Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

680 căn nhà xây dựng trái phép ở Đồng Nai và chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”

Nhiều doanh nghiệp thi công dự án khi chưa đủ điều kiện pháp lý, chính quyền địa phương ở đâu? Chuyện "con voi chui lọt lỗ kim" như vụ việc ở Đồng Nai là ví dụ.
Đồng Nai: Bắt chủ tịch xã và một chuyên viên do để xây 680 căn nhà trái phép Hà Tĩnh xử phạt Công ty HANO-VID gần 4 tỷ đồng vì chưa được giao đất đã thi công xây dựng

Thời gian qua, thị trường bất động sản phát triển nóng vì thế đã kéo theo nhiều hệ lụy. Theo đó, nhiều chủ đầu tư triển khai xây dựng dự án, hay việc đưa bất động sản vào kinh doanh dù chưa đủ điều kiện pháp lý. Việc này đã dẫn đến không ít những vụ tranh chấp xảy ra, thậm chí cơ quan công an phải vào cuộc điều tra, khởi tố. Đáng chú ý, những vụ việc sai phạm ấy diễn ra trong thời gian dài, nhưng không bị chính quyền địa phương phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời và đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Đơn cử, tháng 5/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, để tiến hành điều tra, làm rõ các sai phạm trong quá trình thực hiện dự án Khu dân cư Tân Thịnh (tại xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai). Dự án này do Công ty cổ phần đầu tư LDG làm chủ đầu tư. Sau đó, cơ quan điều tra đã khởi tố nhiều bị can là nguyên lãnh đạo, chuyên viên các phòng Quản lý đô thị và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom...

Theo Kết luận thanh tra toàn diện dự án Khu dân cư Tân Thịnh xác định, đến thời điểm thanh tra, Công ty cổ phần LDG chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và chưa được cấp giấy phép xây dựng để đầu tư xây dựng dự án. Tuy nhiên, công ty này đã tổ chức thi công công trình từ năm 2018 đến 2020 gồm: 680 căn nhà, trong đó, 198 căn biệt thự, 290 căn nhà liền kề đã thi công xong và 192 căn nhà liền kề đang thi công dang dở. Ngoài ra, công ty này đã thi công hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, điện, xử lý nước thải công viên cây xanh...

680 căn nhà xây dựng trái phép ở Đồng Nai và chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”
Chính quyền địa phương chưa làm hết trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm nghiêm trọng về đất đai, xây dựng?

Cũng liên quan đến việc chủ đầu tư thi công dự án bất động sản theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”, vào ngày 26/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh đã ký ban hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai và khắc phục hậu quả đối với Công ty cổ phần Bất động sản HANO-VID (Công ty HANO-VID) với tổng số tiền gần 4 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp trên cũng có hành vi vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư (không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định) và bị phạt 40 triệu đồng.

Trước đó, vào tháng 7/2020, Công ty HANO-VID được tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt là đơn vị trúng thầu dự án khu dân cư đô thị Bắc Phố Châu (tại thị trấn Phố Châu và xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) với tổng diện tích 10,8 ha, tổng vốn đầu tư 799 tỷ đồng. Thế nhưng đến nay, dù chưa được UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định giao đất, nhưng Công ty HANO-VID đã triển khai xây dựng rất nhiều hạng mục.

Từ những vụ việc trên cho thấy, dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm, thế nhưng, qua đó cũng thể hiện rất nhiều bất cập trong công tác quản lý, xử lý vi phạm về đất đai, xây dựng của các cấp chính quyền sở tại. Đây là bài toán nan giải không phải chỉ ở 2 tỉnh trên, mà còn ở nhiều địa phương khác trên cả nước.

Trước hết, việc chính quyền địa phương có chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đến đầu tư là điều cần được phát huy và không ngừng đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai dự án phải căn cứ trên các quy định pháp luật, chứ không phải theo kiểu “bỏ mặc làm ngơ” trước sai phạm của doanh nghiệp.

Ở đây, các doanh nghiệp tổ chức thi công dự án bất động sản không phải một sớm một chiều, mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian dài, ngay giữa thanh thiên bạch nhật. Vì vậy, chính quyền địa phương nếu có cũng không thể biện minh theo kiểu do thiếu cán bộ kiểm tra, giám sát hay doanh nghiệp thi công lén lút. Nếu các cấp chính quyền địa phương từ cơ sở và cơ quan quản lý làm hết trách nhiệm, thì liệu có để cho những vụ việc “con voi chui lọt lỗ kim” hay không?

Đáng nói, trong nhiều vụ việc sai phạm bị khởi tố điều tra, đưa ra xét xử, có không ít trường hợp người tiếp tay cho hành vi vi phạm là những cán bộ, lãnh đạo đương chức, đương quyền. Rõ ràng, nếu như đã có việc “bật đèn xanh” của những người có thẩm quyền, chức năng quản lý, thì dễ hiểu khi các tổ chức, cá nhân ngang nhiên thực hiện hành vi vi phạm, thậm chí với quy mô, mức độ lớn.

Như ở vụ việc tại Đồng Nai, nhiều cán bộ từng là lãnh đạo, chuyên viên đã bị điều tra, khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Còn về phía doanh nghiệp - Công ty cổ phần LDG, dù chưa được giao đất, đơn vị này đã thực hiện trót lọt việc xây dựng 680 căn nhà từ năm 2018 đến 2020, mà không hề bị ngăn chặn, xử lý dứt điểm ngay từ khi bắt đầu phát sinh vi phạm.

Chắc chắn những cán bộ thiếu trách nhiệm, hay lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ trên sẽ bị cơ quan pháp luật xử lý nghiêm minh, nhưng việc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra như thế nào thì cần phải nhắc đến nhiều. Không những thế, những vụ việc như trên sẽ tạo tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp khác thích làm ăn chộp giật, chạy theo lợi ích trước mắt và thi công theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô”. Hơn nữa, việc này sẽ làm xấu đi môi trường đầu tư và hình ảnh của địa phương trong công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn.

Chính vì vậy, bên cạnh việc chính quyền địa phương cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm, thì các cán bộ, đảng viên ở các cơ quan đơn vị phải tự giáo dục bản thân, chấp hành nghiêm chỉnh những điều đảng viên không được làm và tuân thủ các quy định pháp luật. Đặc biệt, cần kiên quyết đấu tranh lại những hành vi tham nhũng, tiêu cực, nạn “phong bì” và bảo kê, hay cố tình làm ngơ trước sai phạm của doanh nghiệp. Khi phát hiện ra sai phạm cần xử lý nghiêm minh, tránh tình trạng xử lý theo kiểu "bắt cóc bỏ đĩa", hay hợp thức hóa cho sai phạm...

Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp đầu tư cần tuân thủ các quy định pháp luật, không bất chấp thi công theo kiểu “tiền trảm hậu tấu” và phải có định hướng phát triển bền vững. Có như vậy, sẽ không còn những vụ việc “con voi chui lọt lỗ kim” và để lại những hậu quả như trên.

Khôi Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đồng Nai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Hành động lợi dụng sự việc đang được cả nước quan tâm để câu view, trục lợi không phải là mới mà như một 'đại dịch' đang lây lan, cần phải nghiêm trị.
Từ chuyện Fake sao kê: Đừng lợi dụng thiên tai để “đánh bóng” bản thân!

Từ chuyện Fake sao kê: Đừng lợi dụng thiên tai để “đánh bóng” bản thân!

Bản sao kê hơn 12.000 trang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được công bố đã khiến mạng xã hội được phen xôn xao, không ít người “tái mặt” vì sự “flex” quá lố.
Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Đứng ngay tại thôn Làng Nủ, chứng kiến nơi bão lũ để lại hậu quả tang thương nhất tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã không cầm được nước mắt.
Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Trong bối cảnh thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc, một số người đưa lên mạng xã hội những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực.
Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Trước tin báo bão về, khi bão đổ bộ, chúng ta cần thấy tinh thần chống bão thật khẩn trương và quyết liệt trong dân.

Tin cùng chuyên mục

Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng

Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng 'làm hàng'!

Cơn bão số 3 qua đi để lại mưa, lũ quét, sạt lở đất xảy ra liên hoàn trên nhiều địa phương phía Bắc cùng những tổn thất hết sức to lớn, hết sức đau thương.
Sáng lên tinh thần đoàn kết giữa bộn bề bão lũ!

Sáng lên tinh thần đoàn kết giữa bộn bề bão lũ!

Giữa bộn bề bão lũ tàn phá, tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia của người dân sẽ tạo sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách.
Những người lính thời bình

Những người lính thời bình

Dù không mưa bom bão đạn, không tiếng súng xuyên đêm, trong thời bình vẫn có những chiến sỹ hy sinh thân mình để bảo vệ đồng đội, nhân dân.
Từ vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Để từ thiện không phải là một

Từ vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Để từ thiện không phải là một 'nghề' bất chính

Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng không chỉ là vấn đề bạo hành trẻ em, lợi dụng lòng thương mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về 'nghề' từ thiện.
Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!

Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!

Nhìn loạt gốc cây không có bầu đất, trơ vài cọng rễ, trong khi lá lại um tùm, mất cân đối giữa ngọn và gốc, tôi hiểu vì sao cây dễ bị bão quật đổ như vậy.
Người dân mong muốn gì sau hàng trăm cây xanh ở thành phố Thanh Hóa đổ gãy?

Người dân mong muốn gì sau hàng trăm cây xanh ở thành phố Thanh Hóa đổ gãy?

Mặc dù bão số 3 không trực tiếp vào tỉnh Thanh Hóa, nhưng hàng trăm cây xanh ở TP. Thanh Hóa đã bị đổ gãy, người dân cho rằng nguyên nhân do không cắt tỉa cành.
Làm gì để không còn tình trạng bạo hành như ở “Mái ấm Hoa Hồng”?

Làm gì để không còn tình trạng bạo hành như ở “Mái ấm Hoa Hồng”?

Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) không chỉ là vấn đề bạo lực mà còn liên quan đến việc lợi dụng lòng tốt của cộng đồng.
Khi

Khi ''Mái ấm Hoa Hồng" trở thành địa ngục

Những hành vi, thái độ đối xử không mang tính người đã xảy ra ở Mái ấm Hoa Hồng! Điều này không chỉ gây ra nỗi kinh hoàng mà còn xen lẫn sự đau xót...
Viết trong ngày khai giảng: Hãy để năm học mới luôn là niềm kỳ vọng

Viết trong ngày khai giảng: Hãy để năm học mới luôn là niềm kỳ vọng

Hàng triệu học sinh, nhà giáo trên mọi miền cả nước đã có một ngày khai giảng tràn ngập niềm vui cùng sự kỳ vọng lớn lao về một năm học mới.
Băn khoăn trong quản lý dạy thêm và học thêm?

Băn khoăn trong quản lý dạy thêm và học thêm?

Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến được cho là vẫn khó có thể quản lý việc dạy thêm, học thêm.
Dạy thêm và học thêm: Chuyện có khó bàn?

Dạy thêm và học thêm: Chuyện có khó bàn?

Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, câu chuyện dạy thêm, học thêm tiếp tục được quan tâm, nhất là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo có dự thảo thông tư mới.
Lòng yêu nước: Ngọn lửa bất diệt, soi sáng con đường lịch sử dân tộc

Lòng yêu nước: Ngọn lửa bất diệt, soi sáng con đường lịch sử dân tộc

Trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua, lòng yêu nước của nhân dân ta lại được thể hiện rõ nét qua nhiều hành động ý nghĩa, những phong trào sôi nổi và đầy tự hào.
Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia: Cần làm gì để giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ?

Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia: Cần làm gì để giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ?

Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia, có thể thấy, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là việc quan trọng hơn bao giờ hết.
Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển hạ tầng giao thông

Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển hạ tầng giao thông

Từ thành công của đường dây 500 kV mạch 3, tinh thần ‘Chỉ bàn làm, không bàn lùi’ là giải pháp để tiếp tục thực hiện các dự án phát triển hạ tầng giao thông.
Bài học đắt giá sau những phát ngôn của nam sinh: Cần thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ

Bài học đắt giá sau những phát ngôn của nam sinh: Cần thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ

Sự việc đáng tiếc của cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đã trở thành bài học đắt giá nhưng điều quan trọng là cần sửa thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ.
Cát nơi ‘đắp chiếu

Cát nơi ‘đắp chiếu', chỗ 'phơi sương’ - nghịch lý công tác quản lý khai thác khoáng sản tại Lâm Đồng

Hàng triệu mét khối cát nạo vét từ lòng hồ thuỷ lợi, thuỷ điện tại Lâm Đồng đang 'đắp chiếu', 'phơi sương' không thể đưa ra thị trường vì chờ đấu giá.
Đừng đánh mất khoảnh khắc khi chỉ nhìn thế giới thu gọn qua

Đừng đánh mất khoảnh khắc khi chỉ nhìn thế giới thu gọn qua 'con mắt' điện thoại

Điện thoại thông minh - bạn đồng hành ghi lại mọi khoảnh khắc nhưng ranh giới giữa sử dụng hợp lý và lạm dụng, lệ thuộc vào nó vẫn là điều đáng để suy ngẫm.
Giao dịch lan đột biến tiền tỷ: Chuyện nực cười từng

Giao dịch lan đột biến tiền tỷ: Chuyện nực cười từng 'đột tử' vì sao lại được 'hồi sinh' tạo sóng?

Giao dịch lan đột biến 20 tỷ lại gây ồn ào, phải chăng là chiêu tạo sóng, thổi giá mới?. Trong khi trước đó, nhiều người từng tán gia bại sản vì loại cây này.
Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến,

Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến, 'cơn sốt' quay trở lại hay chiêu 'lùa gà'?

Từ đầu năm 2024 đến nay, các giao dịch về lan đột biến bắt đầu có dấu hiệu “sốt” trở lại khi xuất hiện nhiều cuộc ngã giá từ vài triệu đến hàng chục tỷ đồng.
Giải pháp nào để phát triển trò chơi điện tử

Giải pháp nào để phát triển trò chơi điện tử 'made in Vietnam'?

Để phát triển ngành trò chơi điện từ tại Việt Nam, điểm mấu chốt đến từ việc thay đổi nhận thức và tăng cường nguồn lực cho loại hình giải trí này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động