Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 20:26

Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Theo giới chuyên gia, xung đột leo thang tại Trung Đông đang khiến thị trường lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu trong khu vực.

Trong phiên giao dịch ngày 24/9, giá dầu thế giới tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong 3 tuần, sau khi Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, công bố gói kích thích tiền tệ.

Chốt phiên, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,19 USD (1,7%) lên 71,56 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng 1,27 USD (1,7%) lên 75,17 USD/thùng, ghi dấu mức đóng cửa cao nhất của giá dầu Brent kể từ ngày 2/9.

Giới chuyên gia nhận định, Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới - tung thêm hàng loạt chính sách kích thích kinh tế. Trong khi đó, căng thẳng tại Trung Đông và tình hình thời tiết tại Mỹ có khả năng đe dọa nguồn cung dầu.

Xung đột leo thang tại Trung Đông đang khiến thị trường lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu trong khu vực. Ảnh: AP

Giá WTI tăng ngay sau khi Trung Quốc giảm lãi suất cho vay chủ chốt. Thị trường dầu thô đã chờ đợi tin này từ lâu”, ông Tony Sycamore, nhà phân tích thị trường tại IG nhận định.

Tuy nhiên, ông Kelvin Wong, nhà phân tích thị trường tại OANDA cho hay, đà đi lên của giá nhiên liệu có thể không bền vững trong trung hạn, do nhu cầu của Trung Quốc được dự báo vẫn yếu.

Ông Claudio Galimberti, Giám đốc phân tích thị trường toàn cầu tại công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy, nhận định thông báo về gói kích thích lớn nhất kể từ sau đại dịch COVID-19 của Chính phủ Trung Quốc, cùng với sự gia tăng đột ngột của căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông là những nhân tố chi phối thị trường dầu mỏ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã công bố gói kích thích lớn nhất kể từ đại dịch COVID-19 nhằm kéo nền kinh tế ra khỏi tình trạng giảm phát và đạt mục tiêu tăng trưởng của chính phủ.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn cần thêm nhiều biện pháp hỗ trợ hơn nữa để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Trong khi đó, tại Trung Đông - khu vực sản xuất dầu chủ chốt của thế giới - quân đội Israel không kích hàng loạt vị trí của Hezbollah ở Lebanon. Giới chức Lebanon cho biết, 492 người đã thiệt mạng và hàng chục nghìn người khác phải sơ tán trong ngày đẫm máu nhất hàng thập kỷ ở nước này.

Thị trường dầu lo ngại căng thẳng tại Trung Đông sẽ kéo Iran vào cuộc”, giới chuyên gia nhận định. Iran hiện là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 trong Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Hezbollah là nhóm vũ trang do nước này hậu thuẫn tại Lebanon.

Giới buôn dầu cũng đang theo dõi tình hình thời tiết tại Mỹ - nước sản xuất nhiên liệu lớn nhất thế giới. Cuối tuần này, một cơn bão lớn dự kiến đi qua Vịnh Mexico. Các hãng dầu lớn đã sơ tán nhân viên và dừng một phần hoạt động khai thác tại đây.

Trước đó, OPEC đã nâng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong trung và dài hạn. Tổ chức này nhấn mạnh Ấn Độ, châu Phi và Trung Đông là những quốc gia và khu vực dẫn đầu về tăng trưởng nhu cầu.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025