Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 08/11/2024 08:52

Tiến tới thực hiện thanh toán điện tử từ dịch vụ nhỏ nhất

Thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ phổ cập dịch vụ ngân hàng - tài chính. Đây cũng là nội dung chính của buổi tọa đàm “Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 16/10.    

Tỷ lệ thanh toán điện tử chưa cao

Đánh giá về việc triển khai không dùng tiền mặt, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: 6 tháng qua, số lượng giao dịch thanh toán điện tử tăng 30%; giá trị giao dịch tăng 18% và thanh toán qua internet tăng 238%. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra hầu hết các mảng giao dịch hiện không có sự đồng đều. Thống kê cho thấy vẫn còn rất nhiều mảng thanh toán không dùng tiền mặt đến nay vẫn khá yếu và phổ biến theo hình thức dùng tiền mặt (COD). “Việc thanh toán bằng tiền mặt về cơ bản không có gì xấu song đây lại là một rào cản đối với các nhà kinh doanh nhất là đối với thương mại điện tử”- ông Đặng Hoàng Hải nêu vấn đề.

Đồng tình quan điểm trên, ông Phạm Trung Kiên- Tổng công ty Dịch vụ số Viettel cho hay: Mặc dù năm 2019, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thanh toán điện tử số 1 thế giới nhưng nhưng tiền mặt vẫn chiếm lĩnh tại hầu hết các giao dịch. Chính vì vậy, dù được gọi là thanh toán thương mại điện tử nhưng vẫn có tới trên 90% là tiền mặt. Thời gian qua, việc phát triển hàng trăm công ty công nghệ tài chính (Fintech) và hàng chục công ty thanh toán trên thị trường chứng tỏ tiềm năng phát triển của thương mại điện tử rất lớn. Dù vậy, hầu hết số lượng và giá trị giao dịch mới đang dừng lại ở loại hình đơn giản như chuyển tiền, thanh toán tiền điện thoại, tiền điện, nước…

Sớm hiện thực hóa thanh toán qua tài khoản viễn thông

Tại toạ đàm, ông Phạm Trung Kiên thông tin, dùng thanh toán bằng tài khoản viễn thông – Mobile Money là xu hướng triển khai chung của thế giới. Đối với Việt Nam, tài khoản viễn thông có vùng phủ xấp xỉ rất lớn, điều này cũng phù hợp cho một quốc gia mà phần trăm dân số có tài khoản ngân hàng còn chiếm tỷ lệ tương đối thấp.

Ông Phạm Trung Kiên bày tỏ, nếu Chính phủ cho sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán các dịch vụ hàng hóa có mệnh giá nhỏ không những không phải là là đối thủ cạnh tranh mà ngược lại còn thúc đẩy các ngân hàng phát triển mạnh hơn. “Giá trị nhỏ đang hiểu từ những thứ như: Cốc trà đá, vé gửi xe, mua bánh xà phòng, bánh mỳ hay cà phê...Những thanh toán nhỏ lẻ này từ trước đến nay chưa ai sử dụng tài khoản ngân hàng. Người dân mới chỉ quen phương tiện thanh toán điện tử khi tiêu khoản tiền lớn và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Nếu được cấp phép dịch vụ Mobile Money thì chỉ qua 1 đêm tất cả người dân sử dụng dịch vụ di động đều có thể tham gia thanh toán không dùng tiền mặt”, lãnh đạo Viettel nói.

Lý giải vấn đề này, ông Đặng Hoàng Hải cho rằng: Các chính sách phải bắt đầu từ nhu cầu cuộc sống. Theo chỉ đạo của Chính phủ hiện nay đã có rất nhiều những báo cáo đánh giá, đặc biệt là báo cáo đánh giá gần đây của Ngân hàng Nhà nước phân tích về tất cả rủi ro cũng như hiện thực hóa việc thanh toán qua tài khoản viễn thông. Mới đây nhất Bộ Công Thương đã nhận được góp ý cho Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó cũng có những điều khoản là tiền đề cho việc thanh toán qua tài khoản viễn thông. “Tôi cho rằng với tất cả sự chuẩn bị sẵn sàng, chúng ta sẽ sớm có một hành lang pháp lý tốt để có thể thực hiện đến việc thanh toán qua tài khoản viễn thông"- ông Đặng Hoàng Hải cho biết.

Trước những lo ngại về rủi ro từ phương thức thanh toán bằng tài khoản viễn thông, ông Phạm Trung Kiên khằng định với kinh nghiệm gần 10 năm, Viettel luôn làm chủ công nghệ, có các giải pháp để bảo vệ an toàn cho người dùng.

Trong khi đó, ông Phùng Anh Tuấn, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng giao dịch bằng phương thức nào cũng có rủi ro nhất định, chủ yếu do cơ chế giám. “Đánh bạc online cũng vậy, nó phát sinh từ con người, công nghệ chỉ là công cụ và cách họ sử dụng thôi. Do vậy phải có cơ chế phòng vệ giám sát rủi ro hiệu quả”, ông Phùng Anh Tuấn lưu ý.

Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ 'sân nhà'?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Nhiều quốc gia 'mạnh tay' với sàn thương mại điện tử Temu

Ngày 6/11, sẽ diễn ra Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024

Thành phố Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp

Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

SPX hỗ trợ nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale cuối năm

Sàn Temu bán hàng giá rẻ, đại biểu Quốc hội khuyến cáo

Cộng đồng mạng đánh giá về Temu: Giá không rẻ, hoài nghi chất lượng

Sắp diễn ra 'Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024'

9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử