CôngThương - Tuy nhiên, theo quan chức trên, để áp dụng biện pháp này, Trung Quốc có kèm theo một số điều kiện nhất định.
“Trung Quốc phải được khẳng định là Quỹ ổn định tài chính châu Âu sẽ trở thành một cấu trúc hiệu quả và khả thi”, Li Daokui nói với tờ báo Pháp Le Figaro.
“Ngoài ra, Trung Quốc cần sự đảm bảo, trong trường hợp quỹ không có khả năng hoạt động, các quốc gia trong khu vực có thể hoàn trả khoản vay này”.
Ông Li Daokui nhấn mạnh, với tư cách một nhà đầu tư, Bắc Kinh hy vọng châu Âu thấu hiểu những đề nghị của họ.
“Nếu những điều kiện cụ thể này được đáp ứng, mọi người có thể hiểu là con số 100 tỷ USD không có gì là ghê gớm”, quan chức tài chính Trung Quốc khẳng định.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel định sử dụng hội nghị vừa khai mạc tại Cannes để huy động sự ủng hộ quốc tế đối với kế hoạch cứu trợ tài chính của châu Âu, trong đó nhiều hy vọng được gửi gắm Trung Quốc - nước có khoản dự trữ ngoại tệ lớn.
Châu Âu cho rằng với 3.200 tỷ USD dự trữ ngoại tệ và một nền kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào các hoạt động xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Mỹ, Trung Quốc vừa có phương tiện, vừa có động lực để giúp châu Âu trong giai đoạn khó khăn này.
Các chính khách châu Âu đang nỗ lực tăng nguồn lực cho Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu (EFSF) thêm 440 tỷ euro (khoảng 616 tỷ USD) và đang cố thuyết phục Trung Quốc đầu tư khoảng 100 tỉ USD trong EFSF.
Những tuyên bố trên của quan chức Trung Quốc xoá tan mối lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ "tránh xa" EFSF và sẽ tiếp tục tập trung đầu tư vào từng nước, từng tài sản cụ thể ở châu Âu, “cho lành”.