Những tư tưởng kinh tế và quản trị hiện đại khi Việt Nam tham gia AEC và TPP Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành |
Tư tưởng kinh tế của Các Mác qua việc tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó tạo ra - quy luật giá trị thặng dư hẳn là một trong những món quà tinh thần vĩ đại mà Các Mác để lại cho hậu thế bên cạnh những quan niệm của ông liên quan đến duy vật biện chứng về lịch sử.
Sinh ngày 5/5/1818 và mất ngày 14/3/1883, Các Mác sống ở giai đoạn mà chủ nghĩa tư bản vận động mạnh mẽ từ manh nha đến những quá trình vươn vòi bạch tuộc khắp thế giới. Đó cũng là những gì mà Các Mác trực tiếp chứng kiến và trải qua để nhận chân những mặt tối của nó.
Các Mác- nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại |
Những tư tưởng kinh tế của Các Mác là một phần cống hiến quan trọng mà cuộc đời Các Mác để lại cho hậu thế và kỳ diệu thay, vẫn còn đang được tìm đọc, được nghiên cứu. Bộ “Tư bản luận” - bộ sách đã được Các Mác dành gần 40 năm trong cuộc đời mình để hoàn thành - trở thành sách gối đầu giường của bất cứ một nhà quản lý nào ở tất cả các không gian phát triển 5 châu, ngay từ khi nó được xuất bản những tập đầu tiên. Nói không chỉ đưa ông lên hàng các nhà tư tưởng vĩ đại nhất mang tính cải tạo của nhân loại mà còn khiến Các Mác trở thành một người khổng lồ thực sự về tư duy kinh tế.
Với việc phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Các Mác đã làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế chính trị học. Ông không chỉ phát hiện ra quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa – quy luật quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản, mà qua đó còn vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, bác bỏ chân tướng của những luận điệu về "tự nguyện", "công bằng" trong quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân.
Các Mác còn vạch rõ một cách không thương tiếc những mâu thuẫn không thể giải quyết được của xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa tính xã hội ngày càng phát triển của lực lượng sản xuất với tính tư nhân trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giữa giai cấp công nhân với những nhà tư bản, giữa những nhà tư bản với nhau trong quá trình cạnh tranh để đạt giá trị thăng dư tối đa...
Ngay từ khi còn sống, những trang viết đầy trí tuệ, những luận điểm sắc bén được trình bày bằng một phương thức tranh luận mang tính cách mạng chưa từng có của ông đã khiến cho giới tư sản tức tối, tìm đủ mọi phương thức gây khó dễ cho cuộc sống của Các Mác, thậm chí cuối đời buộc ông phải rời quê hương đi sống lưu vong.
Nhưng Các Mác đã chấp nhận tất cả những thử thách ấy với niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng của thế giới, của nhân loại mà vì nó ông sẵn sàng đương đầu tất cả những gian khổ, thách thức. Các Mác đã sống một cuộc đời không cho riêng mình mà cho cả nhân loại với sự toả sáng của một trong những trí tuệ lỗi lạc nhất mà nhân loại từng sản sinh ra.
Ngày nay, mặc dù chủ nghĩa tư bản có những hình thức biểu hiện mới khác với thời đại của Các Mác, song quy luật giá trị thặng dư do Các Mác tìm ra vẫn là cơ sở lý luận khoa học để chúng ta nhận thức sâu sắc, toàn diện về những phương thức mà các nhà tư bản đã và đang sử dụng để bóc lột công nhân trong nền kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Điểm đặc biệt nhất là bất chấp những nỗ lực để xoá bỏ những luận thuyết của Các Mác trong suốt hơn hai thế kỷ qua, Các Mác vẫn nằm trong số các tác giả được đọc, được nghiên cứu, khám phá nhiều nhất. Mỗi khi chủ nghĩa tư bản lâm vào những cuộc suy thoái, khủng hoảng kinh tế, người ta lại tìm đến Các Mác, nghiền ngẫm lại để hiểu sâu sắc hơn bối cảnh đang đặt ra.
Giáo sư người Anh Jonathan Wolff nói rằng, ngay cả khi chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại đến ngày nay thì Các Mác vẫn là người phê bình uyên thâm nhất, sắc bén nhất đối với nó.
Trong cuốn “3 người khổng lồ trong kinh tế học” xuất bản năm 2007, học giả người Mỹ Mark Skousen cho rằng, những phân tích của Các Mác về thị trường tư bản chủ nghĩa vẫn có những yếu tố có giá trị và xứng đáng được ghi nhận, được tôn trọng.
Lê-nin, người kế thừa sự nghiệp của Mác dựa trên các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, đã phát triển chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại cách mạng vô sản, và do đó gọi là chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của trí tuệ loài người bởi tính khoa học và tính cách mạng triệt để của nó.
Đi cùng với tiến trình lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử ra đời và lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam ngay từ đầu luôn kiên định với những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời có sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó vào thực tiễn của Việt Nam. Sự vận dụng đó không chỉ là nguyên tắc, là kim chỉ nam mà còn đồng thời đem lại những giá trị mới, sức sống mới chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đảng ta đã tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, làm sáng tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phù hợp với thực tiễn của nước ta và xu thế phát triển của thế giới. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương đã tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đó chính là những minh chứng mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục về sức sống lâu bền của tư tưởng Các Mác.