Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thúc đẩy ứng dụng drone phun thuốc bảo vệ thực vật

So với phương pháp thủ công, phun thuốc bằng drone giúp giảm tới hơn 90% lượng nước, tăng tốc độ phun 30 lần mà vẫn đảm bảo hiệu lực phòng trừ tương đương.
Tiềm năng ứng dụng Drone/UAV trong nông nghiệp tại Việt Nam được đánh giá là rất lớn Cần Thơ: Phát hiện 19 vụ vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp

Ngày 27/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội CropLife Việt Nam và Công ty CP Thiết bị bay AgriDrone Việt Nam tổ chức khóa tập huấn vận hành phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái (UAV/Drone) cho 30 cán bộ đến từ 14 tổ chức trên cả nước. Đây là chương trình tập huấn và cấp chứng nhận đầu tiên dành cho các cán bộ thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

Khóa tập huấn vận hành phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay không người lái cho 30 cán bộ đến từ 14 tổ chức. (Ảnh: Crop Life Việt Nam).
Khóa tập huấn vận hành phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay không người lái cho 30 cán bộ đến từ 14 tổ chức. Ảnh: CropLife Việt Nam

Tham gia khóa tập huấn, các cán bộ được cập nhật quy định mới về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật bằng drone, cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động của các thiết bị bay trong canh tác nông nghiệp. Người tham gia được trực tiếp thử vận hành thiết bị bay để phun thuốc bảo vệ thực vật tại ruộng lúa thuộc xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Chương trình đào tạo có sự tham gia tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật của Công ty CP Thiết bị bay AgriDrone Việt Nam, cán bộ quản lý thuộc Cục Bảo vệ thực vật và chuyên gia kỹ thuật từ Hiệp hội CropLife Việt Nam.

Phát biểu tại lễ trao chứng nhận khóa tập huấn, ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - cho biết, thực hiện chủ trương chung của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc chuyển hướng từ sản xuất nông nghiệp bền vững sang kinh tế nông nghiệp; áp dụng khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả, tiết giảm các chi phí đầu vào cũng như nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp,… thì thiết bị bay không người lái là một trong những thiết bị quan trọng trong việc phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân hay gieo hạt.

Hiện nay, drone được ứng dụng trong nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, một số ứng dụng phổ biến bao gồm lập bản đồ, kiểm tra và theo dõi mùa vụ, phun thuốc bảo vệ thực vật, giám sát tưới tiêu và chăn thả gia súc.

“Việc sử dụng thiết bị này trong công tác phun thuốc đã mang lại hiệu quả rất lớn, cải thiện đáng kể nhận thức của các cán bộ tham gia trực tiếp vào các hoạt động khảo nghiệm thuốc. Ngoài ra, những cán bộ này cũng sẽ trở thành giảng viên hoặc người hướng dẫn cho các đồng nghiệp trong tương lai, giúp họ sử dụng thiết bị bay một cách tối ưu”, ông Huỳnh Tấn Đạt nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, tính chính xác của ứng dụng drone mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, giúp tiết kiệm chi phí đầu vào, nâng cao sức khỏe con người, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Khi so sánh với phương pháp phun thủ công bằng bình đeo vai, phun thuốc bằng drone giúp giảm tới hơn 90% lượng nước sử dụng, giảm chi phí khoảng 50% trong khi vẫn đảm bảo hiệu lực phòng trừ tương đương (thậm chí cao hơn) và tốc độ phun nhanh hơn 30 lần.

Phun thuốc bằng drone giúp tiết kiệm nước và tăng tốc độ phun, trong khi vẫn đảm bảo hiệu lực phòng trừ tương đương. (Ảnh: CropLife Việt Nam)
Phun thuốc bằng drone giúp tiết kiệm nước và tăng tốc độ phun, trong khi vẫn đảm bảo hiệu lực phòng trừ tương đương. Ảnh: CropLife Việt Nam

Đầu năm 2023, Cục Bảo vệ thực vật đã công bố ban hành Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 830:2022/BVTV về “Khảo nghiệm trên đồng ruộng thuốc bảo vệ thực vật phòng, chống sinh vật gây hại cây trồng bằng drone”. Đây được coi là cơ sở pháp lý và kỹ thuật quan trọng cho các tổ chức thực hiện khảo nghiệm phát triển quy trình và sử dụng drone để phun thuốc.

Từ đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được nhân rộng và nâng cao hiệu quả, an toàn cho nông dân. Lần hợp tác đầu tiên giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam cùng các đối tác được coi là nền tảng cho việc xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Kỳ vọng trong tương lai, nông dân cũng sẽ được tiếp cận các tiêu chuẩn và quy trình vận hành drone trong phun thuốc bảo vệ thực vật.

Theo ông Đặng Văn Bảo - Chủ tịch CropLife Việt Nam, cũng giống như mọi công cụ và giải pháp nông nghiệp khác, việc sử dụng Drone đều cần tuân thủ theo các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện hành cũng như quy chuẩn về an toàn nhất định. Với hoạt động tập huấn lần này cùng những hoạt động trong thời gian tới, CropLife Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp cùng Cục Bảo vệ thực vật và các đối tác để xây dựng các hướng dẫn vận hành chuẩn và kiện toàn quy trình đăng ký để phát huy được hiệu quả và lợi ích cao nhất của công nghệ này cho nông dân.

Ông Mai Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thiết bị bay AgriDrone Việt Nam – cho hay, điểm cốt lõi để tận dụng hiệu quả cải tiến công nghệ này là sự hợp tác. Yếu tố thúc đẩy việc ứng dụng drone để phun thuốc bảo vệ thực vật tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước đến từ sự quan tâm, tham gia tích cực, đầu tư và hợp tác giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, từ đó, tăng cường cải cách toàn diện, tối ưu hóa năng suất và đảm bảo an toàn cho nông dân, hướng đến nền nông nghiệp thông minh và bền vững.

Tại sự kiện, Cục Bảo vệ thực vật và CropLife Việt Nam cũng công bố tài liệu kỹ thuật về hướng dẫn an toàn khi phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái do hai bên phối hợp triển khai nhằm tuyên truyền và hướng dẫn các nguyên tắc và lưu ý an toàn khi áp dụng drone để phun thuốc bảo vệ thực vật.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vựa rau lớn nhất Hà Nội vực dậy sau bão Yagi

Vựa rau lớn nhất Hà Nội vực dậy sau bão Yagi

Để đảm bảo nguồn cung cho thị trường rau tại Hà Nội, bà con xã Tráng Việt đang khôi phục sản xuất sau khi cơn bão Yagi khiến khu vực này gần như "mất trắng".
Chuỗi sản xuất - xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3

Chuỗi sản xuất - xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3

Rừng trồng đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nguồn cung gỗ cho doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu. Bão số 3 khiến diện tích rừng trồng bị thiệt hại nặng nề.
Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Liên quan đến thông tin Quỹ phòng chống thiên tai đang tồn hơn 2.000 tỉ đồng nhưng chi rất ít, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lên tiếng về việc này.
Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Áp thấp nhiệt đới có khả năng hình thành bão số 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan ngại nhất là mưa lớn có thể gây ngập lụt đô thị.
Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Sau nhiều ngày bị nước lũ nhấn chìm, vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng (Hà Nội) chết khô và bị bao phủ một màu vàng của lớp bùn đất trôi dạt.
Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Hơn 200 nghìn ha lúa bị ngập úng do bão số 3, gây thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng; còn rau màu và cây ăn quả bị hư hại, gây thiệt hại khoảng 1.250 tỷ đồng.
Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Vừa được công nhận là cây công nghiệp chủ lực quốc gia, ngành dừa Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ sự trở lại của sâu đầu đen.
Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường đóng vai trò quan trọng trong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh trong nông nghiệp.
4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

Các hồ chứa thủy điện đang thực hiện xả điều tiết tính đến 8 giờ ngày 16/9: Tuyên Quang (1 cửa), Thác Bà (2 cửa), Trung Sơn (3 cửa), Bản Vẽ (3 cửa).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra là trên 31.596 tỷ đồng.
Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Bão Yagi và mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tác động đến tăng trưởng. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau bão là hoạt động cấp thiết.
Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Do ảnh hưởng của bão Yagi kèm mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, các ruộng trồng hoa của người dân làng Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã bị tàn phá nặng nề.
Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 7h00 ngày 13/9, đã có 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi.
Chợ làng biển

Chợ làng biển 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi

Bình minh, hàng chục tàu thuyền khai một đêm đánh bắt hải sản bắt đầu đổ về chợ Châu Thuận Biển bán cá, tạo nên một khu chợ 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi.
VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

Góp ý Nghị định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai, VCCI lo tiền hỗ trợ chậm đến tay người dân.
Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 từ đêm ngày 7/9/2024 các khu vực trên địa bàn Hàm Yên (Tuyên Quang )đã có mưa to gây nhiều thiệt hại về người cũng như nhà ở.
Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14 giờ ngày 12/9/2024.
Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đã phấn đấu và đạt 19/19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Vỡ đê tại Tuyên Quang đã gây ngập úng 40ha, hiện còn 11 hộ bị cô lập, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động