Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thúc đẩy liên kết phát triển vùng Tây Nguyên

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội

Để phát triển bền vững kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên, phải chú trọng hình thành các đô thị vệ tinh hỗ trợ các chức năng phát triển với đô thị trung tâm.
Bài 1: Tiềm năng và cơ hội lớn nhưng thách thức còn nhiều Dự báo giá tiêu ngày 26/5/2024: Giá tiêu cán mốc 120.000 đồng/kg? Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kết nối các tuyến cao tốc để tới Tây Nguyên nhanh nhất

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu cụ thể vùng Tây Nguyên. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan và 5 địa phương trong vùng khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ.

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội
Cà phê được các tỉnh Tây Nguyên tập trung xây dựng thành thương hiệu sản phẩm quốc gia. (Ảnh: Lê Sơn)

Trong đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao.

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội
Mặc dù đang gặp nhiều khó khăn, nhưng dự án điện gió tại Tây Nguyên luôn thu hút các nhà đầu tư. (Ảnh: Lê Sơn)

Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng chuyên canh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển các cây ăn quả chủ lực (sầu riêng, bơ, chanh leo, chôm chôm, mít,...), cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè), cây dược liệu, rau, hoa, chăn nuôi gia súc bảo đảm môi trường và gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển thủy sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm) có giá trị kinh tế cao và nuôi lồng bè ở vùng lòng hồ các công trình thủy lợi, thủy điện trên lưu vực Sông Sêsan, Sông Srêpốk, Sông Ba và hệ thống sông Đồng Nai.

Cùng với đó, phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Cải tạo trồng rừng thay thế đối với các diện tích rừng nghèo kiệt, kém chất lượng. Có chính sách phù hợp phát triển kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng. Thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu và các loại lâm sản ngoài gỗ, tạo việc làm cho người dân, tăng nguồn thu nhằm tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Đồng thời, ưu tiên phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm và các sản phẩm từ nhôm; phát triển ngành cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Duy trì phát triển ổn định, bền vững thủy điện trên cơ sở đảm bảo môi trường và sinh kế của người dân; tăng cường thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ phát triển và lưu trữ năng lượng tái tạo.

Các tỉnh Tây Nguyên, cần phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, logistics của vùng dựa trên nền tảng số theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với trọng tâm là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, gắn với phát triển nông nghiệp, hệ thống logistics thông minh và kinh tế cửa khẩu, nhất là các cửa khẩu quốc tế. Hình thành và phát triển các hình thức tổ chức thị trường hiện đại như sàn giao dịch hàng hóa cho các sản phẩm chủ lực của vùng; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Tập trung xây dựng một số thương hiệu sản phẩm quốc gia như cà phê, cao su, sầu riêng, bơ, hồ tiêu,...

Chú trọng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ số, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, du lịch, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và khai thác trực tiếp lợi thế của các địa phương trong Vùng; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu vùng phục vụ cho hoạt động chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và liên kết vùng.

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội
Sản xuất cà phê sạch luôn là ưu tiên hàng đầu của các tỉnh Tây Nguyên. (Ảnh: Lê Sơn)

Tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước; tăng khả năng trữ và lưu giữ nước của các công trình hồ chứa, bảo đảm an ninh nguồn nước cho vùng và cho một số địa phương khu vực duyên hải Trung Bộ; cơ cấu lại cây trồng cho phù hợp, nhất là đối với vùng thiếu nước; triển khai các giải pháp, công nghệ tưới tiết kiệm.

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội
Tây Nguyên đang chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng chuyên canh và thích ứng với biến đổi khí hậu. (Ảnh: Lê Sơn)

Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai và Kon Tum) duy trì công nghiệp thủy điện, phát triển năng lượng tái tạo, cây dược liệu; hình thành các khu du lịch sinh thái, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Không gian phát triển kinh tế của tiểu vùng gắn với các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ theo hành lang giao thông quốc lộ 14, 19, 24 và hành lang biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

Tiểu vùng Trung Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) tập trung phát triển năng lượng tái tạo; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đặc biệt là sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê; phát triển các trung tâm dịch vụ thương mại, trung chuyển hàng hóa. Không gian phát triển kinh tế của tiểu vùng gắn với các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên theo hành lang quốc lộ 26, 29 và cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa.

Đối với, Tiểu vùng Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông) tập trung phát triển ngành dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm. Không gian phát triển kinh tế của tiểu vùng gắn với vùng Đông Nam Bộ theo hành lang Quốc lộ 20 và các tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Chơn Thành - Gia Nghĩa.

Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, thông minh

Liên quan đến đầu tư Dự án cao tốc, chiều ngày 25/5/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn các đại biểu Quốc hội ủng hộ chủ trương Dự án này vì đây là con đường huyết mạch, chiến lược không chỉ riêng của 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước, mà còn rất quan trọng để phát triển cho cả vùng Tây Nguyên.

“Tôi nghiên cứu rất kỹ để tìm con đường đến Tây Nguyên như nào cho nhanh, hiệu quả và cuối cùng nhận thấy đi từ Chơn Thành đến Gia Nghĩa là con đường thuận lợi nhất” – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ.

Cũng tại kỳ họp này, phát biểu thảo luận, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông Ngô Thanh Danh cho rằng: Dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành không chỉ có ý nghĩa phát triển kinh tế, xã hội mà còn đảm bảo quốc phòng, an ninh.

“Cả chính quyền và nhân dân tỉnh Đắk Nông mong mỏi dự án này sớm được đưa vào triển khai để giúp thông thương, vận chuyển hàng hoá. Từ đó góp phần phát kinh tế, xã hội, giúp Đắk Nông phát huy nhiều thế mạnh như nông nghiệp, du lịch,...” – Bí thư tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Các tỉnh Tây Nguyên còn phải quan tâm phát triển đô thị và bố trí dân cư phù hợp với các điều kiện đặc trưng về sinh thái, bản sắc văn hóa Tây Nguyên; có không gian xanh, cảnh quan đặc trưng, kết cấu hạ tầng hiện đại, thông minh và thân thiện với môi trường. Tổ chức mạng lưới đô thị dựa trên ba trung tâm đô thị động lực: TP. Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm vùng; TP. Đà Lạt là trung tâm tiểu vùng Nam Tây Nguyên; TP. Pleiku là trung tâm tiểu vùng Bắc Tây Nguyên. Thúc đẩy liên kết đô thị, chú trọng hình thành các đô thị vệ tinh hỗ trợ các chức năng phát triển với đô thị trung tâm. Từng bước hình thành một số đô thị biên giới với chức năng thương mại, dịch vụ gắn với lợi thế về cửa khẩu, kết nối giao thông quốc tế.

Bài 3: "Chìa khoá" thành công của Tây Nguyên

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Sau bão Trà Mi, khi sân bay của 4 tỉnh miền Trung khai thác trở lại, các hãng hàng không Việt Nam đã tăng cường số lượng chuyến bay cho du khách.
Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Sáng 28/10 tại Mỹ Đình, UBND TP. Hà Nội và Bộ Công Thương tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Từ 28/10 - 3/11, Hà Nội và Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Phát triển hạ tầng biên giới là điều quan trọng không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển kinh tế mà còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng.
Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng

Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững'

Phong trào thi đua xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững' đã được các đô thị thành viên trong cụm các đô thị vùng Tây Bắc quan tâm thực hiện...
Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Tỉnh Lâm Đồng hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, giảm thiểu tác động môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc thu gom và tái chế bao bì nhựa đang được Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam thực hiện, bước đầu gặt hái kết quả khả quan.
Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Để có một Côn Đảo xanh và phát triển bền vững, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã áp dụng nhiều mô hình, cách làm hay và bước đầu đã cho những kết quả tích cực.
Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ GTVT đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn xe cơ giới.
Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Từ 1/1/2025, chất thải rắn sinh hoạt bắt buộc phải được phân loại, để làm được điều này, cần sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị và từng người dân.
Bộ Công Thương triển khai các hành động thực hiện COP26

Bộ Công Thương triển khai các hành động thực hiện COP26

Việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm giảm phát thải khí nhà kính, Bộ Công Thương đang nỗ lực thực thi các giải pháp góp phần thực hiện COP26.
Cải thiện ý thức, nâng cao trách nhiệm về chất lượng trong doanh nghiệp

Cải thiện ý thức, nâng cao trách nhiệm về chất lượng trong doanh nghiệp

Muốn cải thiện năng suất chất lượng thì việc các doanh nghiệp cần phải thực hiện là nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công nhân viên, người lao động.
Vinh danh 3 doanh nghiệp chiến thắng chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam

Vinh danh 3 doanh nghiệp chiến thắng chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư vinh danh các doanh nghiệp chiến thắng chương trình “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024”.
Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng

Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng

Chiều 1/10, Viện Nghiên cứu Đổi mới và Phát triển (IID) phối hợp với các đơn vị tổ chức sự kiện Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng.
Người dân Hà Nội đồng loạt treo cờ đỏ sao vàng, chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Người dân Hà Nội đồng loạt treo cờ đỏ sao vàng, chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Những ngày đầu tháng 10, người dân và du khách chứng kiến Thủ đô khoác tấm áo sắc đỏ, vàng của lá cờ Tổ quốc, chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Hà Nội xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản

Hà Nội xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản

Tối 27/9, Sở Công Thương Hà Nội và UBND quận Hà Đông khai mạc Kết nối Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chế biến nông sản.
Thực hành và theo đuổi ESG sẽ mang lại giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Thực hành và theo đuổi ESG sẽ mang lại giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Không chỉ là xu hướng tất yếu, thực hành và theo đuổi ESG còn được khẳng định sẽ mang lại giá thị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ban Tổ chức Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ban Tổ chức Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 26/9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Bộ Công Thương và IDH hợp tác hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may và da giày

Bộ Công Thương và IDH hợp tác hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may và da giày

Sáng 26/9 tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra lễ ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam”.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao 5 tấn Chloramine B cho Bộ Y tế khắc phục hậu quả mưa lũ

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao 5 tấn Chloramine B cho Bộ Y tế khắc phục hậu quả mưa lũ

Chiều 25/9, tại Bộ Y tế, Vinachem đã trao 5 tấn Chloramine B cho Bộ Y tế để phục vụ công tác vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Sắp diễn ra Triển lãm Phát triển bền vững 2024 tại Thái Lan

Sắp diễn ra Triển lãm Phát triển bền vững 2024 tại Thái Lan

Theo đó, Triển lãm Phát triển bền vững Sustainability Expo 2024 (SX2024) có qui mô lớn nhất khu vực ASEAN, sẽ diễn ra từ ngày 27/9 - 6/10 tại Thái Lan.
Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và EuroCham phối hợp tổ chức họp báo công bố sự kiện Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024 (GEFE 2023).
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

Thông qua Đối thoại hữu nghị, TP. Hồ Chí Minh có cơ hội hợp tác, thúc đẩy đầu tư, liên kết, liên doanh các ngành công nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động