Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 08:32

Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu hoàn thành thu gom phao xốp trôi nổi trên vịnh Hạ Long trước 28/4

Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương phải hoàn thành thu gom xong toàn bộ phao xốp trôi nổi trên biển trước ngày 28/4/2023.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, các địa phương Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Vân Đồn ra quân để tổ chức thực hiện di dời, giải tỏa hoạt động nuôi trồng thủy sản trái phép.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác quản lý, thu hồi các vật liệu nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được triệt để. Trên mặt biển còn nhiều bè mảng hỏng, phao xốp trôi nổi, bám vào vách núi, làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, cản trở tuyến luồng giao thông thủy và du lịch biển khu vực vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long.

Tại một số chân núi, có nhiều bè mảng, phao xốp trôi dạt bám vào vách núi, làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, cản trở tuyến luồng giao thông thủy và du lịch biển khu vực vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Rác thải, phao xốp trôi nổi ở trên vịnh Hạ Long (Ảnh QMG)

Sau khi kiểm tra thực địa, ông Cao Tường Huy, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định: Nguyên nhân chính khiến lượng rác thải, phao xốp trôi nổi ở trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long là do các địa phương mới chỉ quan tâm đến hoàn thành việc tháo dỡ, di dời số lượng công trình nuôi trồng trái phép. Khi người dân thực hiện tháo dỡ, di dời, các địa phương đã không vào cuộc cùng với người dân ngay từ ban đầu, không tổ chức hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc, giám sát mà để cho người dân thực hiện một cách tự phát, dẫn đến người dân không có ý thức trách nhiệm đối với việc thu gom rác tại chỗ.

Để đảm bảo cảnh quan môi trường, phục vụ cho mùa du lịch sắp tới, ông Cao Tường Huy yêu cầu TP. Hạ Long phối hợp cùng Ban Quản lý vịnh Hạ Long tăng cường nhân lực, nguồn lực thực hiện thu gom rác thải, phao xốp, đảm bảo phải thu gom xong toàn bộ phao xốp trôi nổi trên vịnh Hạ Long trước ngày 28/4; yêu cầu các địa phương phải kiên quyết thu gom tất cả lồng bè nuôi trồng thủy sản trái phép để đưa vào các vùng nuôi có trong quy hoạch; kiên quyết cưỡng chế, tháo dỡ các lồng bè nuôi trồng thủy sản trái phép xong trong tháng 4/2023.

Trong quá trình thu gom, cưỡng chế phải có sự giám sát của địa phương để mang đi xử lý theo quy định; tiếp tục vận động, tuyên truyền để người dân hoàn thành việc thay phao xốp bằng vật liệu HDPE theo đúng chỉ đạo của tỉnh đối với các khu vực nuôi trồng đã được di chuyển vào trong vùng quy hoạch.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Vịnh Hạ Long

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Phương án sắp xếp hành chính tỉnh Nam Định: Giảm 1 huyện và 51 xã

Gia Lai: Khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thuỷ lợi Ia Ring

Hòa Bình: Người dân thoát nghèo nhờ chương trình mục tiêu quốc gia

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Năm 2024, Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản chưa mang ra đấu giá

Quảng Ninh: Khơi dậy tiềm năng, phát triển công nghiệp văn hóa

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Đà Nẵng: Phát động Giải báo chí phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5

Cần Thơ: Phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc

Quảng Ngãi: Gió lốc làm tốc mái hàng chục ngôi nhà ở thị xã Đức Phổ

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình chuyên đề xây dựng nông thôn mới

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Gia Lai: Ngầm tràn ngập do mưa lớn kéo dài khiến 200 hộ dân bị cô lập

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê-Depot

Thái Bình: 4 nhân sự lãnh đạo được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới

Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)