Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vải thiều Lục Ngạn “phủ sóng” các sàn thương mại điện tử

Năm nay, các sàn thương mại điện tử như Postmart, Lazada, Sendo tiếp tục vào cuộc để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn của bà con dân tộc thiểu số.
Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản

Hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn ngay từ đầu vụ vải

Tiếp nối những thành công khi đồng hành cùng người nông dân tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn của bà con đồng bào dân tộc thiểu số mùa vụ 2021 và 2022, ngay từ giữa tháng 6/2023 khi bắt đầu vào mùa thu hoạch, qua sàn thương mại điện tử (Postmart), Bưu điện Việt Nam đã đưa hàng chục tấn vải thiều đến các điểm bán hàng trên toàn quốc, đặc biệt là thị trường khu vực các tỉnh phía Nam. Vải thiều chính vụ đã vào mùa thu hoạch.

Vải thiều Lục Ngạn “phủ sóng” các sàn thương mại điện tử
Vải thiều Bắc Giang được kinh doanh trên sàn Postmart

Hợp tác xã Bình Nguyên (huyện Lục Ngạn) đã hợp tác 2 năm cùng với Bưu điện tỉnh Bắc Giang đưa trái vải đến với người tiêu dùng trên khắp cả nước thông qua sàn thương mại điện tử Postmart và tại các điểm bán hàng của Bưu điện Việt Nam trên toàn quốc và gặt hái được những kết quả khả quan. Năm nay, Hợp tác xã Bình Nguyên dự kiến sẽ tiêu thụ gần 100 tấn vải thiều thông qua hệ thống bưu điện, tăng 10% so với năm trước, trong đó ưu tiên tập trung vào thị trường phía Nam, nơi sức tiêu thụ được dự đoán sẽ tăng so với mọi năm.

“Mấy năm trở lại đây, Bưu điện Việt Nam đã rất nỗ lực để gắn kết đưa trái vải vào tiêu thụ tại các điểm bán của Bưu điện. Với mạng lưới các điểm phục vụ phủ rộng khắp 63 tỉnh thành, những trái vải chất lượng của HTX nhanh chóng đến tay người tiêu dùng với chất lượng và giá cả hợp lý” - ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc HTX Bình Nguyên, Lục Ngạn, Bắc Giang, chia sẻ.

Một điểm khác biệt so với mọi năm, theo tính toán của Trung tâm Kinh doanh và Phân phối – Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, năm nay sức tiêu thụ vải thiều tại thị trường miền Nam dự kiến sẽ chiếm gần 40% sức mua toàn thị trường.

“Chúng tôi đặc biệt coi trọng thị trường ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Vải thiều đã được vận chuyển bằng xe chuyên dụng nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất đến các điểm bán hàng của Bưu điện tại các tỉnh phía Nam” - Đại diện Trung tâm Kinh doanh và Phân phối cho biết.

Vải thiều Lục Ngạn “phủ sóng” các sàn thương mại điện tử
100% trái vải khi đưa lên sàn Postmart.vn được đảm bảo đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP

Cùng với Postmart, từ ngày 15/6 đến hết ngày 2/7/2023, người tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội mua và thưởng thức ba dòng vải đặc sản của Bắc Giang trực tiếp trên Lazada là vải U hồng, vải thiều Lục Ngạn và vải Lai sớm - ba giống vải này không chỉ mang đến độ tươi ngon, ngọt và hương thơm đặc trưng, mà còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản và châu Âu. Tất cả sản phẩm đều được thu mua từ vườn trực tiếp, sau đó qua quy trình lựa chọn và phân loại kỹ càng, bảo quản và đóng gói theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chỉ sau 2-4 giờ, hàng hóa sẽ được giao tới tay người tiêu dùng với chi phí thấp hơn từ 25% đến 30% so với giá bán trên thị trường.

Sẽ tiêu thụ 7 nghìn tấn vải thiều Lục Ngạn qua các kênh thương mại điện tử

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, vải thiều năm nay được mùa, chín sớm. Ngoài kênh xuất khẩu, khoảng 90.000 tấn được tiêu thụ trong nước, chiếm gần 50% tổng sản lượng. Phần lớn các sản phẩm vải thiều là của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trồng và bán.

Cũng giống như mọi năm, 100% trái vải được đảm bảo đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Vải thiều tươi thu mua trực tiếp từ thủ phủ vải thiều Lục Ngạn sẽ được Bưu điện Việt Nam vận chuyển bằng xe chuyên dụng và phân phối tập trung tại tất cả các điểm bán hàng của Bưu điện trên toàn quốc giúp khách hàng được thưởng thức vải thiều Lục Ngạn chính hiệu với mức giá tốt nhất.

Bên cạnh đó, khâu bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng. Sau khi thu hoạch, trước khi đóng thùng xốp thì quả vải sẽ được nhúng trong nước đá 0 độ trong khoảng 3-5 phút để hạ nhiệt, rửa bỏ những bụi bẩn và bảo quản quả vải tươi hơn, chất lượng hơn khi đưa vào các tỉnh miền Trung hoặc miền Nam. Ngoài ra 100% trái vải có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng cao, quả đều, độ ngọt cao, không bị sâu cuống, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm.

Theo đại diện Phòng Xuất nhập khẩu - Sở Công Thương Bắc Giang, năm 2022 có 7 sàn thương mại điện tử tham gia tiêu thụ hàng nghìn tấn vải thiều Bắc Giang. Đầu tháng 6/2023, có 3 sàn Lazada, Postmart, Sendo đã đăng ký bán vải và thời gian tới sẽ có thêm những đơn vị lớn khác tham gia như: Alibaba, Shopee, Tiki...

Thương mại điện tử đã chứng minh được tính hiệu quả và ngày càng trở thành xu thế đáp ứng cả nhu cầu của người bán lẫn người mua. Thông qua đó, sản phẩm vải thiều Bắc Giang đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Đối với thị trường trong nước, năm nay, huyện Lục Ngạn xác định các thị trường lớn như các trung tâm thương mại, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam, chợ đầu mối lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai…

Năm 2023, Lục Ngạn xác định đẩy mạnh khai thác, tiêu thụ khoảng 7 nghìn tấn qua các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội (tăng khoảng 2 nghìn tấn so với năm 2022).

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động