Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 19/11/2024 19:33

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với nông nghiệp đô thị thông minh

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với nông nghiệp đô thị thông minh là giải pháp cốt lõi mà ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến.

Triển khai Chương trình OCOP, đến cuối năm 2021, TP. Hồ Chí Minh đã đánh giá và có quyết định phân hạng sản phẩm OCOP đối với 28 sản phẩm, trong đó có 27 sản phẩm đạt 3 - 4 sao; 01 sản phẩm trình Trung ương xem xét, đánh giá đạt 5 sao.

Giới thiệu sản phẩm OCOP và nông nghiệp chủ lực TP. Hồ Chí Minh đến người tiêu dùng. Ảnh: Bảo Long

Đến cuối tháng 6/2023, UBND TP. Hồ Chí Minh đã công bố và trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP năm 2022 cho 39 sản phẩm, trong đó, có 15 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 24 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Nhiều sản phẩm được công nhận OCOP đợt này đã xuất khẩu sang nhiều thị trường như Hoa Kỳ, châu Âu, Australia… Như vậy, đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã có 67 sản phẩm OCOP.

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm OCOP, mở rộng phạm vi thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (Chương trình OCOP) trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2021 - 2025, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 8/6/2022 về Phê duyệt Đề án Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố.

Theo đó, ngoài việc tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ngành nghề đặc trưng như trước đây thì nay mở rộng phân loại, đánh giá sản phẩm OCOP theo 6 nhóm, gồm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Phạm vi thực hiện Chương trình OCOP được mở rộng từ 5 huyện nông thôn mới, mở rộng ra cả thành phố Thủ Đức và tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, UBND TP. Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh sự phân công trách nhiệm cho các Sở ngành liên quan cùng chung tay thực hiện chương trình, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu, triển lãm sản phẩm OCOP.

Từ những chỉ đạo này, Chương trình OCOP TP. Hồ Chí Minh đã có những bước tiến nổi bật. Theo đó, với việc mở rộng, đa dạng hóa đối tượng thực hiện Chương trình OCOP đã thu hút nhiều chủ thể tham gia chương trình.

Bên cạnh đó, với sự chung tay của các Sở, Ban ngành liên quan cùng phối hợp thực hiện Chương trình OCOP trong các hoạt động hỗ trợ pháp lý và xúc tiến thương mại giúp các sản phẩm OCOP nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, thương hiệu, mở rộng sản xuất, nâng cao khả năng thương mại sản phẩm. Từ đó giúp giải quyết một phần lao động tại địa phương. Một số trong các sản phẩm OCOP được công nhận đã vào được các hệ thống siêu thị trong đó có hệ thống Co-op Mart và Satra.

Các sản phẩm OCOP đã được trưng bày, giới thiệu, triển lãm tại các sự kiện do Sở Du lịch, Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại (ITPC), Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp, Hội Nông dân Thành phố, Thành đoàn Thành phố… tổ chức và liên kết tổ chức.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng còn nhiều khó khăn. Theo đó, triển khai Chương trình OCOP được xem là một trong những giải pháp nâng cao thu nhập hộ dân trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, chỉ tiêu về sản phẩm OCOP chưa là chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện trong bộ tiêu chí nông thôn, vì vậy một số quận, huyện chưa chú trọng triển khai chương trình này.

Một số cán bộ có nhận thức chưa cao về sự cần thiết phải triển khai thực hiện Chương trình OCOP, chưa nắm rõ quy trình triển khai chương trình, chưa nắm rõ cách thức đánh giá phân loại sản phẩm OCOP.

Theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 8/6/2020 quy định: Đối tượng thực hiện Chương trình OCOP là các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc địa phương, việc áp dụng tiêu chí sản phẩm có nguồn gốc tại địa phương đã làm mất cơ hội của nhiều chủ thể mong muốn tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm như: tổ yến, hoa lan, hoa mai, cá kiểng được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố, sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao, được xác định là sản phẩm OCOP của thành phố, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể của Trung ương về tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm đối với những sản phẩm này.

Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang diễn ra rất nhanh, vì vậy, các hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp ngày càng giảm, điều này ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố.

Năng lực của các tổ chức kinh tế OCOP còn khiêm tốn nên việc quản trị, phát triển chuỗi giá trị gắn với vùng nguyên liệu địa phương của các sản phẩm OCOP còn gặp khó khăn...

Với đặc thù riêng, dân số đông, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn hẹp, việc các chủ thể sản xuất lựa chọn sản phẩm để phát triển, tham gia vào Chương trình OCOP thu hút được sự quan tâm của các chủ thể vì thông qua việc đánh giá, gắn sao cho sản phẩm, sẽ định giá được chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường tiêu thụ. Từ đó, chủ thể có thể phát huy được giá trị cốt lõi, đặc sắc của sản phẩm để xúc tiến thương mại sản phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế.

Mặt khác, trong bối cảnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp đô thị ngày càng giảm, buộc phải tăng hiệu quả trên một diện tích đất. Muốn vậy phải sử dụng khoa học công nghệ, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, giống cải tiến, giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm đạt được kết quả cao nhất.

Do đó, phát triển sản phẩm OCOP gắn với nông nghiệp đô thị thông minh là giải pháp cốt lõi mà ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ tập trung các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chế biến, chế biến sâu, liên kết và gắn với vùng nguyên liệu địa phương để hình thành các chuỗi giá trị hoàn chỉnh, sản phẩm OCOP đặc sắc, có giá trị cao. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm; quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu gắn với sản xuất sản phẩm OCOP.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá một cách bài bản, đồng bộ và thường xuyên, xây dựng thương hiệu OCOP thành phố làm cơ sở để đẩy mạnh thị trường trong nước và tiếp cận thị trường quốc tế.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024