Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Làng nghề truyền thống Quảng Nam gian nan tìm chỗ đứng

Bài 3: Làng nghề truyền thống loay hoay “giải bài toán” thương mại hóa sản phẩm

Gặp những người làm nghề của các làng nghề truyền thống Quảng Nam đều có một điểm chung đó là họ tâm huyết với nghề và là nghệ nhân làng nghề truyền thống họ lấy uy tín làm hàng đầu, mọi thứ dưới bàn tay nghệ nhân phải chỉnh chu, toàn diện và đẹp. Cũng chính không đặt kinh tế là yếu tố hàng đầu nên họ vẫn mãi loay hoay với bài toán thương mại hóa sản phẩm

Gian nan cạnh tranh với hàng công nghiệp

Theo anh Nguyễn Văn Ân – Cơ sở mộc mỹ nghệ Nguyễn Văn Tiếp, dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, khách hàng chuộng thủ công mỹ nghệ truyền thống cũng ít đi, phải có đam mê với mỹ nghệ. Anh Ân cho biết, giá của của sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống luôn cao hơn nhiều so với sản phẩm công nghiệp, do các đường khắc tinh xảo phải mất nhiều thời gian tỷ mẩn mới có thể thực hiện được.

bai 3 lang nghe truyen thong loay hoay giai bai toan thuong mai hoa san pham
Mỗi sản phẩm của làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Quảng Nam yêu cầu sự tỉ mỉ, chỉnh chu và vì vậy, không thể cạnh tranh về giá so với các sản phẩm công nghiệp

Một điểm mạnh và cũng là yếu điểm của nghệ nhân làng nghề truyền thống là không thể làm ẩu, làm dối. Mỗi sản phẩm làm ra mỗi nghệ nhân đều muốn đẹp toàn diện. “Mình là đời thứ 5 của dòng họ làm mộc mỹ nghệ, mình luôn tâm niệm dù đói cũng không thể để mất uy tín của cha ông đã gây dựng. Người nghệ nhân thường nặng lòng với nghề. Đó là cũng là điểm chết của làng nghề. Đó là làm ra sản phẩm thì phải uy tín đặt trên hết, chất lượng đảm bảo, miễn được cái tiếng. Nhưng yếu là không thể làm kinh tế, không thể chạy theo thị hiếu của người dùng”, anh Ân nói.

Cũng theo anh Ân, quá trình công nghiệp hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra quá nhanh và mạnh nên các làng nghề của Quảng Nam đang bị chững lại, để điều chỉnh và tìm hướng đi cho mình. Trong đó, đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm.

Còn nghệ nhân Lê Phước Tiến khi nói về vị trí của hàng thủ công mỹ nghệ với hàng công nghiệp đã cảm thán “Các sản phẩm công nghiệp đang lan tràn thị trường”. Ông Tiến cho biết, có nhiều sản phẩm tương đối giống nhau. Ví dụ như gốm, nếu ai thực sự hiểu về gốm, đam mê về gốm thì mới chọn sản phẩm thủ công mỹ nghệ, còn nếu du khách mua làm quà chơi thì mua gốm xuất xứ từ Trung Quốc, hoặc một số tỉnh miền Bắc sản xuất công nghiệp hàng loạt nên giá thành thấp hơn nhiều.

Ông Tiến cũng thừa nhận, khâu marketing sản phẩm của các làng nghề truyền thống Quảng Nam còn lỗ hổng rất lớn. Đa số các làng nghề mới chỉ biết sản xuất, chưa chú trọng đến khâu thương mại sản phẩm, “Mới bán cái mình có chứ chưa bán cái khách cần”.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Trường Thiên – Giám đốc HTX mây tre lá xuất khẩu Âu Cơ cho biết, các làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ có nhiều yếu điểm như kỹ năng thương mại hóa thấp, sản phẩm không có tính cạnh tranh về mặt giá cả so với các sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt.

Nỗ lực đưa sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống “ra khỏi làng”

Trong các làng nghề truyền thống, HTX mây tre lá xuất khẩu Âu Cơ nổi lên như một điển hình về sự nỗ lực “đi ra khỏi phạm vi làng”.

bai 3 lang nghe truyen thong loay hoay giai bai toan thuong mai hoa san pham
Sản phẩm của HTX mây tre đan xuất khẩu Âu Cơ đã được "mini hóa" để phục vụ du lịch, "sáng tạo hóa" để phục vụ xuất khẩu

Ông Nguyễn Trường Thiên – Giám đốc HTX cho biết, nhìn thấy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn nhanh, mạnh mẽ và toàn diện, HTX đã chủ động tự động hóa một số công đoạn trong sản xuất thông qua máy móc như máy luộc mây, vót, chẻ ra nguyên liệu… từ đó tăng năng suất lao động, giảm thời gian thực hiện; Máy móc cũng hỗ trợ các công đoạn sơ chế được thực hiện chính xác hơn nhờ đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Giá trị nhân công cũng được nâng lên thông qua các phúc lợi, đãi ngộ nhân công tăng. Và cũng nhờ vậy nên giữ chân được người lao động. “Đối với các sản phẩm của HTX Âu Cơ cần sự khéo léo và cần cù, và không tốn quá nhiều sức lực, không gò bó thời gian. Vì vậy, Chúng tôi đã linh hoạt nguồn nhân lực bằng cách tiếp nhận lao động không phân biệt tuổi tác, và không khắt khe về thời gian. Và chúng tôi trả lương cho người lao động dựa trên kết quả họ làm được”, ông Thiên nói.

Tính đến hiện tại, HTX Âu Cơ có hơn 600 sản phẩm từ mây tre lá với nhiều kích cỡ, mẫu mã. Để phục vụ cho hoạt động du lịch, HTX đã “mini hóa”, “sáng tạo hóa” nhiều sản phẩm với giá cả hợp lý nên rất được khách du lịch ưa chuộng. “Cách đây 10 năm chúng tôi phải đi khắp nơi để tìm kiếm khách hàng. Nhưng đến thời điểm hiện tại nhiều đơn vị, bạn hàng đã biết và tìm đến chúng tôi”, nghệ nhân Nguyễn Trường Thiên phấn khởi chia sẻ.

Ngoài HTX Âu Cơ, hiện nhiều doanh nghiệp, cơ sở làng nghề đã xây dựng được website quảng bá sản phẩm. Sắp tới, Hiệp hội làng nghề sẽ hỗ trợ một số đơn vị tham gia vào sàn thương mại điện tử để đưa sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống “ra khỏi làng”.

Nghệ nhân đề xuất

Theo nghệ nhân Nguyễn Trường Thiên, làng nghề muốn tồn tại phải có các những cơ chế chính sách của nhà nước, ví dụ như chú trọng đến chương trình OCOP. Trong OCOP sẽ có những cái lấy ngắn nuôi dài. Lấy tức thời nuôi nghề truyền thống, gắn với phát triển du lịch, gắn với xuất khẩu, làm những sản phẩm thân thiện với môi trường. Và phải có thời gian. “Đây là đang là giai đoạn chuyển mình của làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ Quảng Nam. Và phải cần 4 -5 năm nữa, nếu nỗ lực và đi đúng hướng làng nghề mới khôi phục lại hoàn toàn và thích ứng với thương mại hóa toàn cầu”, ông Tiến nói.

bai 3 lang nghe truyen thong loay hoay giai bai toan thuong mai hoa san pham
Mong muốn sẽ có triển lãm dành riêng cho hàng thủ công mỹ nghệ Quảng Nam để giới thiệu, trưng bày và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng

Ông Nguyễn Văn Tiếp – Chủ tịch Hiệp hội làng nghề truyền thống Quảng Nam mong muốn sẽ có Ngày hội triển lãm dành riêng cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong các dịp chấm chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu hằng năm, để các làng nghề, doanh nghiệp, người làm nghề… có thể quảng bá sản phẩm đặc trưng của mình đến với du khách rộng rãi hơn.

Còn nghệ nhân Lê Phước Tiến lại bày tỏ lạc quan “Bây giờ các nghệ nhân đã chú trọng nhiều hơn đến khâu thương mại, thị hiếu khách hàng. Những nghệ nhân luôn gọi điện đến cửa hàng trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống Quảng Nam hỏi thị hiếu sản phẩm của du khách là gì để cập nhật và thay đổi cho phù hợp. Ví dụ như mộc mỹ nghệ trước toàn làm sản phẩm to thì giờ đã có cải tiến sản phẩm nhỏ gọn, vừa tầm cầm tay để khách mang đi”. Ông Tiến mong muốn sẽ có hỗ trợ từ phía chính quyền tỉnh Quảng Nam để có thêm nơi trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ để các sản phẩm đến gần hơn với du khách và để tiếp thêm sức sống cho các làng nghề của Quảng Nam.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP thị xã Quảng Yên đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 34 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao.
Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Dự kiến có 350 gian hàng tham dự Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024.
Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng thành công 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Sau nhiều nỗ lực của ngành nông nghiệp, người nông dân, Tuyên Quang đã có 06 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh.
Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch là huyện có số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với 65 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế; thế nhưng đang còn những rào cản ngăn bước sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa bứt phá, vươn tầm thế giới.

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ còn những khó khăn, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 lan tỏa mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.
Mở

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Chiều 19/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm này.
Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Hội nghị Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà phân phối nhằm hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Quảng Nam và Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

Hơn 100 chủ thể OCOP đến từ tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng và du khách tại TP. Đà Nẵng.
70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến hết ngày 28/8/2024, tại thành phố Bắc Kạn với 70 gian hàng.
4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 chuỗi siêu thị Goldfruit, Wiki Food, ECO-MART và Fuji Fruit vừa ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 19 doanh nghiệp, chủ thể OCOP.
Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Sau nửa tháng diễn sự kiện, vào tối ngày 3/8/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ bế mạc, tổng kết chương trình Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại trong quá trình diễn ra Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

60 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam giới thiệu hàng trăm sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đến người dân Liên Chiểu và du khách.
Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tối ngày 21/7/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Nhờ đạt chứng nhận là sản phẩm OCOP, doanh thu của nhiều doanh nghiệp cải thiện đáng kể song để có đầu ra bền vững hơn, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Dòng vốn ngân hàng là chất xúc tác đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Dòng vốn ngân hàng là chất xúc tác đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các sản phẩm OCOP vươn xa.
Sản phẩm OCOP rộng đường vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị của Hà Nội

Sản phẩm OCOP rộng đường vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị của Hà Nội

Đã có hơn 20 doanh nghiệp, chủ thể OCOP được ký kết biên bản ghi nhớ để đưa sản phẩm vào chuỗi siêu thị Goldfruit và một số kênh bán lẻ tại Hà Nội, chiều 2/7.
Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, tạo sinh kế cho người nông dân

Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, tạo sinh kế cho người nông dân

Chương trình OCOP được tỉnh Thanh Hóa triển khai hiệu quả đã từng bước khơi dậy tiềm năng, lợi thế kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động