Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Việt Nam 'cứng tay' hơn trong các vụ phòng vệ thương mại về thép

Đến nay, Việt Nam được cho là đã đảm bảo các yêu cầu của WTO trong việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại thị trường Việt Nam, trong đó có ngành thép.
Phòng vệ thương mại: Bảo vệ, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho ngành sản xuất trong nước Tăng “sức đề kháng” cho doanh nghiệp trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

“Nóng” câu chuyện phòng vệ thương mại

Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại đối với ngành sản xuất thép đã diễn ra. Theo đó, ngày 14/6/2024, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 1535/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Cùng ngày 14/6/2024, Bộ Công Thương cũng ra thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Trước đó, vào ngày 19/3/2024, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) tiếp nhận hồ sơ của các công ty là đại diện cho ngành sản xuất trong nước (Bên yêu cầu) - bao gồm Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Hiện, Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội (AD01) và thép phủ màu (AD04) để đánh giá hiệu quả biện pháp cũng như khả năng tiếp tục gia hạn biện pháp thêm 05 năm nữa.

Ở chiều ngược lại, thép Việt Nam cũng là mặt hàng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại từ rất nhiều quốc gia. Tính đến hết tháng 5/2024, trong tổng số 252 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam có khoảng 30% vụ việc liên quan các sản phẩm thép. Các sản phẩm thép bị điều tra khá đa dạng, gồm thép mạ, thép không gỉ cán nguội, thép phủ màu, ống thép, mắc áo bằng thép, đinh thép,… Những vụ kiện này hầu hết xảy ra ở các thị trường xuất khẩu thép chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Úc, Malaysia, Indonesia…

Tại Talkshow “Bảo vệ doanh nghiệp sản xuất thép trong thế gọng kìm” diễn ra mới đây, TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho biết, nếu chỉ tính trong nhóm WTO thì thép cũng là nhóm bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất. Theo WTO, từ năm 1995-2023, đã có 2.123 vụ kiện chỉ tính bán phá giá, chưa tính các vụ kiện phòng vệ thương mại khác như chống trợ cấp hay tự vệ. Đặc biệt, trong 5 năm gần đây, từ năm 2019 đến nay, tổng số vụ việc chống bán phá giá đối với thép chiếm gần 49% số vụ việc cho cả 30 năm đó.

Riêng tại Việt Nam, đã có 12/28 vụ phòng vệ thương mại là đối với các sản phẩm thép, chiếm khoảng 46% tổng các vụ phòng vệ thương mại đã từng tiến hành đối với tất cả các loại sản phẩm ở Việt Nam cho đến nay. Trong khi đó, các nước đã đưa ra 73 vụ phòng vệ thương mại với thép xuất khẩu Việt Nam. Điều đó cho thấy, các nước vận dụng rất nhiều các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường của họ. Có những vụ việc như đối với cá basa hay tôm của Việt Nam, các nước đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá hơn 20 năm.

“Rất khó có thể xác định số lượng phòng vệ thương mại của Việt Nam là đủ hay chưa đủ. Trong một bối cảnh nguy cơ nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh đối với ngành thép thì cao hơn hẳn so với ngành khác”, bà Trang nhận định.

Việt Nam 'cứng tay' hơn trong các vụ phòng vệ thương mại về thép
Sản xuất thép trong nước (Ảnh minh họa)

Chất lượng phòng vệ của Việt Nam ra sao?

Đánh giá chung về chất lượng biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam, bà Trang nhận xét, ở phần lớn trong các vụ việc phòng vệ thương mại thì các doanh nghiệp đứng đơn kiện yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là biện pháp chống bán phá giá, đã có sự chuẩn bị bài bản, có những công cụ, bằng chứng đáp ứng được các yêu cầu theo pháp luật.

Qua theo dõi của chúng tôi, tất cả các vụ việc phòng vệ thương mại đối với thép thì chưa có vụ nào bị từ chối áp dụng biện pháp thương mại cả. Còn mức độ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đến đâu, mức thuế như thế nào và thời gian bao nhiêu lâu phụ thuộc vào từng loại. Điều này căn cứ vào thực tế là các sản phẩm nhập khẩu bị kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại mức độ cạnh tranh không lành mạnh, mức độ bán phá giá, mức độ gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa đến đâu sẽ có biện pháp tương ứng. Đến nay chúng tôi cũng chưa nhận được thông tin phản hồi từ các đối tác, thành viên khác của WTO về việc Việt Nam áp dụng chưa đúng hay chưa đảm bảo những yêu cầu của WTO”, bà Trang cho hay.

Còn theo ông Phạm Công Thảo, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam, hiện doanh nghiệp thép Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là chịu áp lực rất lớn từ thép nhập khẩu. Việt Nam nhập khẩu tới 14 triệu tấn thép trong năm 2023. Trong đó, có những sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được hoàn toàn. Hiện các cam kết theo các hiệp định WTO giảm dần, các hàng rào thuế quan cũng giảm dần nên các mặt hàng thép đã tăng cường thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Vừa qua, Nhà nước cũng đã có các chính sách hỗ trợ cho ngành thép. Đặc biệt là các chính sách về phòng vệ thương mại. Việc phòng vệ này xuất phát từ áp lực quá lớn trong việc nhập khẩu. Thời gian qua, chúng ta cũng đã có một số biện pháp phòng vệ thương mại như phôi thép, thép xây dựng, thép không gỉ, tôn mạ màu… Gần đây, các doanh nghiệp cũng đặt vấn đề cần áp dụng phòng vệ thương mại với một số sản phẩm mới và tiếp tục duy trì phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm như thép không gỉ”, ông Thảo cho biết và khẳng định, để bảo vệ sản xuất trong nước, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là tốt đối với những trường hợp cụ thể.

Theo các doanh nghiệp sản xuất thép, sự phát triển của ngành thép non trẻ của Việt Nam không thể thiếu sự ủng hộ của Nhà nước trên phương diện chính sách tổng thể chung, cũng như các biện pháp và hàng rào kỹ thuật, ví dụ như biện pháp phòng vệ thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, hay một số rào cản khác để đối phó với những thách thức cụ thể đang đặt ra cho ngành thép.

Vì vậy, chính sách bảo vệ ngành công nghiệp nội địa là hết sức cần thiết đối với ngành quan trọng như ngành thép. Ngành thép với tư cách như là một ngành tạo ra “bánh mì của nền công nghiệp” rất cần được sự hỗ trợ, bảo vệ của Nhà nước để có thể phát triển bền vững, góp phần phát triền nền kinh tế tự lực tự cường của Việt Nam. Đồng thời, việc bảo vệ này phải có tính dài hạn thì mới đủ thời gian cho ngành non trẻ lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh với các cường quốc thép khác trong khu vực.

Liên quan đến vấn đề này, trong báo cáo mới nhất về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại, Bộ Công Thương cho biết, công tác khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh, tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước. Thực tế, thời gian qua, hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất, nhiều nhất là ngành thép.

Đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu.

Theo đánh giá của ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương maj (Bộ Công Thương), biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu được áp dụng thời gian qua đã bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, bảo vệ công ăn việc làm của hàng trăm ngàn lao động. Nhờ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không bình đẳng, từ đó tạo điều kiện phát triển, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Ở góc độ tiêu dùng, các biện pháp phòng vệ thương mại trong dài hạn giúp nền kinh tế không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, đem lại ổn định và sức chống chịu tốt hơn trước những tác động và cú sốc từ bên ngoài.

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày 6/11, sẽ diễn ra Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024

Ngày 6/11, sẽ diễn ra Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024

Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024 sẽ có khoảng 100 gian hàng từ các doanh nghiệp thương mại điện tử và công nghệ số.
Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, hàng trăm tấn gạo vừa bị tạm giữ tại Thụy Điển sau cuộc điều tra diện rộng về nghi ngờ gian lận chất lượng.
Hàng chục doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất tại Hoa Kỳ

Hàng chục doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất tại Hoa Kỳ

Hàng chục doanh nghiệp đồ gỗ, trang trí nội, ngoại thất Việt Nam quảng bá sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất tại Hội chợ triển lãm High Point Market, Hoa Kỳ.
Thiếu liên kết - rào cản kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ

Thiếu liên kết - rào cản kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ

Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài nội lực yếu, ngành công nghiệp hỗ trợ hiện gặp khó từ rào cản về sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Doanh nghiệp công nghiệp áp lực về tính xanh trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp công nghiệp áp lực về tính xanh trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiện nhiều quốc gia ngày càng khắt khe với các tiêu chí về nhập khẩu, điều này đã và đang gây ra nhiều áp lực với doanh nghiệp công nghiệp trong nước.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của sàn Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành Việt Nam.
Nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 10

Nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 10

Trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10), nhập khẩu hàng hóa đạt 15,78 tỷ USD, giảm 5,8% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 9/2024.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD

Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể đạt 60 đến 61 tỷ USD.
SPX hỗ trợ nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale cuối năm

SPX hỗ trợ nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale cuối năm

Nhằm giảm áp lực cho nhà bán mùa sale cuối năm, các đơn vị vận chuyển đã nâng cao dịch vụ để hỗ trợ nhà bán hàng online tối ưu chi phí vận hành.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
9 tháng năm 2024, xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 2 lần

9 tháng năm 2024, xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 2 lần

Xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh 245,6% về lượng và tăng 108,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Sàn Temu bán hàng giá rẻ, đại biểu Quốc hội khuyến cáo

Sàn Temu bán hàng giá rẻ, đại biểu Quốc hội khuyến cáo

Trước sự tiếp thị rầm rộ của sàn thương mại điện tử Temu với nhiều sản phẩm được quảng cáo giảm 90%, đại biểu Quốc hội khuyến cáo đến người dân và doanh nghiệp.
Cộng đồng mạng đánh giá về Temu: Giá không rẻ, hoài nghi chất lượng

Cộng đồng mạng đánh giá về Temu: Giá không rẻ, hoài nghi chất lượng

Cộng đồng mạng nhận xét, giá cả trên sàn thương mại điện tử Temu không rẻ, chất lượng sản phẩm cũng bị nhiều người dùng tỏ ý nghi ngờ.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,29 tỷ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,29 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/10, xuất khẩu nhóm hàng máy tính điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt 55,29 tỷ USD, tương ứng tăng 26,72% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương thông báo gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra trong vụ rà soát việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía.
Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng.
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Tạo sức bật trên thị trường quốc tế

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Tạo sức bật trên thị trường quốc tế

Chiều 25/10, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức buổi giới thiệu thông tin Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Indonesia ban hành báo cáo dữ kiện trọng yếu vụ điều tra chống bán phá giá Polypropylene Copolymer

Indonesia ban hành báo cáo dữ kiện trọng yếu vụ điều tra chống bán phá giá Polypropylene Copolymer

Ngày 24/10, Indonesia đã ban hành bản báo cáo dữ kiện trọng yếu trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm Polypropylene Copolymer nhập khẩu.
Hải Phòng: Hiệu quả “Diễn đàn CEO - Cất cánh toàn cầu cùng Amazon”

Hải Phòng: Hiệu quả “Diễn đàn CEO - Cất cánh toàn cầu cùng Amazon”

“Diễn đàn CEO - Cất cánh toàn cầu cùng Amazon”, nhằm nâng cao nhận thức, hiệu quả về thương mại điện tử xuyên biên giới cho các doanh nghiệp Hải Phòng.
Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, các thành tích xuất nhập khẩu thời gian qua có đóng góp lớn của Bộ Công Thương.
Bến Tre: Xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang thị trường Trung Quốc

Bến Tre: Xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang thị trường Trung Quốc

Ngày 25/10, tại Bến Tre đã diễn ra Lễ công bố xuất khẩu chính ngạch dừa tươi Bến Tre sang thị trường Trung Quốc.
Sắp diễn ra

Sắp diễn ra 'Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024'

Ngày 24/10, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam năm 2024”.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm tháng thứ 3 kể từ đầu năm 2024

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm tháng thứ 3 kể từ đầu năm 2024

Tháng 9/2024, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm 16% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là tháng thứ 3 kể từ đầu năm nay chứng kiến sự sụt giảm này.
Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng 2024, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất

Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng 2024, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất

9 tháng/2024, có 8 thị trường, khu vực thị trường xuất khẩu tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất.
9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

227.700 tỷ đồng, tương đương 8,9 tỷ USD là số tiền người Việt đã chi để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử trong 9 tháng năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động