Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vốn cho ‘Tam nông’ cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại

Theo ngân hàng, để thúc đẩy lĩnh vực “Tam nông” phát triển nhanh, bền vững chương trình tín dụng cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
Tín dụng nông nghiệp tăng mạnh Tín dụng nông nghiệp chiếm 25% tổng dư nợ của nền kinh tế Doanh nghiệp lúa gạo, thuỷ sản: Vốn ngân hàng “lúc không cần thì có, lúc khó lại không thấy”

Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt gần 3,3 triệu tỷ đồng

Tại Việt Nam, nông nghiệp - nông dân - nông thôn (Tam nông) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Đây cũng là vấn đề chiến lược luôn được Đảng, Nhà nước xác định là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và quan tâm ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn, xuyên suốt qua từng giai đoạn.

Thông tin tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy ‘Tam nông’ phát triển nhanh và bền vững” do Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước phối hợp Tạp chí Ngân hàng tổ chức ngày 9/10, bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Ngân hàng - cho biết, bám sát các chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong những năm qua, ngành Ngân hàng luôn xác định “Tam nông” là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng, do đó, đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tăng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực này.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã thường xuyên rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng và khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân trong mọi lĩnh vực ngành, nghề, trong đó có lĩnh vực “Tam nông”.

Vốn cho ‘Tam nông’ cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Ngân hàng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Giáp

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng để tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, như quy định chính sách trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND thấp hơn (đến đầu năm 2024 là 4%/năm) đối với các lĩnh vực ưu tiên, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; có chính sách khuyến khích tổ chức tín dụng giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, giảm hệ số rủi ro đối với các khoản vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hoặc đầu tư vào lĩnh vực này thông qua tái cấp vốn.

Làm rõ hơn các kết quả đạt được của ngành Ngân hàng trong việc đồng hành cùng lĩnh vực “Tam nông”, bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước - cho biết, đến nay, đã có trên 90 tổ chức tín dụng và gần 1.100 Quỹ Tín dụng nhân dân tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Mạng lưới tổ chức tín dụng không ngừng được mở rộng đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để giúp người dân tại các vùng kinh tế khó khăn tiếp cận được nguồn vốn vay, dịch vụ ngân hàng để phát triển.

Đáng chú ý, dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt gần 3,3 triệu tỷ đồng, chiếm 1/4 tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế; tăng gấp gần 4 lần sau 9 năm Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 55) được ban hành, với mức tăng trưởng luôn cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung.

Cụ thể, bình quân giai đoạn 2016 - 2023, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 16,27%, cao hơn mức tăng 14,91% của tín dụng chung toàn nền kinh tế. Chất lượng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn luôn được kiểm soát, với tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp.

Vốn cho ‘Tam nông’ cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại
Bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước phát biểu. Ảnh: Hoàng Giáp

Đầu tư tín dụng đã đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu sản xuất nông nghiệp từ sản xuất đến thu mua chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đến nhu cầu cho tiêu dùng của người dân tại khu vực nông thôn. Trong đó, tỷ trọng cho vay phục vụ thu mua, chế biến, bảo quản tiêu thụ nông lâm thuỷ sản, phục vụ công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp và tiêu dùng trên địa bàn nông thôn có xu hướng tăng.

Tín dụng đối với nhóm ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực có tỷ trọng tăng dần qua các năm, từ 31% năm 2016 lên gần 39% năm 2023, với tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ nông nghiệp, nông thôn bình quân. Đến cuối năm 2023, tín dụng đối với ngành lúa, gạo tăng 24,09% so với cuối năm 2022; thủy sản tăng 12,83%; cà phê tăng 21,56%; rau quả tăng 11,33%.

Cùng với đó, nguồn vốn tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng trên 60%/tổng nguồn lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2 (2016 - 2020), cao hơn so với tỷ lệ đặt ra tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg, đã góp phần hoàn thành Chương trình sớm 18 tháng so với mục tiêu đề ra và vượt mục tiêu 10 năm (giai đoạn 2010 - 2020); đến cuối năm 2023 vốn tín dụng thực hiện Chương trình đạt 1,9 triệu tỷ đồng, vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2021 - 2025).

Chia sẻ về hoạt động tín dụng “Tam nông” tại ngân hàng, ông Hoàng Minh Ngọc, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho biết, tỉ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong các năm qua luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng. Vốn tín dụng Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tạo việc làm và nâng cao đời sống, thu nhập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Vốn cho ‘Tam nông’ cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại
Ông Hoàng Minh Ngọc, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). Ảnh: Hoàng Giáp

Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cũng chia sẻ: “Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở khu vực nông thôn, nhất là vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, diện mạo khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khởi sắc rõ rệt”.

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Có thể thấy, dòng vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần thúc đẩy tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, thực hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, để người dân, doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng, tăng đầu tư vào chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, tín dụng lĩnh vực “Tam nông” còn gặp không ít khó khăn như: Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém, tiếp tục là thách thức lớn để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình phát triển, ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc; chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Mặt khác, phần lớn nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, còn thiếu liên kết trong các khâu sản xuất…

Bà Hà Thu Giang cho biết, phát triển tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn đối mặt với khó khăn trong cung ứng vốn giá rẻ, dài hạn. Bởi nguồn vốn chính để các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay khu vực này hiện nay là vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư, có kỳ hạn ngắn, lãi suất thị trường.

Vốn cho ‘Tam nông’ cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại
Hội thảo khoa học với chủ đề: “Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy ‘Tam nông’ phát triển nhanh và bền vững”. Ảnh: Hoàng Giáp

Bên cạnh đó, khó khăn còn đến từ việc cho vay không có tài sản đảm bảo, năng lực tài chính, năng lực quản trị của một bộ phận khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, phương án sản xuất kinh doanh còn chưa thuyết phục; khả năng quản lý được dòng tiền trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn…

Để hỗ trợ triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, bà Giang cho rằng, cần các giải pháp đồng bộ của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, như chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp, vấn đề đất đai trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các chuỗi liên kết nông nghiệp bền vững;... Trong đó, theo bà Giang, cần xem xét mở rộng đối tượng được bảo hiểm và hỗ trợ phí bảo hiểm đối với người nông dân canh tác với diện tích lớn, tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa.

Để thúc đẩy “Tam nông” phát triển nhanh và bền vững, ông Hoàng Minh Ngọc đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành xem xét xây dựng các chương trình tín dụng chính sách theo hướng tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, tránh tư tưởng ỷ lại vào vốn ngân sách Nhà nước, tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng hưởng lợi; ưu tiên cho Agribank làm ngân hàng phục vụ các dự án ủy thác đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên nhận vốn nhàn rỗi từ các quỹ của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, quỹ hỗ trợ sắp xếp đối với doanh nghiệp với lãi suất thấp để cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tạo thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm của khu vực nông nghiệp, nông thôn; có cơ chế xử lý nợ đối với khoản vay không có tài sản bảo đảm theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP.

Đối với các địa phương, ông Hoàng Minh Ngọc đề nghị các địa phương có giải pháp hỗ trợ việc thành lập và phát triển mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong các khâu của quá trình sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác; hỗ trợ phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Đồng thời, chỉ đạo các ngành, các cấp, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để kết hợp lồng ghép, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến các hộ nông dân từ đó giúp hộ sản xuất kinh doanh sử dụng vốn vay có hiệu quả…

Vốn cho ‘Tam nông’ cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại
Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội phát biểu. Ảnh: Hoàng Giáp

Để tín dụng chính sách đạt hiệu quả cao, ông Nguyễn Đức Hải cũng kiến nghị, tăng cường lồng ghép có hiệu quả giữa việc cho vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, đào tạo nghề, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Khuyến khích các địa phương cho vay ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện các nội dung của Chương trình đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định của pháp luật.

Trước những khó khăn trong hoạt động hỗ trợ cho lĩnh vực “Tam nông”, ông Vũ Duy Hưng - Phó Trưởng Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ Nông dân, Hội Nông dân Việt Nam - kiến nghị, Chính phủ tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn lớn hơn, thời gian vay dài hơn với lãi suất ưu đãi. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích ngành Ngân hàng tập trung cung cấp tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn; tạo môi trường thu hút các ngân hàng mở rộng thêm nhiều địa điểm giao dịch phục vụ cung cấp tín dụng cho người dân.

Duy Minh - Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nguồn vốn tín dụng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Người dân biết, hiểu về bảo hiểm tiền gửi thì sẽ có niềm tin khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng

Người dân biết, hiểu về bảo hiểm tiền gửi thì sẽ có niềm tin khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng

Vai trò của chính sách bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc với 2 ngân hàng CBBank và OceanBank

Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc với 2 ngân hàng CBBank và OceanBank

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, đã hoàn thiện phương án chuyển giao đối với 2 ngân hàng mua bắt buộc là CBBank và OceanBank.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp vay VND chỉ từ 2%/năm khi cầm cố bằng tiền gửi USD

Doanh nghiệp vay VND chỉ từ 2%/năm khi cầm cố bằng tiền gửi USD

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa ra mắt gói tín dụng siêu ưu đãi, cho phép doanh nghiệp vay VND chỉ từ 2%/năm khi cầm cố tiền gửi USD.
UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,4%

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,4%

Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế, UOB đã điều chỉnh dự báo tăng GDP của Việt Nam.
HOSE đưa thêm 3 mã cổ phiếu vào diện kiểm soát

HOSE đưa thêm 3 mã cổ phiếu vào diện kiểm soát

Các mã cổ phiếu SJF của Đầu tư Sao Thái Dương, PSH của Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu và DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á sẽ vào diện kiểm soát từ 11/10.
Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Dưới sự hậu thuẫn từ Tập đoàn Thành Công, Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC sẽ chính thức "chuyển nhà" sang HOSE vào cuối tháng 10 tới đây.
Ngân hàng mở đối diện với thách thức bảo mật thông tin, quản trị dữ liệu

Ngân hàng mở đối diện với thách thức bảo mật thông tin, quản trị dữ liệu

Dù mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, song phát triển ngân hàng mở vẫn đối mặt với nhiều thách thức về bảo mật thông tin, quản trị dữ liệu.
Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Ngày 07/10/2024 tại Hà Nội, Manulife Việt Nam và Techcombank công bố thông tin cập nhật về quan hệ đối tác độc quyền giữa hai bên tại Việt Nam.
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hải Phòng: Kịp thời giải ngân hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hải Phòng: Kịp thời giải ngân hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất

Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hải Phòng có 11.769 khách hàng, tổng dư nợ bị ảnh hưởng 530 tỷ đồng sau bão số 3, người dân mong được cấp vốn mới.
Tín dụng chính sách giúp 5,5 nghìn lượt người chấp hành xong án phạt tù có việc làm

Tín dụng chính sách giúp 5,5 nghìn lượt người chấp hành xong án phạt tù có việc làm

Nguồn vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù đã giúp 5,5 nghìn người “lầm lỗi” xóa bỏ mặc cảm, tự tin phát triển sản xuất kinh doanh, làm lại cuộc đời.
Các ngân hàng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2024 còn 13,2%, lo ngại lợi nhuận

Các ngân hàng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2024 còn 13,2%, lo ngại lợi nhuận 'đi lùi'

Theo kết quả điều tra mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã hạ dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 từ mức 14,1% xuống còn 13,2%.
Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng có quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) số tiền 1,34 tỷ đồng về hàng loạt sai phạm.
Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng

Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng

Cổ phiếu FRT thoát diện cắt margin là nhờ FPT Retail ghi nhận lợi nhuận dương trong báo cáo tài chính bán niên 2024.
Thị phần môi giới chứng khoán quý III: VPS vững

Thị phần môi giới chứng khoán quý III: VPS vững 'ngôi vương', FPTS lọt top 10

Các tên tuổi quen thuộc như VPS, SSI, TCBS, VNDirect vẫn chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, đã có những sự dịch chuyển thú vị ở top dưới.
Rút ngắn quy trình mở tài khoản đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài

Rút ngắn quy trình mở tài khoản đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang sửa quy định mở và sử dụng tài khoản đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài.
Bac A Bank đồng hành cùng chuỗi sự kiện ngày thẻ Việt Nam 2024

Bac A Bank đồng hành cùng chuỗi sự kiện ngày thẻ Việt Nam 2024

Bac A Bank đã có dịp giới thiệu với khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ những trải nghiệm thanh toán tiện lợi, thú vị và hiện đại cùng nhiều ưu đãi, quà tặng.
Chứng khoán KB Việt Nam được vinh danh hạng mục “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á”

Chứng khoán KB Việt Nam được vinh danh hạng mục “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á”

Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa ghi dấu ấn đặc biệt khi lần thứ ba liên tiếp được vinh danh hạng mục “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á”.
“Chạy nước rút” thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

“Chạy nước rút” thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Với việc giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng còn thấp, Bộ Tài chính đã yêu cầu thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Sóng Festival: Bữa tiệc công nghệ trong thanh toán số

Sóng Festival: Bữa tiệc công nghệ trong thanh toán số

Nhiều hình thức thanh toán mới và hiện đại đã được các ngân hàng giới thiệu tại Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival với chủ đề: Sống chill - Thanh toán chất.
Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9%

Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9%

Thu ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2024 ước tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi ngân sách nhà nước ước tăng 1,4%.
Tăng trưởng tín dụng nền kinh tế đạt 8,53%

Tăng trưởng tín dụng nền kinh tế đạt 8,53%

Theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 27/9/2024, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,53%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động