Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Tăng liên kết, nâng cao chuỗi giá trị

Nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập, các chuyên gia cho rằng, cần củng cố, tăng cường hơn các mối liên kết trong ngành.
Chuyển đổi số: Cơ hội nâng sức cạnh tranh ngành dịch vụ logistics 5 giải pháp phát triển dịch vụ logistics cho Đồng bằng sông Cửu Long Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Việt Nam

Dịch vụ logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao

Ngày 28/6, Hiệp hội Logistics Hà Nội (HLNA) phối hợp Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Hội thảo “Logistics thúc đẩy liên kết ngành và nâng cao chuỗi giá trị”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, hiệp hội cùng thúc đẩy việc hợp tác, góp phần nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp và các hiệp hội như: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội (HAMI)…

Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Tăng liên kết, nâng cao chuỗi giá trị
Các diễn giả chia sẻ tại Hội thảo “Logistics thúc đẩy liên kết ngành và nâng cao chuỗi giá trị”

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, trị giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, trong thời gian vừa qua dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt 14-16%, tỷ lệ 6 doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP.

Còn theo bảng xếp hạng Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Đặc biệt, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép. Việt Nam hiện có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2010 đến nay tăng 4,6 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 730,21 tỷ USD tỷ USD năm 2022, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Năm 2022, Việt Nam có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt các doanh nghiệp đã tận dụng các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có ký kết FTA.

Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu, mức bán lẻ hàng hóa trong nước tăng trưởng cũng đòi hỏi nhu cầu dịch vụ logistics phát triển. Tính riêng giai đoạn 2010-2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng hơn 3 lần tư 1.254 nghìn tỷ (2010) lên 3.815 nghìn tỷ (2020) tạo nguồn cầu cho dịch vụ logistics, lưu thông hàng hóa trong nước.

Để đạt được những thành công trên, không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của ngành dịch vụ logistics. Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế- ông Trần Thanh Hải khẳng định.

Theo ông Trần Thanh Hải, nếu nền kinh tế là một bộ máy thì có thể ví logistics như dầu bôi trơn cho bộ máy đó vận hành thông suốt, đạt được công suất lớn nhất với chi phí nhiên liệu ít nhất và độ bền cao nhất. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển đồng bộ, nhịp nhàng một khi chuỗi logistics hoạt động liên tục.

Chính vì vậy mà vai trò của logistics ngày càng được đề cao trong nền kinh tế quốc dân, trở thành nhân tố hỗ trợ cho dòng chu chuyển của các giao dịch kinh tế, đồng thời cũng là một hoạt động quan trọng đối với hoạt động kinh doanh hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ - ông Trần Thanh Hải nói.

Đẩy mạnh liên kết, nâng cao sức cạnh tranh

Bên cạnh những kết quả đạt được ngành logistics Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như chưa khai thác hết được lợi thế địa kinh tế và tương xứng với tiềm năng của mỗi địa phương; cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin... cả trong nước và với khu vực còn chưa cao nên hiệu quả hoạt động logistics còn nhiều bất cập. Chi phí dịch vụ còn cao, chất lượng cung cấp một số dịch vụ chưa cao, trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt.

Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Tăng liên kết, nâng cao chuỗi giá trị
Ký kết MOU giữa Hiệp hội Logistics Hà Nội (HNLA) và Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội (HAMI)

Ông Trần Thanh Hải cho rằng, một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của logistics chính là sự thiếu liên kết giữa các bên của chuỗi cung ứng và các bên liên quan của ngành, thể hiện qua tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics ở Việt Nam còn thấp so với các nước phát triển khác.

Vì vậy, trong thời gian tới, nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics, bên cạnh những giải pháp căn cơ đã và đang được các cấp, các bên tích cực triển khai thực hiện như hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách môi trường kinh doanh; hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng của doanh nghiệp dịch vụ logistics; phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu tạo nguồn hàng cho ngành dịch vụ logistics… thì một giải pháp cần tập trung triển khai chính là việc củng cố, tăng cường các mối liên kết trong ngành.

Cụ thể, cần tăng cường thực hiện hiện liên kết các vùng kinh tế, gồm liên kết liên vùng và nội vùng trong xây dựng hệ thống logistics; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý, bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, thực thi cơ chế chính sách về hoạt động logistics và các chính sách hỗ trợ khác; tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp thông qua cầu nối là các hiệp hội

Ngoài ra, tăng cường liên kết giữa các hiệp hội doanh nghiệp về logistics, giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau, giữa các hiệp hội doanh nghiệp logistics và các hiệp hội ngành hàng, giữa các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh hợp tác giữa nhà trường - doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ ngành logistics.

Ông Nguyễn Công Cường, Phó Chủ tịch HAMI cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp và bất ổn như hiện nay, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đã đặt ra cho ngành công nghiệp sản xuất và ngành logistics những thách thức không hề nhỏ.

Chúng ta đều hiểu ngành công nghiệp sản xuất tạo ra các sản phẩm và hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong khi đó, ngành logistics lại là ngành chịu trách nhiệm vận chuyển và quản lý hàng hóa, đảm bảo sự liên kết giữa nguồn cung ứng và điểm tiêu thụ - ông Nguyễn Công Cường nhấn mạnh, đồng thời chia sẻ, chính điều đó đã tạo ra mối quan hệ đối tác quan trọng giữa hai ngành và đây cũng là tiền đề cho sự hợp tác lâu dài giữa HAMI và HLNA.

Tại hội thảo, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch VASI đã thông tin về những cơ hội của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam, đó là cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng giá trị nội địa để đóng góp nhiều hơn vào chuỗi cung ứng; tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính do điều chỉnh chuỗi cung ứng sau Covid-19; tăng cường thu hút FDI, trước xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất sang Việt Nam, tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường thu hút FDI, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Mặt khác, các nước thúc đẩy liên kết kinh tế song phương và khu vực, việc phê chuẩn các hiệp định tự do thế hệ mới CPTPP, EVFTA… diễn ra khẩn trương hơn, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong các ngành công nghệ cao, đặc biệt là điện tử... Trước những cơ hội đó, hoạt động logistics cho chuỗi cung ứng của ngành điện tử cần đảm bảo tính chuyên nghiệp; dịch vụ kịp thời, độ tin cậy, tính đa dạng và phản ứng nhanh.

Thị trường logistics có sự tham gia của hơn 5.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 3PL, trong đó chiếm 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn nằm trong danh sách 50 công ty logistics thế giới lớn nhất như: DHL, Kuehne + Nagel, DSV, DB Schenker…
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì thông suốt

Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì thông suốt

Thêm thời gian thông quan, tăng cường điều tiết phương tiện, lực lượng chức năng tại các cửa khẩu nỗ lực đảm bảo hàng hóa lưu thông suốt.
Ngành dệt may hướng về chuyển đổi xanh, bắt kịp xu hướng toàn cầu

Ngành dệt may hướng về chuyển đổi xanh, bắt kịp xu hướng toàn cầu

Triển lãm quốc tế chuyên ngành công nghiệp dệt may SaigonTex & SaigonFabric 2024 đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, chú trọng đến các giải pháp chuyển đổi xanh.
Việt Nam trở thành "miền đất lành" cho các nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc)

Việt Nam trở thành "miền đất lành" cho các nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc)

Nhiều doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đặt niềm tin vào Việt Nam khi không ngừng mở rộng nhà máy sản xuất trên các lĩnh vực.
Hàng nghìn sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến hội tụ tại Triển lãm Vietbuild TP. Hồ Chí Minh 2024

Hàng nghìn sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến hội tụ tại Triển lãm Vietbuild TP. Hồ Chí Minh 2024

Hàng nghìn sản phẩm mới, thiết bị máy móc tiên tiến, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất hội tụ tại Triển lãm quốc tế Vietbuild TP. Hồ Chí Minh 2024.
Quý I/2024, xuất khẩu phân bón tăng mạnh so với cùng kỳ

Quý I/2024, xuất khẩu phân bón tăng mạnh so với cùng kỳ

Hết quý I/2023, xuất khẩu phân bón đã thu về hơn 207 triệu USD với 499.786 tấn, tăng 23,3% về lượng và tăng 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 585.000 tấn

Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 585.000 tấn

Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 585.696 tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt gần 1,93 tỷ USD, tăng mạnh 56,7%.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn lần thứ hai đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự kiến giảm 2% trong quý I/2024

Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự kiến giảm 2% trong quý I/2024

Xuất khẩu mực, bạch tuộc trong quý I/2024 dự kiến đạt khoảng 136 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ giá cao, kim ngạch xuất khẩu cà phê quý I/2024 tăng vọt 57,3%

Nhờ giá cao, kim ngạch xuất khẩu cà phê quý I/2024 tăng vọt 57,3%

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đi các thị trường đạt kim ngạch 1,93 tỷ USD, tăng mạnh 57,3% chủ yếu nhờ giá cà phê tăng.
Giá cà phê leo đỉnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lo không có hàng để bán

Giá cà phê leo đỉnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lo không có hàng để bán

Mặc dù giá cà phê xuất khẩu cũng như trong nước đang ở mức rất cao song lại xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp tạm ngưng bán vì lo hết hàng.
Đối mặt nhiều rào cản, doanh nghiệp ngành tôm ứng phó ra sao?

Đối mặt nhiều rào cản, doanh nghiệp ngành tôm ứng phó ra sao?

Để ứng phó với vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm từ Mỹ, các doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu tốt nhất giải trình cho phía DOC nếu bị yêu cầu.
Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng 178%

Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng 178%

Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong tháng 3 tăng 178% về sản lượng so với tháng trước, đạt 645 tấn, chiếm tỷ trọng gần 65%.
Ấn Độ ban hành bản câu hỏi điều tra chống trợ cấp kính cường lực

Ấn Độ ban hành bản câu hỏi điều tra chống trợ cấp kính cường lực

Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ đã thông báo ban hành Bản câu hỏi điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng kính cường lực nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.
Hết quý I/2024, xuất khẩu gạo thu về gần 1,4 tỷ USD

Hết quý I/2024, xuất khẩu gạo thu về gần 1,4 tỷ USD

Hết quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 2,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đề xuất chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại quy mô lớn tại khu vực Tây Nguyên

Đề xuất chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại quy mô lớn tại khu vực Tây Nguyên

Chuỗi sự kiện "Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên" được kỳ vọng thúc đẩy quảng bá hình ảnh cho các địa phương.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Yêu cầu bổ sung hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng chống bán phá giá thép cán nóng

Yêu cầu bổ sung hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng chống bán phá giá thép cán nóng

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã có yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép cán nóng (HRC).
Giá cà phê xuất khẩu suy yếu nhẹ do lực bán kỹ thuật

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu nhẹ do lực bán kỹ thuật

Thị trường diễn biến trái chiều. Giá cà phê Arabica giảm sau thời gian tăng mạnh trước đó. Còn Robusta dứt đà lao dốc, phục hồi ở mốc giao hàng tháng 7/2024.
Indonesia tiếp tục mở thầu 300.000 tấn gạo, thêm yếu tố tích cực cho thị trường

Indonesia tiếp tục mở thầu 300.000 tấn gạo, thêm yếu tố tích cực cho thị trường

Dù đầu tuần này giá gạo toàn cầu vẫn tiếp đà giảm song việc Indonesia công bố mở thầu 300.000 tấn gạo được cho là yếu tố tích cực giúp giá gạo sớm tăng lại.
Kỳ vọng “cú hích” mới với làn sóng đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam

Kỳ vọng “cú hích” mới với làn sóng đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, điện tử bán dẫn, đổi mới sáng tạo...
Quý I/2024, xuất khẩu mây, tre, cói thu về 212,07 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu mây, tre, cói thu về 212,07 triệu USD

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 212,07 triệu USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội chợ công thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên 2024

Sắp diễn ra Hội chợ công thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên 2024

UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 11/01/2024 về việc tổ chức Hội chợ công thương vùng Tây Bắc – Điện Biên năm 2024.
Lo ngại tình trạng hạn hán khiến giá cà phê xuất khẩu tăng

Lo ngại tình trạng hạn hán khiến giá cà phê xuất khẩu tăng

Giá cà phê xuất khẩu tăng nhưng cà phê Việt Nam đã cạn dần, tồn trong kho không nhiều. Lo ngại tình trạng hạn hán khiến giá cà phê tăng mạnh tuần qua.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ logistics: Kiến nghị từ các địa phương

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ logistics: Kiến nghị từ các địa phương

Vai trò quản lý nhà nước lĩnh vực dịch vụ logistics của ngành Công Thương các địa phương khá mờ nhạt, nhiều đơn vị kiến nghị sửa Nghị định 163/2017/NĐ-CP.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động