Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na

Với dân tộc Ba Na, cồng chiêng là biểu tượng của sự linh thiêng, cao quý, là tài sản có giá trị và luôn gắn bó chặt chẽ với nghi lễ của đồng bào.
Đưa không gian văn hóa dân tộc Ba Na vào lớp học Trang phục truyền thống dân tộc Ba Na: Lấy thiên nhiên làm hình mẫu

Văn hóa cồng chiêng dân tộc Ba Na có từ lâu đời và gắn bó với đồng bào từ thưở sơ sinh qua lễ thổi tai đến lúc từ giã cuộc đời với lễ bỏ mả. Cồng chiêng của dân tộc Ba Na luôn hiện diện và không thể thiếu trong các dịp dân làng tổ chức nghi lễ cúng cầu an, mừng giọt nước, cầu mưa, mừng lúa mới…

Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na
Cồng chiêng của dân tộc Ba Na không thể thiếu trong các dịp lễ hội

Già Làng Đinh Phyưm dân tộc Ba Na ở làng Stơr xã Tơ Tung huyện Kbang tỉnh Gia Lai cho biết: Trước khi thực hiện các lễ, hội lớn, thầy cúng phải cầu khấn các Yàng về chứng giám. Đồng thời báo cho những người đã mất biết để xin phép lấy bộ cồng chiêng xuống cho làng đánh. Nghi thức hạ cồng chiêng thường diễn ra trong nhà Rông với lời khấn: “Hỡi…Yàng. Hỡi … những người đã mất từ xa xưa, nhừng người thân trong gia đình liên quan đến bộ cồng chiêng hôm nay, làng chúng tôi xin phép lấy cồng chiêng để phục vụ dánh trong buổi lễ của làng, mong các cô, các bác, các ông đã mất hãy chứng kiến tạo điệu kiện cho chúng tôi không ốm đau, đánh chiêng âm vang không bị hư chiêng.

Lễ cúng đơn giản chỉ tấm lá chuối xanh, rượu và vỏ trứng gà để xin báo cho người đã mất biết. Sau khi xin phép, già làng ngồi lau, chỉnh từng chiếc cồng, chiêng một cách trân quý, thận trọng. Lễ hạ cồng chiêng kết thúc, già làng thông báo lần lượt các chàng trai mang cồng chiêng xuống chuẩn bị cho buổi lễ, hội. Đó cũng là lúc các nghi thức của lễ chính bắt đầu và cồng chiêng vang lên những giai điệu thiêng.

Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na
Trước khi tiến hành các lễ, hội lớn phải tiến hành nghi thức hạ cồng chiêng

Cồng chiêng của dân tộc Ba Na cũng như các dân tộc khác trên mảnh đất Tây Nguyên từ xưa được xem là tài sản quý giá, thước đo sự giàu có của các gia đình. Cồng chiêng được đổi bằng rất nhiều giá trị khác như đổi bằng con trâu, bằng con bò. Trước đây gia đình, dòng họ nào có nhiều bộ chiêng quý, có nhiều nồi đồng hay ché quý thì không chỉ thể hiện sự giàu có mà còn thể hiện sức mạnh, vị trí cao quý trong cộng đồng của làng.

Do giá trị của cồng chiêng quý giá và thiêng liêng nên người dân tộc Ba Na không tùy tiện mượn của người khác để sử dụng, hoặc nếu chủ nhà cho mượn được cồng chiêng thì chủ nhà cũng phải đổ rượu ghè to để báo cho những người thân trước đây đã mất, xin phép cho làng mượn đánh trong dịp lễ đó.

Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na
Lễ hội bắt đầu với những giai điệu thiêng của cồng chiêng vang lên

Già làng Đinh Phyưm tự hào, đối với dân tộc Ba Na, cồng chiêng là biểu tượng của sự linh thiêng, cao quý và là tài sản có giá trị trong đời sống. Âm vang cồng chiêng luôn luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống tâm linh, nghi lễ của người Ba Na.

Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na
Loại có núm ở giữa gọi là cồng
Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na
Loại không có núm ở giữa thì gọi là chiêng

Cồng chiêng của người Ba Na thuộc họ nhạc khí tự thân vang, mặt chiêng cồng có cấu tạo hình tròn (có núm hoặc không có núm). Loại chiêng có núm ở giữa gọi là cồng (chiêng núm), còn loại chiêng không có núm ở giữa thì gọi là chiêng (chiêng bằng). Kích thước chiêng to, nhỏ khác nhau, chiêng nhỏ nhất 20 cm đến chiêng lớn nhất 100 cm, độ dày, mỏng của mỗi chiếc chiêng phụ thuộc vào kích cỡ chiêng to hay chiêng nhỏ. Chiêng to phải có hai người khiêng hoặc treo trên giá cố định, chiêng nhỏ buộc dây xách bằng tay trái, tay phải cầm dùi gõ. Dùi chiêng làm bằng gỗ, đầu gõ có núm tròn bọc vải hoặc da thú. Cũng có khi không dùng dùi mà đánh chiêng bằng bàn tay, âm thanh nghe không vang to nhưng êm dịu, mềm mại.

Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na
Dàn cồng chiêng của dân tộc Ba Na ít nhất phải có 3 chiếc cồng, 5 chiếc chiêng
Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na
Những bộ cồng chiêng quý nhất thường có âm thanh đẹp, âm trầm vang xa
Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na
Cồng chiêng cũng có thể kết hợp với những nhạc cụ khác

Dàn cồng chiêng của dân tộc Ba Na ít nhất phải có 3 chiếc cồng, 5 chiếc chiêng, còn dàn cồng chiêng hoàn chỉnh phải có từ 4-6 cồng, từ 8-10 chiêng. Mỗi chiếc chiêng có tên gọi riêng, sắp xếp theo thang 5 âm và theo từng âm khu cao thấp khác nhau. Ngoài ra, đi kèm với dàn cồng chiêng hoàn chỉnh còn có thêm các nhạc khí hỗ trợ khác như lục lạc, xập xõa, trống lớn...

Những bộ cồng chiêng quý nhất thường có âm thanh đẹp, âm trầm vang xa, âm cao lảnh lót. Giai điệu âm nhạc cồng chiêng người Ba Na thường có tính chất hát kể, tự sự trên thang 5 âm không cố định, ngoài bậc chủ âm và các bậc tạo khung thang âm điệu thức, thì các bậc còn lại đều mang tính biến đổi để tạo thành quãng bán cung với những bậc kế cận và là cơ sở cho sự đan giao giữa các điệu khác nhau hay sự chuyển hệ trong cùng một điệu.

Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na
Nhạc cồng chiêng của dân tộc Ba Na thường đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hát

Cấu trúc của âm nhạc cồng chiêng của dân tộc Ba Na thường đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hát, gồm các hình thức một đoạn đơn, hai đoạn đơn tái hiện, một số ít bài bản có hình thức cấu trúc một đoạn kép và đều có đặc tính sử dụng khá năng động, linh hoạt và tính khái quát khá cao. Trong mỗi bài nhạc đều có thể hát với những lời ca có nội dung khác nhau và ngược lại, có thể sử dụng nhiều bài bản với tính chất âm nhạc khác nhau để hát kể về một nội dung cốt truyện nào đó.

Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na
Cồng chiêng của dân tộc Ba Na như một dàn hợp xướng hội tụ đầy đủ cung bậc, sắc màu

Thưởng thức các giai điệu cồng chiêng của dân tộc Ba Na ngân lên chúng ta cảm nhận như một dàn hợp xướng hội tụ đầy đủ cung bậc, sắc màu của cuộc sống từ đại ngàn vọng về.

Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, đời sống kinh tế của dân tộc Ba Na nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung cũng ngày một no ấm hơn. Đây cũng là điều kiện quan trọng để người dân Ba Na tiếp tục gìn giữ, lưu truyền văn hoá cồng chiêng, lan toả niềm tự hào cho các thế hệ tiếp nối, góp phần làm giàu thêm bức tranh văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Ba Na

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lần đầu tiên tổ chức Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ

Lần đầu tiên tổ chức Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ

Sáng ngày 16/9, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức buổi họp báo giới thiệu Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ.
TP. Hồ Chí Minh: Phiên chợ

TP. Hồ Chí Minh: Phiên chợ 'độc lạ' cho những tín đồ yêu thích đồ cổ, đồ xưa

Thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần, những tín đồ yêu thích đồ cổ, đồ xưa lại tụ họp trao đổi, buôn bán tại phiên chợ đặc biệt nằm trên quận Bình Thạnh,TP. Hồ Chí Minh.
Từ ngày 15-20/9: Tổ chức loạt chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Từ ngày 15-20/9: Tổ chức loạt chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Từ ngày 15-20/9, 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức loạt chương trình quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.
Vụ mạo danh Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Ngăn chặn hành vi gây tổn hại uy tín

Vụ mạo danh Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Ngăn chặn hành vi gây tổn hại uy tín

Liên quan đến vụ Liên đoàn Xiếc Việt Nam bị mạo danh ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng, luật sư đã nêu mức độ xử lý vi phạm của người mạo danh.
Ga Đà Lạt tăng giá vé tham quan: Cần tạo sự tin tưởng và đồng thuận từ công chúng

Ga Đà Lạt tăng giá vé tham quan: Cần tạo sự tin tưởng và đồng thuận từ công chúng

Việc điều chỉnh tăng giá vé tham quan ga Đà Lạt được các chuyên gia nêu ý kiến rằng cần thực hiện minh bạch, công bằng, tạo ra sự tin tưởng và đồng thuận.

Tin cùng chuyên mục

Vụ Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật

Vụ Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật về việc Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ đồng bào bị bão lũ 10.000 đồng.
Liên đoàn Xiếc Việt Nam yêu cầu xác minh tài khoản gửi ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng

Liên đoàn Xiếc Việt Nam yêu cầu xác minh tài khoản gửi ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng

Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa lên tiếng và đề nghị xác minh tài khoản ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng dưới danh nghĩa đơn vị này gây xôn xao dư luận.
Đoàn đại biểu UNESCO tại Cao Bằng dành nhiều lời khen ‘có cánh’ cho Việt Nam

Đoàn đại biểu UNESCO tại Cao Bằng dành nhiều lời khen ‘có cánh’ cho Việt Nam

Bên lề Hội nghị Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu lần thứ 8, nhiều đại biểu UNESCO đã dành nhiều lời khen "có cánh" cho văn hóa và con người Việt Nam.
Mưa lũ diễn biến phức tạp, loạt sự kiện văn hoá, du lịch tạm dừng

Mưa lũ diễn biến phức tạp, loạt sự kiện văn hoá, du lịch tạm dừng

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, loạt sự kiện văn hoá, du lịch tại nhiều địa phương đã được thông báo tạm dừng tổ chức.
Bảng quảng cáo ngoài trời phải thiết kế đảm bảo an toàn cho người dân lúc mưa to, giông tố

Bảng quảng cáo ngoài trời phải thiết kế đảm bảo an toàn cho người dân lúc mưa to, giông tố

Bảng quảng cáo ngoài trời phải có thiết kế theo tiêu chuẩn, đảm bảo không gây ảnh hưởng tới người dân tham gia giao thông lúc mưa to, giông tố.
Lần đầu tiên tổ chức Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

Lần đầu tiên tổ chức Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

Lần đầu tiên sẽ diễn ra Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài nhằm tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Ứng phó bão số 3: Loạt sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Loạt sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch tạm dừng

Nhằm ứng phó với bão số 3, nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch đã được thông báo tạm hoãn hoặc dừng tổ chức vô thời hạn.
Xử lý nghiêm các nghệ sĩ vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo trên không gian mạng

Xử lý nghiêm các nghệ sĩ vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo trên không gian mạng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật.
Ứng phó bão số 3 Yagi: Triển khai các biện pháp sơ tán, đảm bảo an toàn cho khách du lịch

Ứng phó bão số 3 Yagi: Triển khai các biện pháp sơ tán, đảm bảo an toàn cho khách du lịch

Chủ động ứng phó bão số 3, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu triển khai các biện pháp sơ tán, tránh trú, đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
Sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định

Sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy tại địa phương bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định của pháp luật.
TP. Hồ Chí Minh: Số hoá bảo tàng, khu di tích, tiếp cận lịch sử bằng công nghệ mới

TP. Hồ Chí Minh: Số hoá bảo tàng, khu di tích, tiếp cận lịch sử bằng công nghệ mới

Bằng những công nghệ tiên tiến VR/AR/MR/hướng dẫn viên ảo, TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến việc số hoá không gian trưng bày trong các bảo tàng, khu di tích.
Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế

Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế

Đặng Văn Việt là người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế (Thừa Thiên Huế), trong những ngày sôi sục khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 lịch sử.
Lai Châu mừng Tết Độc lập năm 2024:

Lai Châu mừng Tết Độc lập năm 2024: 'Lung linh sắc màu Than Uyên'

Tối ngày 1/9, tại huyện Than Uyên, UBND tỉnh Lai Châu long trọng tổ chức Chương trình chào mừng Tết Độc lập năm 2024 với chủ đề “Lung linh sắc màu Than Uyên”…
Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Từ ngày 18 - 22/9/2024, tại thành phố Chí Linh, Hải Dương sẽ diễn ra Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Điện Kiến Trung – Nơi vua Bảo Đại gặp Phái đoàn Chính phủ lâm thời bàn việc thoái vị

Điện Kiến Trung – Nơi vua Bảo Đại gặp Phái đoàn Chính phủ lâm thời bàn việc thoái vị

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, điện Kiến Trung trở thành chứng nhân lịch sử. Là nơi vua Bảo Đại gặp phái đoàn Chính phủ lâm thời họp bàn việc thoái vị.
Báu vật Champa bị nghi đồ giả: Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói gì?

Báu vật Champa bị nghi đồ giả: Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói gì?

Trước xôn xao một số hiện vật trong trưng bày “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” là đồ giả, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã lên tiếng chính thức.
Chỉ thị của Thủ tướng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Chỉ thị của Thủ tướng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa phải bảo đảm khai thác tối đa, hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đa dạng, liên kết đa ngành.
94 tác phẩm được trao Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch’

94 tác phẩm được trao Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch’

Tối ngày 28/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai.
Tối nay (28/8): Trao Giải Báo chí toàn quốc

Tối nay (28/8): Trao Giải Báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch'

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai sẽ diễn ra tối nay (28/8) tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Giới thiệu 60 hiện vật tiêu biểu tại trưng bày

Giới thiệu 60 hiện vật tiêu biểu tại trưng bày 'Báu vật Champa – Dấu ấn thời gian'

Ngày 28/8, Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu 60 hiện vật tiêu biểu tại trưng bày chuyên đề “Báu vật Champa – Dấu ấn thời gian”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động