Thu hút FDI: Hoàn thiện thể chế để đón "đại bàng" “Hai mặt” FDI và công cụ “sàng lọc” để hạn chế những bất cập Việt Nam thu hút gần 30 tỷ USD vốn FDI từ Hồng Kông (Trung Quốc) |
Thu hút FDI dự kiến đạt 36-38 tỷ USD trong năm 2023
Kết thúc năm 2022, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam đạt gần 28 tỷ USD, tương đương 89% so với kết quả năm 2021. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được cải thiện trong năm 2023, điều này được thể hiện ngay từ tháng đầu tiên của năm mới khi tỉnh Bắc Giang trao biên bản ghi nhớ (MOU) và chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 900 triệu USD, trong đó, có dự án sẽ được triển khai ngay trong quý I/2023.
Dự báo Việt Nam thu hút từ 36-38 tỷ USD vốn FDI năm 2023 |
Chia sẻ với phóng viên mới đây, ông Phan Hữu Thắng – nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, mặc dù còn những tồn tại liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá có môi trường đầu tư hấp dẫn với nhiều ưu thế vượt trội, cũng như chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn. Theo đó, thu hút FDI vào Việt Nam trong năm 2023 sẽ không thấp, thậm chí cao hơn kết qủa của năm 2023.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, 3 yếu tố quan trọng để thu hút FDI tiếp tục khởi sắc trong năm 2023 gồm: Kết quả tăng trưởng kinh tế trong năm 2022; nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập niềm tin với nhà đầu tư; khai thác có hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do.
Kết quả khảo sát do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện cho thấy, có 76% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả ở mức trung bình và cao của các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Trong đó, các chính sách được đánh giá hiệu quả nhất trong thu hút FDI là miễn, giảm thuế VAT; chính sách về bình ổn giá xăng dầu, cải thiện thủ tục cấp giấy phép lao động và thông quan, chính sách xuất nhập khẩu và hỗ trợ người lao động.
Cũng đánh giá cao về triển vọng thu hút FDI trong năm 2023, ông Đỗ Văn Sử - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng: Thu hút FDI năm 2023 có thể đạt từ 36-38 tỷ USD, trong đó, vốn giải ngân đạt khoảng 22-23 tỷ USD.
Thu hút FDI tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững |
Tập trung thu hút FDI có chọn lọc với 3 mục tiêu chính
Về chiến lược thu hút FDI của Việt Nam, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, độc lập, chủ quyền quốc gia. Việc xây dựng, thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có thu hút đầu tư nước ngoài là một bộ phận trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.
Trong 35 năm qua, đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vai trò là khu vực kinh tế năng động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 với 3 mục tiêu chính, bao gồm: Thứ nhất, nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài; Thứ hai, thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; Thứ ba, xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới.
Theo đó, để thực hiện thành công các mục tiêu trên, việc đề ra những giải pháp mang tính đột phá, có hiệu quả và có tính thực thi cao là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ngoài các giải pháp chung như ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực..., Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam tập trung thực hiện các giải pháp: Xây dựng và phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, với cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh số. Nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo là khâu đột phá của chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia.
Cùng với đó, phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, đủ thực lực hội nhập quốc tế, để liên doanh, liên kết với khu vực đầu tư nước ngoài, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, dịch vụ hiện đại, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.
Phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, đưa khu vực đầu tư nước ngoài kết nối chặt chẽ với khu vực đầu tư trong nước, mang lại sức phát triển bền vững cho nền kinh tế.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2030 sẽ thu hút FDI của Việt Nam sẽ hướng đến các dự án công nghệ cao, quản trị hiện đại, giá trị gia tăng cao và có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. |