Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vĩnh Phúc hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Bất chấp diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, năm 2021, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt 8,02% so với năm trước. Nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số, năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt từ 8-9%.

Tăng trưởng GRDP đứng thứ 9 cả nước

Thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022, ông Lê Duy Thành – Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc – cho biết: Năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng gặp nhiều khó khăn, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các cấp, ngành, triển khai đồng bộ các chỉ đạo, kết luận của trung ương trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế; tập trung cao độ, quyết liệt cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, các điểm nghẽn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khơi thông các nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế - xã hội; quyết liệt chủ động thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế.

Vĩnh Phúc hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021 đứng thứ 9 cả nước

Với nỗ lực đó, 18/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội được địa phương đặt ra trong năm 2021 đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó có 12 chỉ tiêu vượt và 6 chỉ tiêu đạt, chỉ duy nhất 1 chỉ tiêu chưa đạt là mục tiêu tăng trưởng GRDP.

Cụ thể, theo ông Lê Duy Thành, Hội đồng Nhân dân tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2021 khoảng 8,5-9% nhằm áp sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Kết quả 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 14,21%, đứng thứ 3 cả nước (sau Hòa Bình và Ninh Thuận) và đứng thứ nhất khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, những tháng cuối năm do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên cả nước, ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn, nên tăng trưởng GDRP cả năm của tỉnh chỉ đạt 8,02%, thấp hơn mục tiêu đề ra là từ 8,5-9%. Song với mức tăng trưởng này, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn xếp thứ 9 của cả nước về tốc độ tăng trưởng, và cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 2,58% của GDP cả nước.

Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) ước đạt 136,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% nghàn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2020, đưa giá trị GRDP bình quân đầu người lên 114,2 triệu đồng/người, tăng 8,7 triệu đồng/người so với năm 2020. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỷ trong khu vực nông nghiệp. Cụ thể, năm 2021, ước tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 63,74%; ngành dịch vụ chiếm 28,43% và ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 7,83% trong cơ cấu GRDP theo giá hiên hành.

Vĩnh Phúc hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp

Thực hiện bằng được “mục tiêu kép”

Nhằm thực hiện bằng được “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tiến tới đạt mức tăng trưởng 2 con số vào những năm tiếp theo, năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc đã đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP theo giá so sánh năm 2010 tăng từ 8,0-9,0%; tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 31,9 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa 27,3 nghìn tỷ đồng; thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 450 triệu USD và 10.500 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (DDI); giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 16-17 nghìn lao động…

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các điểm nghẽn, tạo điều kiện khơi thông các nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Quyết tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả với trọng tâm bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân, lấy nhân dân làm trung tâm của thành quả phát triển. Cùng với đó, tập trung vào các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, như: Thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, kiên định mục tiêu kép, chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả dịch Covid-19”, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo nền tảng vững chắc phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân dân.

Hoàn thành quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, rà soát, điều chỉnh quy hoạch có liên quan phù hợp với quy hoạch tỉnh, rà soát hoàn thiện kết cấu hạ tầng khung đô thị tỉnh Vĩnh Phúc, tiếp tục chỉnh trang đô thị. Đồng thời xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, tập trung nguồn lực và giải ngân vốn đầu tư công gắn với các dự án, công trình hạ tầng trọng điểm, thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như: Cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành; Cầu Vĩnh Phú; Đài phát thanh và truyền hình tỉnh; Trung tâm hội chợ triển lãm… tiếp tục phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Điều hành ngân sách linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế, tăng cường các biện pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách, chống thất thu, nợ đọng thuế, trốn thuế, chống gian lận thương mại…

Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc cũng ưu tiên công tác xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển cho giai đoạn 2021-2025. Kiên quyết tháo gỡ các điểm nghẽn, đặc biệt về đất đai, môi trường đầu tư, đầu tư công. Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả, chính sách được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa; xử lý các tồn tại, vướng mắc trong từng lĩnh vực, khơi thông các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, phục hồi doanh nghiệp trong 1 số ngành, lĩnh vực bằng các giải pháp hỗ trợ tài chính, tín dụng.

Một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của Vĩnh Phúc trong năm 2022 là, triển khai nhất quán 3 trụ cột: Phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an sinh xã hội; đảm bảo an ninh trật tự, môi trường. Trong đó, tập trung vào an sinh xã hội, phát triển môi trường sống, môi trường học tập, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân; xây dựng con người Vĩnh Phúc bản lĩnh, phong cách và kiến thức.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Vượt qua mọi khó khăn thách thức do chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 ước đạt 23.730 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Sau khi hứng chịu những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Dự án Chỉnh trang trục đường Thùy Vân, TP. Vũng Tàu có quy mô hơn 19 ha, tổng mức đầu tư 1.094 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức phát triển du lịch từ "nâu" sang "xanh", gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Đòn bẩy' phát triển sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã lên sàn thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán hàng có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả.
An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

Theo Cục Thuế tỉnh An Giang, tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, bằng 94% dự toán của năm, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023.
Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

UBND tỉnh Phú Thọ điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án trong Khu công nghiệp Cẩm Khê và Cụm công nghiệp Tử Đà - An Đạo.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc trưng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.
Định hướng đến 2045, Tân Phú thành trung tâm dịch vụ, logistics phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Định hướng đến 2045, Tân Phú thành trung tâm dịch vụ, logistics phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045, quận Tân Phú trở thành đô thị thông minh, trung tâm dịch vụ, logistics của khu vực phía Tây TP. Hồ Chí Minh.
Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp Thủ đô đang tăng tốc về đích đặt ra cho năm nay.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Trong 9 tháng qua, tỉnh Sơn La đã đạt trên 3,8 triệu lượt khách du lịch; doanh thu ước đạt khoảng 4.565 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Ninh: Dư địa lớn cho dòng vốn đầu tư mới

Quảng Ninh: Dư địa lớn cho dòng vốn đầu tư mới

Phát huy tối đa lợi thế, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế, Quảng Ninh đã và đang ưu tiên triển khai các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Bà Rịa - Vũng Tàu: Công bố huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công bố huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 24/10, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng công nhận huyện Đất Đỏ đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Sở Công Thương Tiền Giang phối hợp với Công ty Fadoi Export tổ chức “Lễ khởi hành chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi Tiền Giang xuất khẩu sang Trung Quốc”.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Hải Dương: Tích cực cải thiện môi trường kinh doanh tạo

Hải Dương: Tích cực cải thiện môi trường kinh doanh tạo 'đòn bẩy' thu hút đầu tư

9 tháng năm 2024, Hải Dương thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 353,8 triệu USD; đồng thời thu hút đầu tư mới 41 dự án trong nước với vốn đăng ký 5.010,2 tỷ đồng.
Bắc Giang: 9 tháng, thu hút đầu tư FDI đạt trên 1,7 tỷ USD

Bắc Giang: 9 tháng, thu hút đầu tư FDI đạt trên 1,7 tỷ USD

Tính đến 30/9/2024, Bắc Giang đã thu thu hút đầu tư FDI đạt trên 1,7 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, bằng 84,8% cùng kỳ, xếp thứ 9 cả nước về lĩnh vực này.
Ngành Công Thương Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối, thúc đẩy thương mại Thủ đô

Ngành Công Thương Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối, thúc đẩy thương mại Thủ đô

Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Tây Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng gần 15% so với cùng kỳ

Tây Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng gần 15% so với cùng kỳ

Ngày 23/10, Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh trong tháng 10/2024 tăng gần 15% so với cùng kỳ.
Chủ tịch UBND Đắk Nông Hồ Văn Mười kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp đánh giá Chỉ số DDCI năm 2024

Chủ tịch UBND Đắk Nông Hồ Văn Mười kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp đánh giá Chỉ số DDCI năm 2024

Chủ tịch UBND Đắk Nông Hồ Văn Mười kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh tham gia khảo sát, đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI năm 2024.
Bắc Giang: Thêm gần 100 triệu USD rót vào các khu công nghiệp

Bắc Giang: Thêm gần 100 triệu USD rót vào các khu công nghiệp

Trong tháng 10/2024 đã có 5 dự án đầu tư mới vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang với tổng số vốn đăng ký gần 100 triệu USD và chấm dứt hoạt động 4 dự án.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động