Tăng cơ hội hợp tác đầu tư thương mại giữa Việt Nam - Ấn Độ |
Trong thập kỷ qua, ASEAN đã phát triển nhanh chóng, phần lớn nhờ vào vị trí địa lý độc nhất và môi trường kinh doanh thuận lợi. Nếu xét ASEAN là một thị trường hợp nhất, khu vực này hiện nay là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, với tổng giá trị đạt 3,2 nghìn tỷ USD , sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Hơn nữa, khu vực này còn đang trên lộ trình trở thành nền kinh tế lớn thứ tư vào năm 2030 , vượt qua cả Nhật Bản.
Khu vực này là mảnh đất màu mỡ cho thương mại và đầu tư. Tăng trưởng FDI của khu vực cũng được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư mạnh mẽ chủ yếu vào Singapore, Indonesia và Việt Nam; vốn FDI chảy vào ba quốc gia này chiếm 80% tổng dòng vốn vào năm 2019 . Cùng năm đó, so với các thị trường mới nổi, ASEAN là khu vực nhận được dòng vốn FDI lớn nhất . Mặc dù chịu tác động của Covid-19, vào năm 2021, dòng vốn FDI chảy vào ASEAN đã đạt mức trước đại dịch, 175 tỷ USD.
Đánh giá tổng quan, ASEAN đang là tâm điểm của sự chú ý. Khu vực này sẽ một trong những điểm đầu tư hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư đang phát triển, mở rộng trên phạm vi toàn cầu nhờ vào thực tế vấn đề thu hút đầu tư được quan tâm, vị trí địa lý chiến lược, dễ dàng thực hiện các hoạt động kinh doanh, có ưu đãi thuế và các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Theo báo cáo “Bước ngoặt Đông Nam Á - Turning Point” của Deloitte, khu vực ASEAN đang ở trong thời điểm có tính quyết định - hoặc để tình trạng biến đổi khí hậu không kiểm soát gây thiệt hại cho nền kinh tế khu vực lên đến 28 nghìn tỷ USD (tính theo giá trị hiện tại) trong vòng 50 năm tới hoặc chung tay hành động ngay để hướng đến một nền kinh tế phát thải thấp và hưởng lợi 12,5 nghìn tỷ USD (tính theo giá trị hiện tại) tính đến năm 2070.
Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển bền vững, Deloitte toàn cầu đã công bố việc mở rộng đầu tư đáng kể cho lĩnh vực Biến đổi khí hậu - Phát triển bền vững (Sustainable & Climate) bao gồm khoản đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào các dịch vụ liên quan tới khách hàng, nghiên cứu thu thập dữ liệu, đầu tư tài sản, năng lực.
Tại khu vực ASEAN, bà Ng Jiak See - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Châu Á - Thái Bình Dương, đã chia sẻ liên quan đến chủ đề này, tại sự kiện Nhịp cầu ASEAN++ vừa tổ chức, với mục đích hỗ trợ Chính phủ và các doanh nghiệp hiểu hơn về tiềm năng của khu vực nếu đi theo định hướng phát triển bền vững.
Tại sự kiện, bà chia sẻ về bốn siêu xu hướng thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư tại ASEAN gồm: Sự dịch chuyển địa chính trị. Tiến bộ công nghệ; (3) Nhân khẩu học đang thay đổi. Cam kết và năng lược của ASEAN về ESG (môi trường, xã hội và quản trị). Các động lực thị trường thúc đẩy đầu tư bền vững tại khu vực.
Bà Jiak See cũng trình bày cách các doanh nghiệp có thể khai phá những giá trị với các khoản đầu tư bền vững, mà ESG nên được coi là đòn bẩy giá trị quan trọng. Cuối cùng, Jiak See chỉ tầm quan trọng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự thay đổi này - sự cần thiết của việc các nhà lãnh đạo phải tùy chỉnh chiến lược bền vững cho riêng tổ chức của họ, những thách thức mà các nhà lãnh đạo hiện đang phải đối mặt và các hành động thay đổi hoàn toàn cục diện mà họ có thể thực hiện nắm bắt cơ hội bền vững.
“Nếu hành động ngay bây giờ, ASEAN có thể tạo ra một vòng tuần hoàn tích cực. Nguồn tài chính bền vững hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có. Điều này theo đó sẽ giúp khai phá những tài sản bền vững, từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển hóa thành một nền kinh tế phát thải thấp; đồng thời, gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư vào các khoản đầu tư bền vững, tăng cường sức hấp dẫn của các khoản đầu tư trong mắt các nhà đầu tư; giúp các dự án cơ sở hạ tầng bền vững tiếp cận được nhiều nguồn vốn hơn. Đây sẽ là một vòng tuần hoàn liên tục”- bà Jiak See chia sẻ.
Liên quan đến thị trường Việt Nam, bà Jiak See cho biết, Việt Nam là một trong bốn nền kinh tế tại ASEAN có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, là một trong ba quốc gia tại ASEAN thu hút được dòng vốn đầu tư FDI. Hơn nữa, Việt Nam cũng là lựa chọn hàng đầu khi các doanh nghiệp đa quốc gia cân nhắc khi muốn dịch chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc, nhằm đa dạng hóa - tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Hoạt động của các doanh nghiệp đa quốc gia đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 6-7% của Việt Nam trong vòng hơn thập kỷ qua.
Theo đó, Deloitte Việt Nam chính thức ra mắt dịch vụ phát triển bền vững và biến đổi khí hậu (Sustainability & Climate), nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đa quốc gia, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam xác định và triển khai lộ trình phát triển bền vững hơn. Cụ thể: từ việc xác định lại chiến lược, lồng ghép các cân nhắc bền vững vào hoạt động, đáp ứng các yêu cầu về thuế, công bố thông tin và quy định, đến giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của các tổ chức và chuỗi giá trị.