Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghệ An

Truyền thanh cơ sở - Tiêu chí “cứng” của nông thôn mới

Hệ thống truyền thanh cơ sở được xem là cầu nối thông tin, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Ðảng và Nhà nước. Ðầu tư tốt cho mạng lưới này cũng là góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, tư tưởng cho bà con, nhất là đồng bào dân tộc ở các vùng núi cao.
Truyền thanh cơ sở - Tiêu chí “cứng” của nông thôn mới
Cần trang bị cơ sở vật chất cho các đài truyền thanh xã

Cầu nối tuyên truyền

Nghi Xá là một xã đặc thù vừa có khu công nghiệp, địa bàn rộng nên việc tuyên truyền qua hệ thống phát thanh cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trên thực tế, ngoài các chương trình tiếp sóng từ trung ương, tỉnh, huyện thì các thông tin còn lại đều gắn với đời sống thiết thực của người dân. Trong đó, nhiệm vụ chính là thông tin về các hoạt động ở các đơn vị, các cấp hội của xã. Ngoài ra, cán bộ truyền thanh còn xây dựng những câu chuyện đẹp về việc đối nhân xử thế ứng xử của bà con lối xóm. Trong nhiều trường hợp khác, truyền thanh của xã còn giúp đưa thông tin của trường học, các đơn vị trong khu công nghiệp hoặc các thông tin về dịch bệnh, tiêm phòng cho trạm y tế xã một cách kịp thời.

Xác định được tầm quan trọng của truyền thanh cơ sở nên chính quyền xã Nghi Kiều cũng rất quan tâm đến công tác này và từ năm 2009 đã đầu tư gần 300 triệu đồng cho trạm truyền thanh không dây. Bên cạnh đó, để đảm bảo đưa thông tin đến được từng hộ dân, xã đầu tư gần 100 loa truyền thanh cho 27 xóm, có những xóm lắp từ 3-4 loa. Về nội dung, ngoài đưa các thông tin chính sách của xã, huyện, xã cũng khuyến khích người dân cùng tham gia viết bài. Trong đó, ngoài việc đưa các thông tin tuyên truyền về chính sách dân số, các chuyên trách dân số còn tìm kiếm các tin bài về dân số trên các báo địa phương, báo ngành và xây dựng nhiều bài viết sinh động, gắn với hoàn cảnh thực tế để tuyên truyền cho người dân. Hàng tháng, những bài viết hay ở cơ sở còn được tuyên truyền, nhân rộng trong toàn huyện để các đơn vị khác cùng học hỏi.

Cần có sự đầu tư tương xứng

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 446 xã, phường có đài truyền thanh cơ sở, trong đó có 108 đài truyền thanh có dây, 338 đài truyền thanh không dây. Mặc dù về số lượng, hệ thống đài truyền thanh cơ sở của các địa phương đã được phủ kín, tuy nhiên về chất lượng còn gặp khá nhiều khó khăn. Lý do bởi hầu hết các đài đã được đầu tư quá lâu. Trong khi đó, quá trình vận hành do quản lý thiếu chặt chẽ nên việc hư hỏng khá nhiều. Như ở Châu Quang - xã miền núi cao, huyện Quỳ Hợp mặc dù những năm trước, đài truyền thanh của xã đã được đầu tư khá đồng bộ. Thế nhưng, 1 năm trở lại đây, đài không vận hành được do bị hư hỏng. Về phía chính quyền xã, do không có đài truyền thanh nên từ bấy đến nay, việc cập nhật thông tin cho bà con chỉ phụ thuộc vào 4 trạm thu FM do huyện đầu tư được đặt tại 4 cụm trong xã. Tuy vậy, do địa bàn quá rộng (26 xóm), địa hình bị chia cắt nên việc truyền tải thông tin chỉ đến được một số đối tượng, thông tin về xã cũng rất hạn hữu.

Thống kê toàn tỉnh Nghệ An hiện đang có 34 xã chưa có đài truyền thanh cơ sở và 6 đài đang bị hư hỏng. Quá trình hoạt động của đài truyền thanh cơ sở cũng còn gặp nhiều khó khăn bởi đa phần các đài đều đã trang bị lâu, trang thiết bị đã xuống cấp nhưng kinh phí đầu tư chủ yếu đang còn trông chờ vào ngân sách địa phương. Chất lượng, hiệu quả của các đài truyền thanh cơ sở cũng chưa được đầu tư bởi đa phần cán bộ làm công tác ở đài truyền thanh đều đang làm kiêm nhiệm và chưa được đào tạo về nghiệp vụ. Nhiều địa phương, đối tượng tham gia công tác truyền thanh cơ sở chủ yếu là đã cao tuổi, về hưu nên khó nắm bắt các kỹ thuật hiện đại... Để giải quyết vấn đề trên, thời gian qua với chức năng là cơ quan quản lý, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã tiến hành cấp phép tần số cho tất cả các đài, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở. Bên cạnh đó, thông qua nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia đã đầu tư cho một số xã hệ thống truyền thanh không dây.

Theo tiêu chí mới của chương trình nông thôn mới, việc đầu tư đài truyền thanh cũng là một trong những tiêu chí “cứng”. Vì vậy, đã đến lúc cần đánh giá lại một cách tổng thể về hiện trạng hoạt động, xác định rõ khả năng phát triển, những mặt hạn chế của các đài truyền thanh cơ sở, đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ. Trên cơ sở đó, đề ra giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần rút ngắn khoảng cách hưởng thụ thông tin giữa người dân đô thị và người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đại hội đại biểu các dân tộc tỉnh Nghệ An năm 2024 được tổ chức với chủ đề đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển.
Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ năm 2019 đến năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư gần 12.780 tỷ đồng để phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động