Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 12:51

Bắc Giang: Hiệu quả từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Năm 2020, Bắc Giang tiếp tục quan tâm đầu tư chương trình OCOP với việc lựa chọn, phát triển nhiều sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu.

Ngày 07/5/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Để thực hiện tốt chương trình này, ngày 29/6/2018 UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 975/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của chương trình là phát triển, tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh, trong đó dự kiến đến hết năm 2020 phát triển ít nhất 03 sản phẩm OCOP đạt hạng 05 sao cấp quốc gia (dự kiến Vải thiều Lục Ngạn; Mỳ Chũ và Gà đồi Yên Thế); Đồng thời củng cố, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lại Thanh Sơn thăm gian hàng sản phẩm OCOP tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2019

Để đảm bảo thực hiện đúng các nội dung theo chu trình OCOP thường niên, ngay từ đầu năm 2019 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai đến UBND các huyện, thành phố tiến hành đăng ký sản phẩm tham gia chương trình. Tiến hành rà soát, đánh giá sơ bộ các sản phẩm đăng ký tham gia để có kế hoạch tư vấn phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Theo đó, năm 2019, UBND các huyện, thành phố đã lựa chọn, đăng ký 62 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, tập trung vào các sản phẩm đã có nhưng chưa hoàn thiện. Lục Ngạn lựa chọn sản phẩm mỳ gạo Chũ, các sản phẩm cây ăn quả, giấm các loại...; Sơn Động là các sản phẩm mật ong, nấm, rượu men lá...; Yên Thế lựa chọn các sản phẩm chè xanh Bản Ven, gà đồi Yên Thế, rượu men lá Lộc Sơn...; Lục Nam lựa chọn sản phẩm nhãn, chè hoa vàng,...

Hầu hết các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng năm 2019 của tỉnh được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, có mã số mã vạch và được ký kết tiêu thụ với các đơn vị phân phối, bán lẻ, bán thương mại điện tử… Kết quả đánh giá, phân hạng năm 2019, tỉnh Bắc Giang có 46 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 15 sản phẩm hạng 4 sao và 31 sản phẩm hạng 3 sao. Các sản phẩm sau khi được công nhận sản phẩm OCOP của các đơn vị được tham gia các chương trình hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại, đã nhận được sự quan tâm của khách hàng, các nhà phân phối, các đại lý trong và ngoài tỉnh. Nhiều đơn vị, chủ thể sản xuất tham gia đã ký được hợp đồng phân phối với các siêu thị, đại lý và các nhà phân phối. Bên cạnh đó, các đơn vị tham gia hội chợ cũng đã có cơ hội để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các sản phẩm cùng loại của các tỉnh, tìm hiểu yêu cầu của các nhà phân phối để từu đó làm cơ sở hoàn thiện và phát triển sản phẩm của đơn vị.

Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang năm 2019

Cùng với việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng tăng cường tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho chủ thể sản xuất và cán bộ quản lý thực hiện Chương trình OCOP các cấp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm; hỗ trợ tư vấn phát triển sản phẩm và tiêu chuẩn hóa sản phẩm OCOP; triển khai các hoạt động thực hiện chu trình OCOP,... Đặc biệt là hỗ trợ sản phẩm đăng ký tham gia OCOP năm 2019 chưa đạt tiêu chí OCOP tiếp tục tham gia năm 2020 và các sản phẩm mới tham gia OCOP năm 2020; hỗ trợ củng cố và nâng cấp các sản phẩm đạt 3 - 4 sao năm 2019 tham gia nâng hạng sao; Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, hỗ trợ quản lý nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, quản lý nhãn hiệu các sản phẩm OCOP, làm cho người dân và các chủ thể thay đổi tư duy, nhận thức về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hóa sản phẩm và nhãn mác, bao bì đóng gói đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được năm 2019, trong năm 2020, tỉnh chủ động đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 975/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đồng thời tạo tiền đề cho công tác xây dựng Chương trình OCOP giai đoạn 2021- 2025 của tỉnh. Theo Kế hoạch số 4130/KH-UBND ngày 19/11/2019 của UBND tỉnh Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang năm 2020”, UBND tỉnh yêu cầu: các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, là chương trình phát triển kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với việc phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mối địa phương; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn thành Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Ly Ly
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Tin cùng chuyên mục

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Dòng vốn ngân hàng là chất xúc tác đưa sản phẩm OCOP vươn xa