Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xây dựng đội ngũ chuyên trách trong phòng, chống hàng giả trên thương mại điện tử

Công tác chống buôn lậu trong thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn do hệ thống quy định của pháp luật chưa theo kịp tốc độ phát triển của thương mại điện tử.
Bốn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả trên thương mại điện tử Dồn lực cho "cuộc chiến" chống hàng giả trên thương mại điện tử Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử lý nghiêm các vi phạm, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh Quản lý thị trường cả nước xử lý trên 30.000 vụ vi phạm trong 7 tháng năm 2024

Vi phạm trên thương mại điện tử gia tăng cả về tính chất, mức độ

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Phó Trưởng Ban Thường trực ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) - cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo đã phát hiện, xử lý hơn 64.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, giảm 2,82% so với cùng kỳ năm 2023; thu nộp ngân sách hơn 6.000 tỷ đồng, giảm 7,53%.

Trong tổng số các vụ việc trên, có 55.133 vụ gian lận thương mại và gian lận về thuế; 3.010 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, lần lượt giảm 9,7% và tăng 8,55% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, đối với hoạt động vi phạm trên môi trường thương mại điện tử, báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, công tác chống buôn lậu trong thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn do hệ thống quy định của pháp luật chưa theo kịp tốc độ phát triển của thương mại điện tử.

Nhiều đối tượng lợi dụng sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội (facebook, zalo, tiktok...), hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… để kinh doanh hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng; thông qua dịch vụ bưu chính, schuyển phát nhanh để cất giấu, mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; thông qua hoạt động tạm nhập, tái xuất để vận chuyển hàng hóa có giá trị cao từ nước ngoài vào Việt Nam.

Tương tự, báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội cũng cho biết, trong 6 tháng năm 2024, hoạt động kinh doanh hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ.

Các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để kinh doanh hàng hóa xuất xứ nước ngoài nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng. Thậm chí các đối tượng bán hàng livestream trên các trang mạng xã hội facbook, youtube ở một nơi nhưng kho hàng thì được tập kết ở một nơi khác và thường không cố định gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm” - báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội nêu rõ.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Quản lý thị trường Hà Nội - lực lượng tiên phong, nòng cốt trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã kiểm tra 822 vụ, xử lý 815 vụ vi phạm về thương mại điện tử.

Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Xây dựng đội ngũ chuyên trách, giỏi chuyên môn nghiệp vụ
Các lực lượng chức năng kiểm tra điểm kinh doanh, tập kết hàng hóa tại Căn U04-L01 Khu đô thị mới Dương Nội và phát hiện hàng trăm ngàn sản phẩm hàng hóa vi pham. Ảnh: DMS

Điển hình, ngày 25/12/2023, Đội Quản lý thị trường số 11 - Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp với Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công an và Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương, Công an quận Hà Đông kiểm tra địa điểm kinh doanh, tập kết hàng hóa tại căn U04-L01 khu đô thị mới Dương Nội, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, có hành vi sử dụng Facebook, Tiktok để đăng ảnh chụp, quay trực tiếp và chốt đơn bán hàng, có 126.603 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, hàng gia dụng do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ, giá trị hàng hóa tạm giữ ước tính khoảng 21 tỷ đồng.

Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Xây dựng đội ngũ chuyên trách, giỏi chuyên môn nghiệp vụ
Kiểm tra kho hàng chứa trữ trên 3.000 máy tính bảng, điện thoại di động các loại và các loại mặt hàng khác do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ. Ảnh: DMS

Hay như, ngày 5/6/2024, Đội Quản lý thị trường số 10 phối hợp với Công an huyện Sóc Sơn phát hiện địa điểm kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Quản lý chuỗi cung ứng quốc tế, tại địa chỉ số 4, Kho Lăng, quốc lộ 2, thôn Đoài, xã Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội có khoảng 3.000 chiếc máy tính bảng, điện thoại di động các loại và các loại mặt hàng khác (thiết bị điện tử, đồ gia dụng, quần áo, mỹ phẩm…) do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ. Đây là vụ việc mà lực lượng chức năng mất thời gian dài theo dõi hàng hóa được đăng bán trên các nền tảng thương mại điện tử (Tiktop Shop), địa điểm kiểm tra là nơi tập kết hàng hóa trước khi vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

Dù vậy, ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội - cho rằng, công tác đấu tranh, phòng chống các hành vi vi phạm trên địa bàn Hà Nội đang còn nhiều vướng mắc. “Đối với các website thương mại điện tử bán hàng có đuôi “.vn” có thể tra cứu được chủ sở hữu tên miền và đơn vị quản lý, tuy nhiên các website có tên miền quốc tế với các đuôi như “.com", ".us", ".net"... còn gặp khó khăn trong quá trình xác định thông tin về chủ sở hữu, sử dụng website để làm căn cứ xử lý vi phạm” - Cục trưởng Chu Xuân Kiên dẫn chứng cụ thể và cho biết thêm, hiện nay vi phạm tại các trang mạng xã hội như zalo, facebook và các ứng dụng di động khó chứng minh vi phạm và không xác thực được đối tượng vi phạm trừ khi đối tượng thừa nhận vi phạm. Hiện nay chưa có đơn vị quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về các thông tin chủ sở hữu của các tài khoản mạng xã hội, ứng dụng di động nên còn gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng vi phạm.

Ngoài ra, việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp “ảo” không đơn giản. Các trang website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, cung cấp địa chỉ không đúng, có nhiều địa chỉ là nhà dân, là chung cư...

Xây dựng đội ngũ chuyên trách, chống hàng giả trên môi trường mạng

Đưa ra các giải pháp ngăn chặn, phòng chống hàng giả và các hành vi vi phạm trên môi trường thương mại điện tử, Cục trưởng Chu Xuân Kiên cho rằng, cần tăng cường, bổ sung các chế tài xử phạt, xử lý như: Đình chỉ hoạt động hoạt động kinh doanh, buộc thu hồi tên miền của website thương mại điện tử vi phạm, khóa tài khoản mạng xã hội, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp... Bởi nếu chỉ phạt tiền thì không mang tính chất răn đe, ngăn ngừa vi phạm, đặc biệt là đối với những cá nhân nổi tiếng thực hiện việc livestream bán hàng qua mạng trong một số vụ việc bị xử lý điển hình.

Song song đó, có sự hướng dẫn rõ quy định đăng ký kinh doanh về thương mại điện tử, đặc biệt là đối với cá nhân kinh doanh trên thương mại điện tử.

Đáng chú ý, Cục trưởng Chu Xuân Kiên cho rằng, cần một đội ngũ chuyên nghiệp được tập huấn đầy đủ, bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ. Không cần thành lập đơn vị mới mà chỉ cần quyết định bổ sung thêm cho các Đội Quản lý thị trường cơ động về chống buôn lậu và gian lận thương mại chức năng nhiệm vụ về chống gian lận thương mại trên môi trường internet, thương mại điện tử trên cơ sở cơ cấu tổ chức và nhân lực sẵn có.

Liên quan đến các giải pháp phòng chống các hành vi vi phạm trên thương mại điện tử, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia - cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ; tăng cường hợp tác quốc tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cùng đó, các lực lượng chức năng quyết liệt hơn, phối hợp tốt hơn trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó phải nêu cao vai trò của người đứng đầu. Các bộ, ngành, địa phương phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những lổ hổng về pháp lý, sai sót để nhắc nhở các lực lượng chức năng trong việc thực thi đạo đức công vụ; thường xuyên quan tâm, nâng cao năng lực của các lực lượng chức năng, nhất là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

Mặt khác, đổi mới hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường xử lý gần 3.600 vụ vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường xử lý gần 3.600 vụ vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã xử lý gần 3.600 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, thu về ngân sách 80,4 tỷ đồng.
Hà Nội chuẩn bị điều tra, rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Hà Nội chuẩn bị điều tra, rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Hà Nội điều tra, rà soát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố từ ngày 28/10 đến 15/11.
Hà Nội: Xử phạt hành chính 9 cơ sở y dược vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt hành chính 9 cơ sở y dược vi phạm quy định

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội - thành viên Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân gần 223 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề của 2 bác sĩ.
Thanh Hóa: Phát hiện, tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô không rõ nguồn gốc

Thanh Hóa: Phát hiện, tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa xử phạt một cơ sở kinh doanh 17 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 5 tạ măng khô dạng sợi không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cần Thơ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra các ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý

Cần Thơ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra các ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp bị xử phạt gần 800 triệu đồng

Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp bị xử phạt gần 800 triệu đồng

Công ty TNHH Vàng bạc Tuấn Hương bị xử phạt gần 800 triệu đồng về hành vi bán hàng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cửa hàng vàng TÚAN DIAMOND

Cửa hàng vàng TÚAN DIAMOND 'đóng cửa' sau phản ánh bán hàng giả mạo thương hiệu của Vuasanca

Thông tin từ Đội Quản lý thị trường số 4 cho biết, quá trình thẩm tra, xác minh, ghi nhận cửa hàng vàng, kim cương TÚAN DIAMOND đã “đóng cửa”.
Hà Nội: Khẩn cấp thu hồi 2 sản phẩm mỹ phẩm của nhãn hàng GAMMA

Hà Nội: Khẩn cấp thu hồi 2 sản phẩm mỹ phẩm của nhãn hàng GAMMA

Ngày 17/10/2024, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành 2 văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 2 sản phẩm mỹ phẩm nhãn hiệu GAMMA.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý vi phạm để kinh doanh lành mạnh, văn minh

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý vi phạm để kinh doanh lành mạnh, văn minh

Từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra tra 871 vụ, xử lý 476 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước gần 4,7 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Kiểm tra 17 hộ kinh doanh spa trên địa bàn

Tuyên Quang: Kiểm tra 17 hộ kinh doanh spa trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang sẽ kiểm tra 17 cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp spa trên địa bàn tỉnh.
Liên ngành 389 xử lý hơn 1.400 vụ vi phạm về buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái

Liên ngành 389 xử lý hơn 1.400 vụ vi phạm về buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái

Lực lượng liên ngành 389 Hà Nội đã xử lý hơn 1.400 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, thu về ngân sách hơn 119 tỷ đồng, góp phần ổn định thị trường.
Sóc Trăng: Triển khai kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp

Sóc Trăng: Triển khai kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp

Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp bán hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Quản lý thị trường Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh

Quản lý thị trường Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực, quyết liệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.
Điện Biên: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh

Điện Biên: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh

Cục Quản lý thị trường Điện Biên thông tin về việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.
Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế: Xuất sắc hoàn thành sớm kế hoạch đề ra

Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế: Xuất sắc hoàn thành sớm kế hoạch đề ra

Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế triển khai đồng bộ các giải pháp, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát; hoàn thành sớm kế hoạch đề ra.
Lai Châu: Xử phạt chủ hộ kinh doanh hàng online bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Xử phạt chủ hộ kinh doanh hàng online bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chủ hộ kinh doanh có tài khoản facebook ‘‘Lý Yến Đặc Sản Tây Bắc" vừa bị quản lý thị trường Lai Châu xử phạt vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Hà Nội: Bắt giữ đối tượng ngụy trang shipper vận chuyển khí cười

Hà Nội: Bắt giữ đối tượng ngụy trang shipper vận chuyển khí cười

Lực lượng CSGT Hà Nội bắt giữ một đối tượng vận chuyển khí cười tại quận Cầu Giấy, bàn giao cho Công an phường Mai Dịch điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Quảng Bình: Phát hiện 21 động cơ diesel nhập lậu vận chuyển qua địa bàn

Quảng Bình: Phát hiện 21 động cơ diesel nhập lậu vận chuyển qua địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã lập biên bản vi phạm hành chính một trường hợp khi vận chuyển 21 động cơ diesel nhập lậu qua địa bàn.
Lạng Sơn: Tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén có dấu hiệu vi phạm

Lạng Sơn: Tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén có dấu hiệu vi phạm

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn thông tin, lực lượng chức năng vừa tạm giữ 200 đồng hồ đo áp suất đường khí nén không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá và sở hữu trí tuệ

Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá và sở hữu trí tuệ

Trong tháng 9/2024, Hà Nội xử phạt 2 đơn vị vi phạm về tiêu chuẩn, chất lượng và sở hữu trí tuệ, tổng số tiền 32 triệu đồng, nhằm đảm bảo minh bạch kinh doanh.
Hà Nội mạnh tay xử lý 291 vụ gian lận thương mại, phạt hơn 3 tỷ đồng trong tháng 9

Hà Nội mạnh tay xử lý 291 vụ gian lận thương mại, phạt hơn 3 tỷ đồng trong tháng 9

Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 291 vụ vi phạm trong tháng 9/2024, phạt hơn 3 tỷ đồng nhằm ổn định thị trường và ngăn chặn gian lận thương mại.
Lào Cai: Xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas

Lào Cai: Xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas

Ngày 14/10, Cục Quản lý thị trường Lào Cai thông tin về việc xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas được bảo hộ.
Đà Nẵng: Xử phạt 72,5 triệu đồng đối với 4 cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Đà Nẵng: Xử phạt 72,5 triệu đồng đối với 4 cửa hàng kinh doanh xăng dầu

9 tháng năm 2024, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã kiểm tra 19 cơ sở kinh doanh xăng dầu, xử phạt 4 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 72,5 triệu đồng.
Bắc Giang: Tiêu hủy gần 116 nghìn sản phẩm giả nhãn hiệu lớn

Bắc Giang: Tiêu hủy gần 116 nghìn sản phẩm giả nhãn hiệu lớn

Sáng 13/10, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang cho biết vừa phối hợp với các lực lượng chức năng tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm tịch thu trong năm 2024.
Gia Lai: Xử lý hơn 1.700 vụ buôn lậu, hàng giả trong 9 tháng

Gia Lai: Xử lý hơn 1.700 vụ buôn lậu, hàng giả trong 9 tháng

9 tháng năm 2024, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai đã phát hiện, xử lý 1.709 vụ/1.536 đối tượng vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động