Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thừa Thiên Huế: Để làng nghề truyền thống thành điểm đến du lịch

Thừa Thiên Huế nơi lưu giữ nhiều nghệ nhân, làng nghề tinh xảo, đặc sắc. Tuy nhiên, để biến nơi đây thành điểm đến du lịch, cần có những giải pháp dài hơi.
Thừa Thiên Huế: Nhiều “thực đơn” cho du khách lựa chọn dịp lễ 30/4 và 1/5 Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế Thừa Thiên Huế: Sẽ xây dựng lại lăng mộ vợ Vua Tự Đức theo đúng quy cách

Nhiều tiềm năng, lợi thế

Hiện nay, theo thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế có 88 làng nghề truyền thống gồm nghề mộc mỹ nghệ, điêu khắc, chạm khảm, sơn mài, sơn son thếp vàng; kim hoàn; mây tre đan; nón lá; hương trầm; bánh Tét bánh Chưng; mè xửng; nghề làm sản phẩm từ giấy; nghề tranh dân gian truyền thống; gốm sứ, nghề làm diều; nghề pháp lam; nghề làm đầu Lân; nghề đúc đồng; nghề làm lồng đèn; nghè rèn; nghề truyền thống bánh bèo, nậm, lọc; nghề áo dài, phấn nụ,… và 3.000 cơ sở sản xuất liên quan đến nghề truyền thống.

Thừa Thiên Huế: Để làng nghề truyền thống thành điểm đến du lịch
Sản phẩm mây tre đan Bao La được người dân và du khách quan tâm tại các kỳ Festival nghề truyền thống Huế

Các nghề và làng nghề truyền thống được phân bố trong không gian rộng từ thành phố Huế đến các huyện. Trong đó, một số làng nghề nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước biết đến như hoa giấy Thanh Tiên, gốm Phước Tích, hương trầm Thủy Xuân…

Theo Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 thì việc khôi phục, phát triển nghề truyền thống và làng nghề được xác định phải gắn với phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2021 đã đưa ra định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững, gắn với giá trị của di sản, cảnh quan trong đó có cả nghề truyền thống.

Hiện nay, Thừa Thiên Huế xây dựng đề án quy hoạch và bảo tồn phát huy giá trị làng nghề truyền thống, trong đó, xây dựng các chính sách về khuyến công để hỗ trợ thiết bị, máy móc cho một số hộ cá thể, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, truyền thống.

Ông Nguyễn Văn Phúc – Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2023, Sở đang thực hiện đề tài Quy hoạch nghề và các làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Đề tài sẽ triển khai tổng thể, đồng bộ, khảo sát chọn lọc khoảng 60 điểm làng nghề để đánh giá, tư liệu hoá, số hoá các thông tin, dữ liệu, hình ảnh và lập bản đồ định vị các làng nghề. Qua đó, vừa lưu trữ thông tin, hình ảnh, kể các các công đoạn sản xuất của nghề truyền thống… nhằm giúp cho các đơn vị lữ hành, du khách tìm đến các làng nghề truyền thống một cách dễ dàng.

Thừa Thiên Huế: Để làng nghề truyền thống thành điểm đến du lịch
Các trường tiểu học tại Thừa Thiên Huế đã xây dựng các tour tuyến du lịch, trải nghiệm tại cơ sở mây tre Bao La, huyện Quảng Điền

Đẩy mạnh quy mô làng nghề, quảng bá thương hiệu

Theo đánh giá, các nghề, làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu mang tính hộ cá thể, gia đình. Sản xuất kinh doanh theo hướng thương mại, ít đầu tư sản phẩm cho lĩnh vực dịch vụ du lịch. Do đó, việc đáp ứng khi có những đoàn khách lớn, khách tàu biển có nhu cầu tham quan, trải nghiệm tại các làng nghề thì chưa có cơ sở lớn để đáp ứng.

Ông Đỗ Ngọc Cơ - Chủ tịch Hội lữ hành Thừa Thiên Huế cho biết, hiện tour tham quan tại các làng nghề truyền thống chủ yếu bán cho khách Châu Âu, Úc, Mỹ… tuy nhiên chưa nhiều, chủ yếu là tour kết hợp chứ chưa tổ chức tour chính do quy mô nhỏ lẻ, du khách chỉ dừng chân check in thôi chứ chưa có không gian để trải nghiệm. “Để thu hút du khách đến với làng nghề cần quy tụ một vài địa điểm quy mô, đầu tư chỉn chu, bài bản và đặc biệt có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và bày cách làm du lịch cho họ”, ông Đỗ Ngọc Cơ cho biết thêm.

Theo ông Đinh Mạnh Thắng – Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Thừa Thiên Huế, để du lịch làng nghề truyền thống phát triển cần có nhiều giải pháp căn cơ, trong đó tập trung 3 phía đó là chính quyền địa phương, ngành du lịch và người dân.

Thừa Thiên Huế: Để làng nghề truyền thống thành điểm đến du lịch
Du khách thích thú khi chụp ảnh tại làng nghề hương trầm Thuỷ Xuân

“Sau mỗi kỳ tổ chức Festival nghề truyền thống chính quyền địa phương nên xây dựng một sản phẩm du lịch, một điểm tham quan thực sự tại các nghề truyền thống, với mục đích mang lại nguồn lợi để phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, ngành du lịch quan tâm hơn nữa trong quảng bá, giới thiệu điểm đến, hướng du khách đến với các làng nghề, nghề truyền thống chứ không phải làm “nhánh” trong giới thiệu tour. Đồng thời, bản thân người dân, cơ sở sản xuất cũng cần có định hướng đầu tư bài bản, có đủ không gian trải nghiệm để thu hút du khách. Nếu làm được thì hiệu quả mang lại từ nguồn này là rất lớn”, ông Đinh Mạnh Thắng mong muốn.

Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua ngành du lịch đẩy mạnh quảng bá, kết nối các làng nghề với các đơn vị lữ hành về các sản phẩm nghề truyền thống không chỉ trực tiếp mà còn theo hình thức online, thương mại điện tử. Bên cạnh đó, ngành du lịch đang tìm đối tác lớn chọn một làng nghề để làm thí điểm mô hình vừa duy trì sản xuất sản phẩm thương mại vừa có sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào một số làng nghề …

Sở Du lịch thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương, Hiệp hội làng nghề, các hộ cá thể có sản phẩm đặc sắc tham gia các sự kiện, hội chợ du lịch trong và ngoài nước; kết nối với các đơn vị lữ hành tham gia các hội chợ ở Châu Âu… để lan toả rộng rãi hơn nghề truyền thống của Huế - nghề gắn với du lịch”, ông Nguyễn Văn Phúc cho biết thêm.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính IIP tháng 10 tăng 8,9% so cùng kỳ.
Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh đang đẩy mạnh hoạt động livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Quảng Ninh đang tập trung triển khai các thủ tục theo quy định để sớm khởi động Dự án Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá.
Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều ngày 28/10, UBND huyện Mường Tè (Lai Châu) tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2024.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Vượt qua mọi khó khăn thách thức do chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 ước đạt 23.730 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Sau khi hứng chịu những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Dự án Chỉnh trang trục đường Thùy Vân, TP. Vũng Tàu có quy mô hơn 19 ha, tổng mức đầu tư 1.094 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức phát triển du lịch từ "nâu" sang "xanh", gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Đòn bẩy' phát triển sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã lên sàn thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán hàng có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả.
An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

Theo Cục Thuế tỉnh An Giang, tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, bằng 94% dự toán của năm, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023.
Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

UBND tỉnh Phú Thọ điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án trong Khu công nghiệp Cẩm Khê và Cụm công nghiệp Tử Đà - An Đạo.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc trưng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động