Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Động lực chính tạo bứt phá về năng suất, chất lượng Nâng cao năng suất lao động: Con đường ngắn nhất để phát triển kinh tế bền vững |
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp mới chỉ áp dụng một công cụ tăng năng suất chất lượng. Phần đông trong số đó chỉ dừng lại ở việc hạn chế lãng phí đối với quy trình sản xuất. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất một cách nhanh chóng, các chuyên gia khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tích hợp song song các công cụ.
Khi quy mô hoạt động doanh nghiệp lớn dần cộng với lề lối làm việc tự phát thiên về giải quyết sự vụ, thiếu hệ thống quản lý bài bản sẽ dẫn tới mất kiểm soát. Sự mất kiểm soát có thể thể hiện qua sản phẩm lỗi, khiếu nại khách hàng, không có sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận chức năng trong tổ chức, thay đổi thường xuyên hoạt động…
Mặt khác, các tiêu chuẩn hệ thống quản lý mang tính “phổ quát” cao. Chúng được xây dựng để áp dụng cho mọi loại hình hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn này chỉ đưa ra yêu cầu “phải làm gì” nhưng không hướng dẫn “phải làm như thế nào”. Việc tìm một phương pháp, kỹ thuật, cách thức, công cụ vừa phù hợp với thực tế hoạt động vừa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn là trách nhiệm của tổ chức.
Hiện nay, doanh nghiệp đã đạt chứng nhận cùng một lúc cho nhiều tiêu chuẩn. Việc chứng nhận này được thực hiện bởi các tổ chức độc lập giúp tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, về lâu dài và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, yếu tố chất lượng sản phẩm/dịch vụ có thể đảm bảo giữ chân khách hàng nhưng chưa chắc đã giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài. Vấn đề đặt ra lúc này là làm sao giảm thiểu chi phí hoạt động, hạ giá thành sản phẩm và tạo nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.
Hoạt động cải tiến năng suất chất lượng đã được các doanh nghiệp áp dụng khá rộng rãi từ hệ thống quản lý đến công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu cũng như công bố liên quan đến việc áp dụng tích hợp hệ thống quản lý và công cụ năng suất chất lượng theo hướng áp dụng công cụ năng suất để giải quyết các điều khoản hay một nhóm điều khoản mà chỉ ở mức độ áp dụng riêng lẻ các hệ thống quản lý hoặc công cụ cải tiến năng suất chất lượng (KPI, Kaizen, QCC, 7 QC Tool,…). Vì vậy cần có phương án tích hợp hệ thống quản lý và công cụ năng suất chất lượng để hướng dẫn doanh nghiệp và chuyên gia tư vấn thực hiện việc tích hợp hệ thống quản lý, công cụ năng suất chất lượng tại doanh nghiệp.
Tích hợp công cụ tăng năng suất được coi là lợi ích để doanh nghiệp phát triển bền vững |
Một hệ thống quản lý tích hợp 2 hay nhiều tiêu chuẩn với công cụ năng suất chất lượng sẽ bao gồm các chính sách, mục tiêu, nguồn lực và quá trình đào tạo, trao đổi thông tin, đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo và áp dụng trong toàn bộ tổ chức. Chính vì vậy, khi tích hợp với nhau, việc triển khai duy trì áp dụng tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực, mang lại lợi ích như: tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng/môi trường/an toàn thực phẩm/an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của bất kỳ tổ chức nào cũng là chỉ báo quan trọng về năng lực quản lý sự thay đổi và bảo đảm một tương lai bền vững;
Việc xây dựng hệ thống tích hợp giảm thiểu mâu thuẫn giữa các hệ thống quản lý đơn lẻ, tránh được sự cồng kềnh về hệ thống tài liệu, đồng thời rút ngắn thời gian từ 20-30% so với áp dụng hệ thống riêng lẻ; Giúp quá trình đánh giá nội bộ, bên ngoài tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả; Hạn chế sự trùng lặp, sắp xếp lại các mục tiêu và nâng cao khả năng kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp; Chủ động kiểm soát các quá trình chất lượng/môi trường/an toàn thực phẩm/an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, hạn chế rủi ro không đảm bảo về chất lượng, sự cố môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, rủi ro sản phẩm lỗi, rủi ro hỏng hóc máy móc, thiết bị sản xuất hay rủi ro tiến độ, rủi ro về an toàn, tai nạn lao động, sức khoẻ người lao động;
Tiếp cận tốt hơn đối với kiểm soát các rủi ro trong kinh doanh, nâng cao khả năng đáp ứng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tạo ra sự thống nhất quản lý hoạt động. Xác định được hiệu quả công tác quản lý một cách toàn diện. Tiết kiệm thời gian và chi phí. Giảm thiểu các sai lỗi, sản phẩm không phù hợp. Cải tiến quy trình hoạt động sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo luật định. Giảm thiểu số lần đánh giá giám sát xuống còn một nửa. Chứng minh với khách hàng rằng, doanh nghiệp có trách nhiệm với định hướng phát triển bền vững. Tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tăng thu nhập đối với người lao động.