Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghệ An

Truyền thanh cơ sở - Tiêu chí “cứng” của nông thôn mới

Hệ thống truyền thanh cơ sở được xem là cầu nối thông tin, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Ðảng và Nhà nước. Ðầu tư tốt cho mạng lưới này cũng là góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, tư tưởng cho bà con, nhất là đồng bào dân tộc ở các vùng núi cao.
Truyền thanh cơ sở - Tiêu chí “cứng” của nông thôn mới
Cần trang bị cơ sở vật chất cho các đài truyền thanh xã

Cầu nối tuyên truyền

Nghi Xá là một xã đặc thù vừa có khu công nghiệp, địa bàn rộng nên việc tuyên truyền qua hệ thống phát thanh cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trên thực tế, ngoài các chương trình tiếp sóng từ trung ương, tỉnh, huyện thì các thông tin còn lại đều gắn với đời sống thiết thực của người dân. Trong đó, nhiệm vụ chính là thông tin về các hoạt động ở các đơn vị, các cấp hội của xã. Ngoài ra, cán bộ truyền thanh còn xây dựng những câu chuyện đẹp về việc đối nhân xử thế ứng xử của bà con lối xóm. Trong nhiều trường hợp khác, truyền thanh của xã còn giúp đưa thông tin của trường học, các đơn vị trong khu công nghiệp hoặc các thông tin về dịch bệnh, tiêm phòng cho trạm y tế xã một cách kịp thời.

Xác định được tầm quan trọng của truyền thanh cơ sở nên chính quyền xã Nghi Kiều cũng rất quan tâm đến công tác này và từ năm 2009 đã đầu tư gần 300 triệu đồng cho trạm truyền thanh không dây. Bên cạnh đó, để đảm bảo đưa thông tin đến được từng hộ dân, xã đầu tư gần 100 loa truyền thanh cho 27 xóm, có những xóm lắp từ 3-4 loa. Về nội dung, ngoài đưa các thông tin chính sách của xã, huyện, xã cũng khuyến khích người dân cùng tham gia viết bài. Trong đó, ngoài việc đưa các thông tin tuyên truyền về chính sách dân số, các chuyên trách dân số còn tìm kiếm các tin bài về dân số trên các báo địa phương, báo ngành và xây dựng nhiều bài viết sinh động, gắn với hoàn cảnh thực tế để tuyên truyền cho người dân. Hàng tháng, những bài viết hay ở cơ sở còn được tuyên truyền, nhân rộng trong toàn huyện để các đơn vị khác cùng học hỏi.

Cần có sự đầu tư tương xứng

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 446 xã, phường có đài truyền thanh cơ sở, trong đó có 108 đài truyền thanh có dây, 338 đài truyền thanh không dây. Mặc dù về số lượng, hệ thống đài truyền thanh cơ sở của các địa phương đã được phủ kín, tuy nhiên về chất lượng còn gặp khá nhiều khó khăn. Lý do bởi hầu hết các đài đã được đầu tư quá lâu. Trong khi đó, quá trình vận hành do quản lý thiếu chặt chẽ nên việc hư hỏng khá nhiều. Như ở Châu Quang - xã miền núi cao, huyện Quỳ Hợp mặc dù những năm trước, đài truyền thanh của xã đã được đầu tư khá đồng bộ. Thế nhưng, 1 năm trở lại đây, đài không vận hành được do bị hư hỏng. Về phía chính quyền xã, do không có đài truyền thanh nên từ bấy đến nay, việc cập nhật thông tin cho bà con chỉ phụ thuộc vào 4 trạm thu FM do huyện đầu tư được đặt tại 4 cụm trong xã. Tuy vậy, do địa bàn quá rộng (26 xóm), địa hình bị chia cắt nên việc truyền tải thông tin chỉ đến được một số đối tượng, thông tin về xã cũng rất hạn hữu.

Thống kê toàn tỉnh Nghệ An hiện đang có 34 xã chưa có đài truyền thanh cơ sở và 6 đài đang bị hư hỏng. Quá trình hoạt động của đài truyền thanh cơ sở cũng còn gặp nhiều khó khăn bởi đa phần các đài đều đã trang bị lâu, trang thiết bị đã xuống cấp nhưng kinh phí đầu tư chủ yếu đang còn trông chờ vào ngân sách địa phương. Chất lượng, hiệu quả của các đài truyền thanh cơ sở cũng chưa được đầu tư bởi đa phần cán bộ làm công tác ở đài truyền thanh đều đang làm kiêm nhiệm và chưa được đào tạo về nghiệp vụ. Nhiều địa phương, đối tượng tham gia công tác truyền thanh cơ sở chủ yếu là đã cao tuổi, về hưu nên khó nắm bắt các kỹ thuật hiện đại... Để giải quyết vấn đề trên, thời gian qua với chức năng là cơ quan quản lý, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã tiến hành cấp phép tần số cho tất cả các đài, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở. Bên cạnh đó, thông qua nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia đã đầu tư cho một số xã hệ thống truyền thanh không dây.

Theo tiêu chí mới của chương trình nông thôn mới, việc đầu tư đài truyền thanh cũng là một trong những tiêu chí “cứng”. Vì vậy, đã đến lúc cần đánh giá lại một cách tổng thể về hiện trạng hoạt động, xác định rõ khả năng phát triển, những mặt hạn chế của các đài truyền thanh cơ sở, đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ. Trên cơ sở đó, đề ra giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần rút ngắn khoảng cách hưởng thụ thông tin giữa người dân đô thị và người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Xem thêm