Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia

Sáng 8/3, tại thủ đô Canberra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Đại học Quốc gia Australia và tham dự Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam-Australia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Australia Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia có sự đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam Việt Nam và Australia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện và ký kết hàng loạt văn kiện

Chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục Australia, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Australia tổ chức.

Cùng tham dự có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Giáo dục Australia Anthony Chisholm, lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo địa phương của Việt Nam và hơn 30 cơ sở giáo dục đại học Auastralia và Việt Nam.

Diễn đàn là cơ hội để chia sẻ, hợp tác đầu tư

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia nhằm tăng cường hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học hai nước với sự tham gia của doanh nghiệp; thu hút, thúc đẩy các trường đại học Australia thành lập phân hiệu tại Việt Nam; thúc đẩy hợp tác đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học Australia và các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Diễn đàn cũng hướng tới đẩy mạnh hợp tác chính sách, đặc biệt là chính sách thu hút thêm phân hiệu của những trường đại học hàng đầu trên thế giới đến hoạt động và cung cấp cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao ngay tại Việt Nam cho sinh viên Việt Nam và các nước trong khu vực. Qua đó, góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá giáo dục đại học Việt Nam, đa dạng chương trình đào tạo chất lượng cao, tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam du học tại chỗ, thu hút sinh viên quốc tế, hướng tới Việt Nam trở thành một trong những trung tâm giáo dục quốc tế của khu vực Đông Nam Á.

Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia
Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Diễn đàn, các cơ sở giáo dục đại học hai nước ký kết 8 văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có một số ưu tiên hợp tác về xây dựng đường sắt, đô thị thông minh, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học....

Trong chuyến thăm Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam lần này, thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục là một trong những nội dung quan trọng. Trong đó, có các hoạt động như: Thủ tướng làm việc với Hiệu trưởng Đại học RMIT, dự lễ khánh thành Viện Chính sách Việt Nam-Australia tại Đại học RMIT, tổ chức Diễn đàn hợp tác giáo dục và đào tạo Việt Nam-Australia; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam làm việc, trao đổi với những người cùng cấp nhằm chia sẻ, thống nhất các nội dung hợp tác cụ thể trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo…

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn quan trọng, rất có ý nghĩa này tại Australia, là quốc gia có nền giáo dục hiện đại và chất lượng bậc nhất ở khu vực, và tại Đại học Quốc gia Australia - đại học hàng đầu thế giới với 06 cựu sinh viên và giảng viên từng đoạt giải Nobel.

Diễn đàn là cơ hội quý để kết nối các cơ sở giáo dục, nhà đầu tư hai bên cùng thảo luận, tìm hiểu và chia sẻ cơ hội hợp tác và đầu tư. Qua đó, góp phần thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia.

Theo Thủ tướng, Australia là một trong những lựa chọn phổ biến hàng đầu của du học sinh Việt Nam. Số du học sinh Việt Nam tại Austraila hiện tại là hơn 32.000 người, đứng thứ 6 trong số các nước có du học sinh tại đây. Nhiều du học sinh từng học tập tại Australia đã và đang đóng góp tích cực cho phát triển và thúc đẩy quan hệ song phương, nhiều người có vị trí lãnh đạo quan trọng trong các cơ quan.

"Chúng tôi luôn khuyến khích các em tới đây học tập, nghiên cứu, còn làm việc ở Australia, ở Việt Nam hay ở nơi nào đó, miễn là luôn nghĩ tới, tri ân và đóng góp cho nơi mình sinh ra, nơi mình được đào tạo thì đều quý giá cả", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện các bộ cùng lãnh đạo Trường Đại học Quốc gia Australia tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục ngày càng mở rộng, hiệu quả, có 37 chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học hai nước; đặc biệt đã thành lập Trung tâm Việt Nam - Australia tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; một số đại học Australia đã mở cơ sở tại Việt Nam; Viện Chính sách Australia-Việt Nam vừa được thành lập tại Đại học RMIT.

Nhân dịp này, Thủ tướng hoan nghênh, ghi nhận, đánh giá cao nhiều trường đại học Australia đã thực hiện hiệu quả các chương trình liên kết đào tạo, trao đổi giảng viên, sinh viên, nhà khoa học, nghiên cứu sinh với các cơ sở giáo dục của Việt Nam. Thủ tướng đặc biệt cảm ơn phía Australia đã giúp đỡ đào tạo tiếng Anh, đào tạo cán bộ trong giai đoạn Việt Nam bị bao vây, cấm vận, theo đúng tinh thần "từ trái tim tới trái tim".

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ, Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Việt Nam coi giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; phát triển nguồn nhân lực là một trong 03 đột phá chiến lược; phát triển con người gắn với văn hóa, văn hóa là nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa soi đường cho quốc dân đi…

Đến nay, Việt Nam đã hình thành, phát triển hệ thống giáo dục đào tạo toàn diện, trong đó có 244 trường đại học với hơn 2,1 triệu sinh viên đang theo học. Chất lượng giáo dục và đào tạo và chất lượng nhân lực ngày càng được cải thiện. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế của OECD xếp hạng Việt Nam ở thứ 34/81 quốc gia và đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhân lực chất lượng cao cho các ngành mới nổi, yêu cầu công nghệ cao; cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý, tỉ lệ nhân lực chất lượng cao trong các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật, công nghệ còn chưa nhiều. Nguyên nhân là do một số cơ chế, chính sách còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu; nguồn lực đầu tư còn hạn chế; chưa có chính sách đột phá thu hút nguồn nhân lực, nhất là nhân tài; hội nhập, hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo còn hạn chế, chưa tương xứng tiềm năng, yêu cầu.

Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia
Thủ tướng chia sẻ một số bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chia sẻ một số bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá, trong đó, nguồn lực bên trong gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa, lịch sử, con người là yếu tố quyết định. Cùng với đó, phải theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, xu thế thời đại để phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp về giáo dục đào tạo; xây dựng cơ chế, chính sách và đánh giá đúng vai trò của giáo dục đào tạo trong mỗi giai đoạn với cách làm phù hợp.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam chú trọng thúc đẩy hợp tác quốc tế, ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Yêu cầu hội nhập, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam còn khiêm tốn, còn nhiều dư địa, tiềm năng. Đến nay mới chỉ có 5 cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; trong đó RMIT Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên và cũng là phân hiệu duy nhất của một trường đại học của Australia tại Việt Nam.

Về quan điểm, định hướng hợp tác trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giáo dục đào tạo thiết thực, hiệu quả. Phát huy hơn nữa vai trò hợp tác giáo dục đại học, khoa học công nghệ, gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là một trong những trụ cột quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện. Việt Nam cam kết bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài, các cơ sở giáo dục nước ngoài ở Việt Nam với phương châm các bên cùng có lợi, hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro.

Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, có cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể, phù hợp, khả thi để tạo đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đại học. Mục tiêu là tạo thuận lợi tối đa cho các cơ sở giáo dục đào tạo, nhất là các trường đại học uy tín hàng đầu mở rộng hợp tác, đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, Diễn đàn Hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Australia sẽ mở ra một giai đoạn mới cho sự hợp tác giáo dục giữa hai bên tiếp tục phát triển khởi sắc, bền vững, lâu dài, tiếp tục là điểm sáng của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa Việt Nam và Australia.

"Tôi mong rằng, trong tương lai chúng ta sẽ được chứng kiến các dự án ngang tầm khu vực, mang tính biểu tượng trong hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Australia, xứng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước và truyền thống lịch sử của hai nước", người đứng đầu Chính phủ Việt Nam bày tỏ kỳ vọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đang có chuyến tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand.

Đoàn của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn cùng tham gia đoàn đại biểu cấp cao dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand và tổ chức các hoạt động bên lề.

Tham gia Đoàn công tác của Bộ Công Thương gồm có đại diện các Cục, Vụ, đơn vị: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Phòng vệ Thương mại, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca. ..

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đang lấy ý kiến Quốc hội, vấn đề phân cấp, phân quyền được nhiều đại biểu quan tâm.
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 24-28/11) theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11 (IPTP 11).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11
Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm đã củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho phát triển quan hệ Việt Nam-Malaysia.

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 23/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm và xây dựng ngành hóa chất của chúng ta mang tính hiện đại hơn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Trường Đại học Quốc gia Malaya nhân chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21-23/11/2024.
Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy hai nước.
Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao và trân trọng những trăn trở, tâm huyết, trách nhiệm của bà con kiều bào nhằm góp phần xây dựng đất nước Việt Nam.
Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư mong muốn bà con tuân thủ các quy định pháp luật sở tại và hợp đồng lao động, nêu cao hình ảnh người Việt Nam.
Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Góp ý tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng đề nghị phải đổi mới tư duy, cách làm.
Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Tại phiên họp tổ Quốc hội sáng 23/11, ĐBQH cho hay, cần những quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Sáng ngày 23/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đi thị sát, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.
Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Chuyến công tác tại Brazil và CH Dominica của Thủ tướng khẳng định tầm nhìn chiến lược và sẵn sàng tham gia, đóng góp trách nhiệm trước vấn đề toàn cầu.
Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất cần phải có quy định phát triển công nghiệp bán dẫn trong Luật Công nghiệp công nghệ số.
Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sáng 23/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã trình bày trước Quốc hội Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi).
Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, chiều 22/11, Phu nhân Ngô Phương Ly đã đến thăm Viện Tim quốc gia Malaysia.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas).
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Chiều 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức Thống nhất Dân tộc Mã lai (UMNO) Zahid Hamidi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động