Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 07:29

Việt Nam lên tiếng phản đối hành động xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều 18/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin liên quan tới thông tin Trung Quốc gần đây đã mở phi pháp một nhà hàng lẩu trên đảo Phú Lâm tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo này".

Liên quan tới hoạt động của tàu nghiên cứu Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đây, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: "Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982".

Phó phát ngôn Phạm Thu Hằng

Đối với các vụ việc xâm phạm vùng biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và đang triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Việt Nam.

Về thông tin Philippines gần đây lắp đặt các phao định hướng tại các khu vực ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế".

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), có đóng góp thiết thực và tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông cũng như tạo môi trường thuận lợi cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại Giao

Tin cùng chuyên mục

Khốc liệt cuộc chiến giữa tác chiến điện tử Nga và UAV Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/11: Nga ‘hạ’ lính đánh thuê Ukraine ở Kursk; Ukraine phá hủy 2 xe tăng Nga

Nga ra mắt tên lửa phóng loạt mới, đối thủ đáng gờm của HIMARS Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 2/11/2024: Chiến sự Ukraine có thể giảm nhiệt nếu ông Trump trúng cử

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/11: Chỉ huy Ukraine rút lui; Ukraine phá hủy 20.000 khẩu pháo Nga

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/11/2024: Ukraine đang 'chảy máu' dân số; Kurakhovo nguy ngập

Trốn thoát ‘ngoạn mục’ UAV phòng không của Ukraine, UAV Nga đã làm như thế nào?

Israel không kích Dải Gaza, ít nhất 46 người thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 1/11: Nga san phẳng Bộ Tổng tham mưu Ukraine; Kiev phá hủy hệ thống phòng không Nga

Chiến lược tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu thủy sản tại Vương quốc Anh

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/10/2024: Ukraine tố chính Mỹ làm lộ 'kế hoạch chiến thắng'

Lý do Nga biến xe tăng ‘huyền thoại’ thành xe rà phá bom mìn

Xuất khẩu sang Anh: Giải "bài toán" thương hiệu để nâng cao thị phần

Trung Quốc dự kiến giảm 12,4% xuất khẩu nhiên liệu trong tháng 11

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/10/2024: Tổng thống Ukraine yêu cầu được cung cấp 'sứ giả chiến tranh'

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris đối diện thách thức lớn giữa căng thẳng Trung Đông

Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE thông tin về Hiệp định CEPA trên hãng thông tấn WAM

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Giá gạo Tây Phi giảm sâu sau quyết định bãi bỏ thuế xuất khẩu từ Ấn Độ