Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thúc đẩy gỗ hợp pháp trong ngành cao su hướng đến xuất khẩu bền vững

Việc tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) sẽ có tác động lớn đến ngành cao su, đặc biệt là giúp ngành cao su hướng đến xuất khẩu bền vững trong tình hình mới.

Đây là nhận định chung của các nhà quản lý, chuyên gia trong Hội thảo khởi động Dự án “Thúc đẩy sự tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp trong ngành cao su Việt Nam”, diễn ra chiều ngày 11/11, tại TP. Hồ Chí Minh.

Thúc đẩy gỗ hợp pháp trong ngành cao su hướng đến xuất khẩu bền vững
Ông Trần Ngọc Thuận – Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam - phát biểu tại hội thảo

Tiềm năng xuất khẩu lớn

Dự án Hệ thống VNTLAS được thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Tổng cục Lâm nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ các hộ tiểu điền và doanh nghiệp ngành cao su nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu VNTLAS trong chuỗi cung ứng quy mô nhỏ.

Từ lâu gỗ cao su đã trở thành nguồn cung nguyên liệu quan trọng cho ngành gỗ Việt Nam. Cùng với mủ cao su, gỗ cao su đã trở thành một trong 2 sản phẩm chính từ cây cao su, với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt hơn 2,38 tỷ USD, chiếm 33,9% trong tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành cao su và đóng góp 22,4% trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam.

Sản phẩm gỗ cao su tiếp tục chiếm tỷ trọng cao hơn nguyên liệu gỗ cao su trong xuất khẩu, đạt 1,83 tỷ USD, chiếm 76,9%, tăng 10,6% và nguyên liệu gỗ cao su đạt 551,21 triệu USD, chiếm 23,1%, tăng 10,1% so với năm trước. Gỗ và sản phẩm gỗ cao su đã được xuất khẩu tới trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện gỗ và sản phẩm gỗ cao su đã được xuất khẩu tới trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thúc đẩy gỗ hợp pháp trong ngành cao su hướng đến xuất khẩu bền vững
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các hội tiểu điền tham dự

Ông Trần Ngọc Thuận – Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) - cho biết, VRA xây dựng dự án này trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết Hệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với Liên minh châu Âu (EU).

Theo đó, Việt Nam cam kết tất cả gỗ khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến, mua bán và xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU đều được sản xuất hợp pháp, qua đó góp phần thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tuân thủ quy định pháp luật của quốc gia và quốc tế, đóng góp vào quản lý rừng bền vững.

Hiện nay, diện tích rừng trồng cao su của Việt Nam đạt hơn 941 ngàn ha, trong đó có gần 480 ngàn ha từ các hộ tiểu điền, chiếm 51% tổng diện tích cao su cả nước. Đáng chú ý, tổng sản lượng gỗ cao su hiện tại được sản xuất do các hộ gia đình chiếm gần 40% tổng sản lượng cả nước phục vụ cho cả thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên hầu hết giao dịch giữa các hộ tiểu điền và thương lái được thực hiện bằng lời nói hoặc không chính thức. Do đó, việc cung cấp tài liệu chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là đối với diện tích cao su trồng trên đất rừng chuyển đổi.

Thúc đẩy gỗ hợp pháp trong ngành cao su hướng đến xuất khẩu bền vững

Thúc đẩy gỗ hợp pháp trong ngành cao su hướng đến xuất khẩu bền vững

VNTLAS thúc đẩy xuất khẩu gỗ cao su bền vững

Xuất phát từ yêu cầu thúc đẩy tuân thủ VNTLAS đối với cao su tiểu điền, Dự án VNTLAS được triển khai góp phần thúc đẩy thương mại các sản phẩm gỗ hợp pháp và đóng góp vào quản lý rừng bền vững.

Bà Phan Trần Hồng Vân - Quản lý dự án "Thúc đẩy sự tuân thủ VNTLAS trong ngành cao su Việt Nam" - cho hay, dự án này sẽ được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh từ tháng 7/2020 - 7/2021. Dự án có sự tham gia hỗ trợ của các chuyên gia cao su và lâm nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm nhằm đánh giá tổng quan về ngành gỗ cao su Việt Nam, đến xác định các thách thức, khó khăn trong việc tuân thủ Hệ thống VNTLAS…

Tại hội thảo, các chuyên gia, diễn giả đã trao đổi và đóng góp nhiều ý kiến về những vấn đề liên quan đến Dự án VRA, chuỗi cung ứng gỗ cao su và Hệ thống VNTLAS. Đồng thời, thảo luận các vướng mắc trong quá trình thực hiện VNTLAS, thực trạng áp dụng VNTLAS từ một số cây trồng khác và bài học kinh nghiệm cho ngành cao su…

Thúc đẩy gỗ hợp pháp trong ngành cao su hướng đến xuất khẩu bền vững

Chuyên gia lâm nghiệp chia sẻ bài học kinh nghiệm cho ngành cao su trong việc triển khai Hệ thống VNTLAS

Các chuyên gia cho rằng, Hiệp định VPA/FLEGT được xem là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước không có VPA đầy đủ, bên cạnh những ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA được thực thi từ đầu tháng 8/2020. Hệ thống VNTLAS chính là cốt lõi của Hiệp định VPA/FLEGT và được đánh giá sẽ có tác động không nhỏ đến hoại động của chuỗi cung ngành gỗ Việt Nam, trong đó có gỗ từ các diện tích trồng cao su.

TS. Trần Thị Thúy Hoa - Chuyên gia kỹ thuật cho rằng, tuân thủ VNTLAS sẽ tạo điều kiện cho gỗ cao su Việt Nam sản xuất và xuất khẩu hợp pháp vào châu Âu, góp phần thúc đẩy thương mại gỗ cao su vào các thị trường khác có nhu cầu về gỗ hợp pháp theo xu hướng của thế giới và yêu cầu của xã hội. Do đó, cần nâng cao năng lực tuân thủ VNTLAS cho ngành cao su và cần ưu tiên hỗ trợ cho các hộ tiểu điền - nguồn đóng góp quan trọng vào 30% - 60% sản lượng gỗ cao su của Việt Nam, làm động lực cho toàn chuỗi cung gỗ cao su Việt Nam có tính hợp pháp và bền vững.

Trong khi đó, ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương - đánh giá, dự án là tiền đề quan trọng cho các hộ tiểu điền, doanh nghiệp trồng cây cao su tiếp cận, nắm bắt và tuân thủ các quy định Hệ thống VNTLAS về gỗ nói chung và gỗ cao su nói riêng khi xuất khẩu sang thị trường EU. Qua đó, góp phần thúc đẩy thương mại các sản phẩm gỗ hợp pháp khi hướng đến xuất khẩu bền vững.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Diện - Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp - cũng cho rằng, việc thúc đẩy sự tuân thủ VNTLAS cũng như thực thi Hiệp định VPA/FLEGT không chỉ đảm bảo tất cả sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang EU là hợp pháp mà còn giúp nâng cao tiêu chuẩn của ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam và thúc đẩy chuỗi cung ứng hợp pháp trong thương mại gỗ quốc tế.

Tháng 9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2020/NĐ-CP về việc quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) và có hiệu lực từ ngày 30/10/2020. Hệ thống VNTLAS được xây dựng dựa trên các qui định pháp luật liên quan đến từng giai đoạn của toàn bộ chuỗi cung ứng gỗ, bao gồm khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến, mua bán và xuất khẩu.
Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Gỗ hợp pháp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD.

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Là thành viên của 2 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam và Chile có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép.
Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Giá heo hơi ở mức ổn định 60.000 - 70.000 đồng/kg, nguồn cung thịt heo trong nước không cao khiến lượng nhập khẩu thịt heo tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay.
Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim lớn nhất của Việt Nam, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 98,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ.
10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 346.283 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 10 tháng năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt 881,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 162,6 triệu USD.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, 10 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 168,5 tỷ USD.
Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Với việc nâng cao chất lượng, gạo Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu, đang khẳng định và giữ thị phần tại thị trường thế giới.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Tính đến ngày 15/10/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm gần đạt con số 650 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hoá tăng 14,9%.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động