Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vì sao cơ cấu ngành kinh tế chưa như mong đợi?

Cơ cấu lại ngành kinh tế giai đoạn 2016-2020 dù đã đạt được những kết quả quan trọng, song vẫn còn bộc lộ những tồn tại, cần được khắc phục.
Du lịch gôn: “Mỏ kim cương” của ngành kinh tế xanh Định vị Việt Nam trên bản đồ cường quốc golf thế giới - “Trải thảm đỏ” đón khách du lịch cao cấp

Theo các chuyên gia kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế được xác định là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong những năm gần đây, nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Một trong những nội dung quan trọng nhất của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế là: “Cơ cấu lại ngành và vùng kinh tế theo hướng tăng cường liên kết, hình thành các cụm liên kết, ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng cường sức chống chịu gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế”, với mục tiêu chuyển dần từ tăng trưởng dựa trên tăng số lượng đầu vào của sản xuất sang tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Vì sao cơ cấu ngành kinh tế chưa như mong đợi?
Giai đoạn 2016-2020, cơ cấu lại ngành kinh tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song vẫn còn những tồn tại

Tại hội thảo: Cơ cấu lại ngành kinh tế theo hướng hình thành các cụm liên kết ngành và tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập: Nghiên cứu một số trường hợp tại Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) tổ chức vào sáng 6/9, TS Đặng Đức Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Giai đoạn 2016-2020, cơ cấu lại ngành kinh tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện qua: Liên kết ngành, vùng được thúc đẩy; cơ cấu ngành dịch chuyển tích cực, tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất nông nghiệp được tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng cao hơn và có thị trường xuất khẩu đa dạng.

Tại Báo cáo số 532/BC-CP của Chính phủ đưa ra vào tháng 10/2020 về kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 cũng khẳng định, cơ cấu lại nền kinh tế đã hỗ trợ đáng kể cho việc đổi mới mô hình tăng trưởng, bước đầu tạo ra những chuyển biến tích cực, chất lượng tăng trưởng không ngừng được cải thiện. Cụ thể, tăng trưởng chủ yếu dựa vào cải cách và thúc đẩy kinh doanh thay vì mở rộng tín dụng và các gói kích thích kinh tế.

Cùng với đó, hiệu quả đầu tư được cải thiện, năng suất lao động xã hội tăng lên đáng kể so với trước đây. Khu vực công nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân ngày càng khởi sắc hơn, đã xuất hiện một số tập đoàn tư nhân lớn kinh doanh đa ngành nghề, tập trung phát triển công nghiệp, công nghệ, dịch vụ chất lượng cao. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, đặc biệt là “sức bật” của nền kinh tế đã có những cải thiện nhất định.

Vì sao cơ cấu ngành kinh tế chưa như mong đợi?
Xây dựng chuỗi liên kết ngành là hướng đi tất yếu trong bối cảnh hiện nay

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, TS Đặng Đức Anh cho rằng, cơ cấu nền kinh tế thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, cơ cấu lại ngành kinh tế theo hướng nâng cấp chuỗi giá trị, ứng dụng tiến bộ công nghệ, đổi mới sáng tạo diễn ra chậm, chưa có nhiều kết quả, cơ cấu ngành kinh tế kém năng động; không có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành kinh tế, về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, về cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa có các cụm liên kết ngành theo đúng cách hiểu của các nước đang phát triển. Các mối liên kết giữa các tác nhân trong cụm liên kết ngành chưa đủ mạnh. Sự kết nối giữa các tác nhân còn yếu, các kết nối mang tính tự phát trong phân chia tham gia các khâu trong chuỗi giá trị… điều này sẽ hạn chế cơ hội của kinh tế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đặc biệt, theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam vẫn chưa coi trọng chuyển giao công nghệ từ các dự án đầu tư nước ngoài, dự án có vốn viện trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, qua bối cảnh Covid-19 càng bộc lộ rõ sự hạn chế về tính độc lập, tự chủ của các ngành kinh tế, tính dễ tổn thương do phụ thuộc vào bên ngoài.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc đẩy mạnh cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung cơ cấu ngành theo chuỗi giá trị là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Nhất là trong thời điểm kinh tế thế giới và trong nước được dự báo đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và bất định. Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng nền các ngành kinh tế.

TS Đặng Đức Anh cho rằng, toàn cầu hóa và liên kết kinh tế tiếp tục là các xu thế lớn nhưng cục diện liên kết kinh tế - thương mại toàn cầu và khu vực biến chuyển phức tạp, nhanh và sâu sắc vượt dự báo. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, trở nên gay gắt hơn, chiến tranh thương mại, xung đột chính trị có xu hướng kéo dài.

Các mạng công nghiệp 4.0 diễn ra nhanh chóng với nhiều thành tựu được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, do đó có tác động sâu sắc tới hệ thống chính trị, xã hội, và kinh tế của từng quốc gia. Các mô hình kinh tế mới, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh diễn ra nhanh chóng, được nhiều quốc gia lựa chọn. Việt Nam với địa lý là cửa ngõ của ASEAN, tiếp giáp với Trung Quốc…. được dự báo sẽ tiếp tục chịu những ảnh hưởng từ những biến động này.

"Do đó, trong giai đoạn tới đây, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế trong đó tập trung cơ cấu lại ngành kinh tế theo hướng tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp, ngành và tăng tính tự chủ và khả năng chống chịu trước các “cú sốc” từ bên ngoài" - TS Đặng Đức Anh khẳng định.

Trình bày báo cáo Nghiên cứu cơ cấu lại ngành kinh tế theo hướng hình thành các cụm liên kết ngành và tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập, ThS. Nguyễn Văn Tùng - Phó trưởng Ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực (CIEM) - cho rằng: Việc xây dựng chuỗi liên kết ngành là cần thiết, song để xây dựng chuỗi liên kết ngành thành công, bên cạnh sự quan tâm của Chính phủ, cơ quan chức năng về chính sách, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển chuỗi liên kết ngành, cần có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước.

Theo các chuyên gia kinh tế, để xây dựng chuỗi liên kết ngành thành công, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Bởi chỉ khi các doanh nghiệp sự liên kết với nhau, thì lúc đó chuỗi giá trị liên kết ngành mới thực sự bền chặt và mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phenikaa Group thế chấp 7,5 triệu cổ phần VCS để phát hành trái phiếu

Phenikaa Group thế chấp 7,5 triệu cổ phần VCS để phát hành trái phiếu

Công ty CP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa Group) vừa thế chấp 7,5 triệu cổ phần VCS để phát hành lô trái phiếu PKACH2431001.
Không có tài sản đảm bảo, một doanh nghiệp vẫn huy động được gần 3 lần vốn từ trái phiếu

Không có tài sản đảm bảo, một doanh nghiệp vẫn huy động được gần 3 lần vốn từ trái phiếu

Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Nhà Sài Gòn vừa phát hành thành công lô trái phiếu không đảm bảo với giá trị 340,4 tỷ đồng, gấp 2,8 lần vốn điều lệ.
JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

Nguyên tắc cơ bản của JICA là tôn trọng quyền tự chủ và khả năng tự lực của quốc gia đối tác, đồng thời nhấn mạnh các cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn.
Vietcombank giành giải thưởng Asian Experience Awards 2024 cho giải pháp Call API

Vietcombank giành giải thưởng Asian Experience Awards 2024 cho giải pháp Call API

Vietcombank vinh dự nhận giải thưởng “Trải nghiệm khách hàng của năm - ngành Ngân hàng" cho giải pháp công nghệ Call API.
WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh của WB cho thấy, tư duy khác nhau của các nền kinh tế trong cải thiện môi trường kinh doanh và cung cấp dịch vụ công.

Tin cùng chuyên mục

MB hợp tác cùng Digi Invest phân phối chứng chỉ quỹ mở Dragon Capital trên App MBBank

MB hợp tác cùng Digi Invest phân phối chứng chỉ quỹ mở Dragon Capital trên App MBBank

MB và Công ty cổ phần Digi Invest hợp tác phân phối chứng chỉ quỹ mở Dragon Capital thúc đẩy xu hướng đầu tư và quản lý tài sản trên nền tảng số.
Công ty của cựu nhân viên IT Hải Phát Invest chào bán 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Công ty của cựu nhân viên IT Hải Phát Invest chào bán 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Hải Phát Invest chưa thông báo chính thức về dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đảo Ngọc, TP. Hòa Bình, khiến dư luận đồn đoán về những ẩn tình cần làm sáng tỏ.
MSB cung cấp nguồn vốn lên đến 80% tổng mức đầu tư dự án cho doanh nghiệp

MSB cung cấp nguồn vốn lên đến 80% tổng mức đầu tư dự án cho doanh nghiệp

Với giải pháp M-Future của MSB, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với hạn mức lên tới 80% tổng giá trị đầu tư dự án để giải bài toán vốn trung, dài hạn.
Công ty Đầu tư và Phát triển Residence huy động 660 tỷ đồng từ trái phiếu “ba không”

Công ty Đầu tư và Phát triển Residence huy động 660 tỷ đồng từ trái phiếu “ba không”

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Residence vừa phát hành thành công lô trái phiếu RESCH2426001 giá trị 660 tỷ đồng, lãi suất 11%/năm.
Quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả cùng gói tài khoản siêu ưu đãi - OMNI Platinum

Quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả cùng gói tài khoản siêu ưu đãi - OMNI Platinum

Ngân hàng Phương Đông (OCB) ra mắt gói tài khoản siêu ưu đãi OMNI Platinum trên ngân hàng số OMNI Corp, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và tiết kiệm chi phí.
Tổng cục Hải quan thay đổi số lượng cấp phó tại một số đơn vị

Tổng cục Hải quan thay đổi số lượng cấp phó tại một số đơn vị

Tổng cục Hải quan vừa ra văn bản về số lượng cấp phó người đứng đầu tại một số đơn vị, căn cứ vào một số công văn trước đó của Bộ Tài Chính.
Chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất phải nộp cho năm 2024

Chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất phải nộp cho năm 2024

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị, áp dụng mức giảm 30% tiền thuê đất phải nộp cho năm 2024 để giảm khó khăn cho doanh nghiệp.
9 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 306.312 tỷ đồng

9 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 306.312 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 306.312 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Tính đến ngày 30/9, tổng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long bị phạt nặng?

Vì sao Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long bị phạt nặng?

Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước vừa xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long với tổng số tiền 505 triệu đồng.
HOSE lưu ý khả năng hủy niêm yết cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai

HOSE lưu ý khả năng hủy niêm yết cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai

Lỗ lũy kế kèm ý kiến loại trừ của kiểm toán khiến Báo cáo tài chính Đức Long Gia Lai không chỉ xấu đi trong mắt nhà đầu tư, mà còn dẫn đến nguy cơ hủy niêm yết.
LPBank ra mắt ứng dụng nền tảng số đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp

LPBank ra mắt ứng dụng nền tảng số đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình phát triển bền vững, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) chính thức ra mắt ứng dụng Nền tảng số LPBank Biz.
MB ra mắt dịch vụ dành cho người nước ngoài trên App MBBank

MB ra mắt dịch vụ dành cho người nước ngoài trên App MBBank

Với gói sản phẩm chuyên biệt này, khách hàng là người nước ngoài có thể thực hiện giao dịch thanh toán chi tiêu tại Việt Nam thông qua App MBBank.
Giáo dục tài chính, giúp sinh viên sử dụng đồng tiền thông thái

Giáo dục tài chính, giúp sinh viên sử dụng đồng tiền thông thái

Giáo dục tài chính đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận sẽ giúp sinh viên hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân, sử dụng đồng tiền một cách thông thái.
Tiền nhàn rỗi từ cư dân vào ngân hàng lập kỷ lục mới

Tiền nhàn rỗi từ cư dân vào ngân hàng lập kỷ lục mới

Lượng tiền nhàn rỗi của cư dân tiếp tục chảy vào hệ thống ngân hàng đạt 6,838 triệu tỷ đồng, là mức cao nhất trong năm nay.
Hỗ trợ khắc phục sau bão Yagi: Không ‘ngay và luôn’, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Hỗ trợ khắc phục sau bão Yagi: Không ‘ngay và luôn’, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Theo các chuyên gia, nhà quản lý, hỗ trợ khắc phục bão cần rút gọn hơn nữa, gói chính sách phải “ngay và luôn”, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Chính thức khai mạc Chuỗi sự kiện Giáo dục tài chính 2024

Chính thức khai mạc Chuỗi sự kiện Giáo dục tài chính 2024

Chuỗi sự kiện Giáo dục tài chính 2024 với chủ đề “Đồng tiền thông thái” đã chính thức được khai mạc vào sáng 2/10 tại Học viện Ngân hàng.
Hệ sinh thái ngân hàng mở - ‘chìa khoá’ để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh

Hệ sinh thái ngân hàng mở - ‘chìa khoá’ để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh

Hệ sinh thái ngân hàng mở được coi là một trong những “chìa khoá” để Hà Nội tiên phong trong xây dựng thành phố thông minh, dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Vì sao Công ty Tiên Sơn Thanh Hoá bị xử phạt 300 triệu đồng?

Vì sao Công ty Tiên Sơn Thanh Hoá bị xử phạt 300 triệu đồng?

Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước vừa xử phạt vi phạm hành chính Công ty CP Tiên Sơn Thanh Hóa với tổng số tiền 300 triệu đồng.
Cổ phiếu VDG tăng ‘kịch trần bung nóc’ liên tiếp sau khi lên sàn UpCOM

Cổ phiếu VDG tăng ‘kịch trần bung nóc’ liên tiếp sau khi lên sàn UpCOM

Mã cổ phiếu VDG của Công ty Cổ phần Vạn Đạt Group đã gây bất ngờ khi tăng kịch trần 5 phiên liên tiếp kể từ khi chào sàn UpCOM.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động