qua TP. Hồ Chí Minh đã có thay đổi đáng kể, tuy nhiên về mặt chính sách trong Nghị quyết mà chúng ta triển khai chưa được hiệu quả như mong muốn, có chính sách còn chậm triển khai.

Nguyên nhân khách quan được đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ là khi triển khai Nghị quyết 54, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong đó TP. Hồ Chí Minh nằm trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19, mọi hoạt động bị đảo lộn và nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội bị đóng băng trong một thời gian dài. Điều đó ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Nghị quyết, ngoài ra còn một số nguyên nhân chủ quan khác nữa.

Thay tấm áo chật về chính sách, tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ bên lề hành lang Quốc hội

Bên cạnh đó, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Để giải quyết hài hoà lợi ích nhà nước, nhà đầu tư với người dân và dùng nguồn lực đó để tạo động lực phát triển cho đất nước, cho TP. Hồ Chí Minh trong khi chênh lệch địa tô của TP. Hồ Chí Minh rất cao. Do vậy theo ông Vũ Hồng Thanh nếu mở rộng thêm phạm vi thực hiện cơ chế thì sẽ tăng thêm được nguồn lực.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh có thể mở rộng hình thức đấu giá, đấu thầu, thực hiện các dự án phát triển đô thị, phát triển du lịch, thương mại, tạo thêm nguồn ngân sách và giải quyết việc làm, các doanh nghiệp nộp ngân sách cho thành phố trong thời gian tới.

Nói về quan điểm xử lý các dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng) cũ và cho thực hiện BT mới, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chia sẻ: Do trong quá trình tổ chức thực hiện thời gian vừa qua chưa chuẩn và có thể bị trục lợi. Trong khi các nước trên thế giới áp dụng hình thức BT rất thành công. Còn ở Việt Nam tính chi phí đầu vào công trình xác định giá cao, chi phí trả lại cho doanh nghiệp trước đây theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng thì giá đất chúng ta tính thấp, cho nên doanh nghiệp được hưởng lợi còn nhà nước bị thiệt cả đầu vào và đầu ra.

Do đó, phải khắc phục cơ chế này. Nghị quyết 31 cũng đã có cơ sở chính trị để cho triển khai các dự án BT của TP. HCM cũ trước đây. Qua theo dõi, chúng tôi thấy có một số dự án cũng đã xác định được quỹ đất để thành phố xử lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp có thể chưa xác định được quỹ đất. Trong thời gian tới, cần xử lý được vấn đề xác định quỹ đất để thành phố thanh toán lại các dự án BT bị dừng trước khi Luật PPP có hiệu lực”- ông Vũ Hồng Thanh cho biết.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, quan trọng là phải xác định giá trị quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư nhưng phải bảo đảm đúng thời điểm, đúng giá trị để tránh thiệt hại cho nhà nước. Trong đó vấn đề cần quan tâm là trong Nghị quyết 437 trước đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sau này đưa vào Luật PPP không đầu tư các công trình giao thông trên đường hiện hữu.

Ông Vũ Hồng Thanh đề nghị TP. Hồ Chí Minh phải chọn và có cơ chế chính sách phù hợp để xử lý vấn đề này. “Tất nhiên, nhu cầu để chúng ta thu hút xã hội để đầu tư các tuyến đường này vì nguồn lực của thành phố nhiều nhưng nhu cầu lại rất lớn, cho nên thành phố cũng rất khó đáp ứng”- ông Vũ Hồng Thanh nói.

Thay tấm áo chính sách đã chật

Trước thực tế trên, ông Vũ Hồng Thanh cho rằng rất cần cơ chế chính sách mang tính đột phá. Qua thực tiễn giám sát, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tham mưu Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 437 ngày 21-10-2017 (các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu) thì có rất nhiều trạm đặt không đúng chỗ, người dân ở trên trạm đó bị ảnh hưởng tiêu cực như phải mất thời gian, phải trả thêm tiền để đi trên chính đoạn đường mà trước đây hàng ngày vẫn đi.

Do đó, phải chọn lựa dự án, cơ chế chính sách đối với người dân như chỗ nào được giảm, miễn, khu vực nào phải giảm không làm ảnh hưởng đến người dân để tránh xảy ra khiếu kiện, mâu thuẫn xã hội, mất an ninh trật tự ở trong các dự án mà sau này thành phố được thực hiện xây dựng các công trình giao thông trên tuyến đường hiện hữu”- ông Vũ Hồng Thanh cho hay.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, nhìn tổng thể, hiện các quy định của Nghị quyết 54 đã như một tấm áo tương đối chật chội so với cơ thể cường tráng vạm vỡ của TP. Hồ Chí Minh. Tấm áo đó không còn vừa vặn, đòi hỏi chúng ta phải có Nghị quyết mới”- đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết.

Thay tấm áo chật về chính sách, tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh
Nghị quyết mới sẽ tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhận xét, Nghị quyết mới đã quy định rất nhiều nhóm cơ chế chính sách đặc thù dành cho TP. Hồ Chí Minh. Đại biểu Nga kỳ vọng sau khi Nghị quyết thông qua và có hiệu lực, việc Chính phủ phân cấp, phân quyền cho TP. Hồ Chí Minh trong nhiều công việc, đi đôi với đó là trách nhiệm của TP. Hồ Chí Minh cũng nặng nề hơn.

Thời điểm thực hiện Nghị quyết chỉ có thời gian có 5 năm, nếu TP. HCM không tận dụng thời cơ, không triển khai ngay đồng loạt các giải pháp, các chế độ chính sách được quy định trong Nghị quyết, chúng ta chỉ để độ trễ nhất định thì nõ sẽ mất cơ hội”- đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho hay.

Bên cạnh đó, theo Nghị quyết mới, TP. Hồ Chí Minh được tự chủ xây dựng đội ngũ nhân lực, được thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc thẩm quyền của thành phố cùng với đó là chế độ thu hút nhân tài.

Vị nữ đại biểu này cho rằng, đội ngũ thực thi cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, cho dù chính sách có tốt đến mấy nhưng đến lúc thực thi mà không tích cực thì không hiệu quả được.

Nói về tận dụng những lợi thế trong việc khai thác nguồn lực về công tư đầu tư tài chính theo Nghị quyết mới, ông Vũ Hồng Thanh khẳng định: Đây cũng là mô hình rất đặc thù, trước đây cũng đã cho cơ chế TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội trong quá trình các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, thoái vốn thì thành phố được sử dụng nguồn này, vì đây cũng là nguồn rất quan trọng. Khi có được nguồn này thì vấn đề làm sao sử dụng hiệu quả cũng là điều chúng tôi mong muốn.

Chúng tôi được biết, các nhà đất, tài sản của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố có rất nhiều và rất lớn. Do đó, cần có phương án cổ phần hoá, thoái vốn, bán, thanh lý các nhà đất thì thành phố sẽ có thêm nguồn lực rất nhiều. Quan trọng là phải sử dụng nguồn lực này có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra động lực lan toả phát triển cho thành phố thì tôi hy vọng thành phố sẽ có thêm nguồn lực để phát triển trong giai thời gian tới”- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho hay.

Thu Hường-Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết số 12/NQ-CP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện

Việt Nam - UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện

Ngày 28/10, tại Abu Dhabi, trong hội đàm hẹp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện.
"Cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành"

"Cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành"

Đây là phát biểu của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Luật Sĩ quan tại phiên họp toàn thể tại hội trường Kỳ họp thứ tám của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Có việc

Đại biểu Quốc hội: Có việc 'lách luật' mua đi bán lại nhà ở xã hội

Đại biểu Quốc hội nêu, nếu có cuộc thanh tra kiểm tra xem ai là người đang ở nhà ở xã hội thì chắc rằng sẽ có những người không thuộc đối tượng được ưu đãi.
Ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay với dự án bất động sản khả thi

Ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay với dự án bất động sản khả thi

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, ngay cả khi có những dự án bất động sản có khả năng trả nợ nhưng ngân hàng vẫn từ chối cho vay.
Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - UAE, sớm nâng thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD

Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - UAE, sớm nâng thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD

Sáng 28/10, theo giờ địa phương, tại Thủ đô Abu Dhabi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư UAE Mohammed Bin Hassan Al Suwaidi.

Tin cùng chuyên mục

Ba Bộ trưởng giải trình về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

Ba Bộ trưởng giải trình về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

Chiều 28/10 tại Kỳ họp thứ 7, ba Bộ trưởng đã tiếp thu, giải trình làm rõ vấn đề đại biểu nêu về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất

Sáng 28/10, tại thủ đô Abu Dhabi, Phó Tổng thống UAE Sheikh Mansour Bin Zayed Al Nahyan chủ trì Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức UAE.
Thủ tướng đề nghị UAE đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành Halal tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị UAE đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành Halal tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị UAE đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành Halal tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD.
Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đại biểu Quốc hội: Làm rõ vì sao thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Đại biểu Quốc hội: Làm rõ vì sao thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Sáng 28/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ 2015-2023.
Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Sáng 28/10/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương (01/11/1949 - 01/11/2024).
Giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân

Giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề cấp bách về điện năng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề cấp bách về điện năng

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách về tăng trưởng điện năng...
Ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội

Ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội

Theo ĐBQH, việc ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cần thiết và cấp bách cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast tại UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast tại UAE

Ngày 27/10, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô của Vinfast.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Lulu tổ chức ngày hội giới thiệu nông sản Việt Nam tại Trung Đông

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Lulu tổ chức ngày hội giới thiệu nông sản Việt Nam tại Trung Đông

Chiều 27/10, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông M. A. Yusuff Ali, Chủ tịch Tập đoàn Lulu - tập đoàn kinh doanh chuỗi siêu thị lớn trên toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các tập đoàn của UAE mở rộng đầu tư vào năng lượng, cảng biển, logistics

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các tập đoàn của UAE mở rộng đầu tư vào năng lượng, cảng biển, logistics

Trong chuyến chuyến thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), chiều 27/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo một số Tập đoàn tại UAE.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam - UAE có rất nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam - UAE có rất nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam và UAE còn rất nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư khi UAE sở hữu nhiều quỹ đầu tư quy mô lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức UAE, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông - châu Phi

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức UAE, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông - châu Phi

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Thủ đô Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức UAE.
Tổng Bí thư Tô Lâm và những trăn trở về lãng phí

Tổng Bí thư Tô Lâm và những trăn trở về lãng phí

Tại phiên thảo luận Tổ ngày 26/10, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chia sẻ về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có ''lãng phí''.
Cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời giải quyết vướng mắc

Cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời giải quyết vướng mắc

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, chiều 26/10 các đại biểu thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật điện lực (sửa đổi), các đại biểu thống nhất sớm ban hành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Thảo luận tại tổ chiều 26/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi 
Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Chiều 26/10, Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tổng Bí thư Tô Lâm đã có ý kiến phát biểu với nhiều chỉ đạo, định hướng hết sức quan trọng.
Đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để các dự án điện gió ngoài khơi thành công

Đại biểu Quốc hội đề nghị nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động