Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xúc tiến thương mại: “Chắp cánh” cho xuất khẩu nông sản Sơn La

Những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông sản của tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả nổi bật.
Tăng năng lực chế biến, nâng giá trị nông sản Sơn La

Đồng bộ giải pháp

Sơn La là một trong những vựa nông sản lớn nhất nước ta với sản lượng dồi dào, chất lượng vượt trội. Tuy nhiên, những năm gần đây, giống như nhiều địa phương khác, Sơn La cũng gặp những khó khăn trong công tác tiêu thụ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chưa kể, nông sản Viêt Nam nói chung và sản phẩm nông sản Sơn La nói riêng phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết đã có hiệu lực.

Trước tình hình đó, tỉnh Sơn La đã chỉ quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, phục hồi sản xuất và ổn định thu nhập của người dân. Trong đó, tập trung vào 06 nhóm giải pháp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ, xuất khẩu chính.

Xúc tiến thương mại: “Chắp cánh” cho xuất khẩu nông sản Sơn La
Nhãn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Sơn La

Cụ thể, tỉnh Sơn La đã ban hành hàng loạt các văn bản để tăng cường công tác cung cấp thông tin, dự báo và phân tích thị trường tiêu thụ, xuất khẩu để kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp, HTX nhằm định hướng sản xuất, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá thông qua các hội nghị xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, các tuần hàng trưng bầy giới thiệu và bán sản phẩm. Duy trì các điểm bán sản phẩm Ocop, sản phẩm nông sản an toàn,..

Thời gian qua, tỉnh Sơn La còn tập trung kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước: Phối hợp với các các tỉnh, thành phố có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An... để kết nối đưa các sản phẩm nông sản vào tiêu thụ tại các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, các bếp ăn tập thể, nhà hàng…

Đặc biệt, những năm vừa qua, Sơn La đã tăng cường thu hút đầu tư và đẩy mạnh hoạt động sơ chế, chế biến nông sản. Cụ thể, tiếp tục tập trung thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Đôn đốc, hỗ trợ các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến thi công và hoàn thiện các nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ các hợp tác xã, hộ dân phát triển các mô hình sơ chế, chế biến các sản phẩm quả để tăng thời gian dự trữ, bảo quản, tăng giá trị sản phẩm và phong phú sản phẩm hoa quả chế biến của tỉnh (Quyết định 1818/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 về phương án hỗ trợ đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn và nông sản khác năm 2021).

Tỉnh Sơn La cũng hỗ trợ phát triển thương mại điện tử thông qua việc tổ chức tập huấn, đào tạo về thương mại điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các sản thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước. Tổ chức các chương trình trực tuyến (livestream)...; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng thương mại điện tử thông qua các sàn thương mại điện tử (Sendo, Voso…)

Nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, tỉnh đã tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cam kết trong các Hiệp định thương mại, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA… tới doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tận dụng cơ hội, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Song song với đó, chủ động làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao... đề nghị hỗ trợ tỉnh Sơn La mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU vừa ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) với Việt Nam; hỗ trợ tỉnh Sơn La tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới.

Xuất khẩu là điểm sáng

Với những nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ như trên và sự chủ động vào cuộc của các cấp, các ngành, đến nay, hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm trái cây của tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả khả quan.

Xúc tiến thương mại: “Chắp cánh” cho xuất khẩu nông sản Sơn La
Thanh long là sản phẩm xuất khẩu chủ lực

Cụ thể, sản phẩm trái cây tỉnh Sơn La đã được các đối tác chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, từng bước xây dựng và khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm nông sản của tỉnh đã giới thiệu và xuất khẩu sang thị trường 21 nước, vùng lãnh thổ.

Bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc, sản phẩm trái cây của tỉnh đã xuất khẩu vào các thị trường mới, có tiềm năng như sản phẩm mận hậu xuất sang thị trường Singapore, Malaysia; sản phẩm xoài xuất sang thị trường Nga, Úc, Mông Cổ…; sản phẩm nhãn xuất sang thị trường Anh, Ba Lan, Hàn Quốc…; sản phẩm chanh leo sang thị trường Pháp, Thụy Điển; sản phẩm thanh long sang thị trường Nga. Các đối tác nhập khẩu trái cây nước ngoài đều đánh giá cao chất lượng trái cây của tỉnh.

Giá trị nông sản tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La năm 2021 đạt 150 triệu USD (chiếm 93% tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La năm 2021); Giá trị nông sản tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La 09 tháng đầu năm 2022 ước đạt trên 115 triệu USD (chiếm 92,5% tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La 09 tháng đầu năm 2022).

Nhìn chung các sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La đã khẳng định được chất lượng, thương hiệu tại thị trường trong nước và các nước nhập khẩu, sản lượng nông sản các năm cơ bản đều được tiêu thụ hết với giá cả hợp lý và tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của người dân, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD.

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Là thành viên của 2 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam và Chile có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép.
Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Giá heo hơi ở mức ổn định 60.000 - 70.000 đồng/kg, nguồn cung thịt heo trong nước không cao khiến lượng nhập khẩu thịt heo tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay.
Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim lớn nhất của Việt Nam, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 98,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ.
10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 346.283 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 10 tháng năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt 881,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 162,6 triệu USD.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, 10 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 168,5 tỷ USD.
Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Với việc nâng cao chất lượng, gạo Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu, đang khẳng định và giữ thị phần tại thị trường thế giới.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Tính đến ngày 15/10/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm gần đạt con số 650 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hoá tăng 14,9%.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động