Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP

Sau 4 năm thực hiện Chương trình đến nay tỉnh Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP trong đó: 01 sản phẩm OCOP Quốc gia 5 sao; 11 sản phẩm 4 sao; 143 sản phẩm 3 sao.
Bắc Kạn xúc tiến tiêu thụ bí xanh thơm và sản phẩm OCOP Bộ Công Thương cam kết đồng hành tiêu thụ sản phẩm OCOP Bắc Kạn

Chương trình OCOP thay đổi nhận thức trong nhân dân về sản xuất hàng hóa

Tháng 7 năm 2020, Hợp tác xã Tài Hoan chính thức ký kết hợp đồng với Công ty DALAT Spol.s.r.o xuất khẩu sang Praha, Cộng hòa Séc. Đây là lần đầu tiên, một sản phẩm nông sản của Bắc Kạn vươn tới thị trường châu Âu. Từ đó đến nay, HTX Tài Hoan liên tục xuất khẩu miến dong sang thị trường Châu Âu với sản lượng ổn định mỗi năm.

Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP
Miến dong là sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Bắc Kạn

Sản phẩm Miến dong là một trong những sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Bắc Kạn, đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia, được sản xuất theo chuỗi giá trị từ trồng đến tiêu thụ, nguyên liệu chủ yếu là bột củ dong riềng được trồng trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Miến dong Tài Hoan là sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia đầu tiên của tỉnh và được xuất khẩu, mở ra cơ hội lớn để HTX Tài Hoan (Na Rì) mở rộng liên kết xây dựng vùng trồng cây dong riềng chất lượng cao, đáp ứng nguyên liệu phục vụ chế biến. HTX đã liên kết với 500 hộ dân trồng 70ha dong riềng, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển cây trồng thế mạnh của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định, bền vững.

Cùng với miến dong, Bắc Kạn còn có rất nhiều sản phẩm OCOP thế mạnh khác. Với thế mạnh là một tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp với nhiều sản phẩm đặc sản như: Gạo bao thai, Gạo nếp nương, Miến dong, Khoai sọ, Lạp sườn, Hồng không hạt, cam quýt, Bí xanh thơm, rượu men lá, thịt hun khói… Đây là những sản phẩm có thể phát triển để tạo thương hiệu chỗ đứng trên thị trường. Ngoài các sản phẩm đặc trưng về văn hóa ẩm thực, còn có các sản phẩm thủ công truyền thống như nghề dệt thổ cẩm, đan lát...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, xác định thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” là một giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần thực hiện nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới, vì vậy, tỉnh Bắc Kạn tổ chức triển khai Chương trình OCOP từ đầu năm 2018.

Đồng thời, tỉnh đã thực hiện kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia, giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn là cơ quan thường trực tham mưu thực hiện các nội dung như tổ chức điều tra các sản phẩm theo 6 nhóm ngành hàng của Chương trình OCOP để xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ xây dựng Đề án; phê duyệt Đề án theo từng giai đoạn đề ra mục tiêu, giải pháp thực hiện để triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện cả giai đoạn và hằng năm; thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của đề án đến toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh để nâng cao nhận thức cho người dân về mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của Chương trình OCOP từ đó thúc đẩy các chủ thể tự nguyện đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình.

Ngoài ra, hướng dẫn đề xuất ý tưởng từ cộng đồng trong đó ưu tiên những sản phẩm mới mang lợi thế, đặc sản của địa phương; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về xây dựng phương án kinh doanh giúp chủ thể xác định được thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Cán bộ triển khai chương trình OCOP các cấp thường xuyên đồng hành, hỗ trợ các chủ thể thực hiện từ khâu đăng ký ý tưởng sản phẩm, triển khai phương án kinh doanh đến hoàn thiện sản phẩm vì đặc thù các tỉnh miền núi như Bắc Kạn các chủ thể còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, năng lực tổ chức thực hiện.

Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP
Bí xanh thơm là sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn cho thấy,ssau 4 năm thực hiện Chương trình, đến nay tỉnh Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP trong đó: 01 sản phẩm OCOP Quốc gia 5 sao; 11 sản phẩm 4 sao; 143 sản phẩm 3 sao. Năm 2021, tỉnh Bắc Kạn đã hoàn thiện 5 bộ hồ sơ (01 sản phẩm 3 sao; 01 sản phẩm 4 sao và 03 sản phẩm mới) gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp Quốc Gia.

100% sản phẩm OCOP được công nhận có bao bì hoàn chỉnh, phù hợp, tiện dùng, đáp ứng các quy định của nhà nước về nhãn hàng hóa đảm bảo lưu thông ngoài thị trường; 17 sản phẩm được cấp giấy xác nhận chuỗi an toàn thực phẩm; 04 sản phẩm được cấp giấy nhận hữu cơ; 06 sản phẩm chè đạt chứng nhận Viet GAP; 03 sản phẩm chuẩn hóa vùng nguyên liệu đạt GACP-WHO; 01 chủ thể được cấp giấy chứng nhận HACCP; 02 chủ thể được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến ISO: 22000; 01 chủ thể đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế.

Thực hiện hiệu quả chương trình OCOP đã thay đổi nhận thức quan trọng trong nhân dân về sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, bước đầu gây dựng được niềm tin cho người tiêu dùng, tạo dư luận tốt trong nhân dân đồng thời góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Điều tra, đánh giá hiệu quả triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho kết quả: Số lượng chủ thể có doanh thu tăng tỷ lệ 90,79%; số lượng chủ thể tăng năng lực sản xuất tỷ lệ 84,21%; số lượng chủ thể liên kết trong sản xuất sản phẩm tỷ lệ 75%; chủ thể sử dụng lao động địa phương từ 5 đến trên 20 người tỷ lệ 97%.

Phát huy hiệu quả chương trình

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong giai đoạn 2018-2020, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP trong thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đưa mục tiêu của Đề án vào Nghị quyết của cấp ủy, kế hoạch, Chương trình công tác gắn với Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035 để triển khai đồng bộ, hiệu quả. Ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp (bao trùm tất cả các lĩnh vực: từ phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xúc tiến thương mại…) để hỗ trợ trực tiếp chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Thứ hai, phát triển sản phẩm OCOP theo chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng và quy mô sản phẩm. Cụ thể, đối với sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng: Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể kinh tế nâng cấp, hoàn thiện về sản phẩm, tập trung đổi mới và cải thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật, mở rộng vùng nguyên liệu; nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc; hoàn thiện bao bì, nhãn mác theo quy định và phù hợp với yêu cầu của thị trường; sử dụng và khai thác hiệu quả thương hiệu cộng đồng.

Đối với sản phẩm tiềm năng, tập trung rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống; hỗ trợ xây dựng và triển khai phương án sản xuất kinh doanh để phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị; hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhà xưởng, máy móc, thiết bị chế biến sản phẩm, đào tạo nghề cho lao động; hỗ trợ chủ thể tiếp cận tín dụng.

Thứ ba, xây dựng và ban hành Quy chế quản lý sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi chứng nhận OCOP đối với sản phẩm vi phạm luật an toàn thực phẩm; luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai Chương trình.

Thứ tư, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ chủ thể OCOP tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, hợp tác kinh doanh, phối hợp liên kết sản xuất sản phẩm OCOP. Hỗ trợ hồ sơ, thủ tục để các sản phẩm OCOP sản xuất quy mô lớn có thể cung ứng vào các siêu thị, hệ thống bán lẻ hiện đại đặc biệt là hướng tới thị trường xuất khẩu. Tiếp tục duy trì phát triển cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP ở các địa phương là điểm mua hàng tin cậy của người dân địa phương và khách du lịch.

Thứ năm, chuyển đổi số trong thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, xây dựng phần mềm nội bộ tích hợp chấm điểm và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ các chủ thể từ các bước hoàn thiện hồ sơ đến công tác đánh giá hàng năm. Duy trì và phát triển Wedsite thông tin giao dịch điện tử ngành Công thương để giới thiệu, quảng bá chào bán sản phẩm OCOP của tỉnh; tham gia hội nghị kết nối trực tuyến, chuyển đổi số trong quản lý và thương mại sản phẩm OCOP.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Cuối tuần này, Sóc Trăng trở nên sôi động với 2 sự kiện là Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền 2024 và Liên hoan ẩm thực đường phố.
Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Tuần lễ sản phẩm OCOP, đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh quy tụ hàng trăm gian hàng.
Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP thị xã Quảng Yên đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 34 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao.
Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Dự kiến có 350 gian hàng tham dự Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng thành công 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Sau nhiều nỗ lực của ngành nông nghiệp, người nông dân, Tuyên Quang đã có 06 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh.
Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch là huyện có số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với 65 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế; thế nhưng đang còn những rào cản ngăn bước sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa bứt phá, vươn tầm thế giới.

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ còn những khó khăn, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 lan tỏa mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.
Mở

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Chiều 19/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm này.
Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Hội nghị Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà phân phối nhằm hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Quảng Nam và Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

Hơn 100 chủ thể OCOP đến từ tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng và du khách tại TP. Đà Nẵng.
70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến hết ngày 28/8/2024, tại thành phố Bắc Kạn với 70 gian hàng.
4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 chuỗi siêu thị Goldfruit, Wiki Food, ECO-MART và Fuji Fruit vừa ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 19 doanh nghiệp, chủ thể OCOP.
Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Sau nửa tháng diễn sự kiện, vào tối ngày 3/8/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ bế mạc, tổng kết chương trình Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại trong quá trình diễn ra Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

60 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam giới thiệu hàng trăm sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đến người dân Liên Chiểu và du khách.
Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tối ngày 21/7/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Nhờ đạt chứng nhận là sản phẩm OCOP, doanh thu của nhiều doanh nghiệp cải thiện đáng kể song để có đầu ra bền vững hơn, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động