Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã trên địa bàn Hà Nội có quy mô tối thiểu 500 m2.
Hà Nội: Tiếp thêm sức cho sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề Hà Nội: Phát triển 5-10 Trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm làng nghề

Ngày 14/12/2023, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6385/QĐ-UBND Ban hành Bộ tiêu chí và Quy trình đánh giá, hướng dẫn, phát triển Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã (theo mô hình phân tán) trên địa bàn Thành phố.

Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo đó, Bộ tiêu chí đánh giá, hướng dẫn, phát triển Mô hình Trung tâm được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này. Cụ thể, Mô hình Trung tâm có quy mô tối thiểu 500m2, diện tích chỉ bao gồm 4 khu chức năng chính: Không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm; Không gian giao dịch, hội thảo nhóm; Không gian trình diễn, trải nghiệm và thông tin sản phẩm; Không gian chụp ảnh sản phẩm.

Bộ tiêu chí đánh giá, hướng dẫn, phát triển Mô hình Trung tâm được thiết kế với thang điểm 100. Trong đó, Không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm (20 điểm) với tiêu chí bắt buộc đó là: Các sản phẩm trưng bày và bán gồm: Sản phẩm OCOP được công nhận, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu mang đặc trưng làng nghề nơi chủ thể đăng ký đánh giá, công nhận (tối thiểu 60%).

Các sản phẩm khác (các sản phẩm đạt giải các cuộc thi, hội thi, thiết kế mới, sáng tạo, thân thiện với môi trường,…). Diện tích của không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm đạt tối thiểu 200m2;

Không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm được bố trí đáp ứng các quy định: Tiêu chí về trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo Quyết định số 950/QĐ-BCT ngày 18/4/2023 của Bộ Công Thương. Phòng triển lãm theo Quyết định số 5/2004/ QĐ-BXD ngày 29/03/2004 của Bộ Xây dựng;

Nhân sự có trình độ hiểu biết về sản phẩm và văn hóa làng nghề, có kỹ năng tư vấn và bán sản phẩm, thân thiện, nhiệt tình, có trách nhiệm. Có nhân sự trực trong giờ làm việc của Không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm để tiếp đón, chỉ dẫn, tư vấn, hỗ trợ khách hàng. Có bộ phận đóng gói, vận chuyển, chuyên chở hàng hóa cho du khách. Công khai niêm yết giá sản phẩm. Có hình thức thanh toán thuận tiện, đúng quy định

Về Không gian giao dịch, hội thảo nhóm (15 điểm) với các tiêu chí bắt buộc gồm: Diện tích không gian giao dịch, hội thảo nhóm tối thiểu là 100m2 (đối với khu vực hội thảo có bàn diện tích là 1,8m2/người và tối thiểu 0,8m2/người khi không có bàn); Công khai niêm yết giá dịch vụ; Trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ các hoạt động giao dịch, hội thảo nhóm và phù hợp tính chất của nhiều loại sự kiện khác nhau.

Không gian trình diễn, trải nghiệm và thông tin sản phẩm (20 điểm) với các tiêu chí bắt buộc gồm: Không gian trình diễn, trải nghiệm và thông tin sản phẩm có diện tích tối thiểu là 150m2, được bố trí sắp xếp tại vị trí thuận tiện, hợp lý, thu hút du khách; Có nghệ nhân hay thợ thủ công trình diễn các thao tác, quy trình tạo ra sản phẩm với tần suất ≥ 1 lần/ngày;

Có nhân sự hướng dẫn du khách tham gia trải nghiệm các hoạt động sản xuất hoặc thiết kế sáng tạo sản phẩm; Có nhân sự giới thiệu một số công đoạn sản xuất sản phẩm đặc thù của địa phương hoặc có chiếu hình ảnh (phim ngắn tư liệu, ghi hình thực tế hoặc đoạn phỏng vấn…) giới thiệu cho khách về thông tin quá trình tạo ra sản phẩm; Cung cấp thông tin về các sản phẩm thiết kế mới, sáng tạo, đạt giải các cuộc thi, hội thi; Có bố trí khu vực dành cho khách (nghỉ ngơi, thư giãn, đọc thông tin về sản phẩm, về làng nghề…);

Không gian chụp ảnh (10 điểm) với các tiêu chí bắt buộc gồm: Không gian chụp ảnh sản phẩm tối thiểu 50m2 để có thể sắp đặt thiết bị dụng cụ chụp ảnh sản phẩm; Có bố trí trang thiết bị, hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo cho công việc chụp ảnh, ghi hình sản phẩm

Quản lý vận hành (20 điểm) với các tiêu chí bắt buộc như: Có ban hành Quy chế quản lý, vận hành hoạt động của Trung tâm; Chủ thể có trụ sở nằm trong khu vực làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống hoặc nằm trong các khu, điểm du lịch đã được cấp có thẩm quyền công nhận;

Có biển hiệu, logo, slogan và sơ đồ chỉ dẫn chung của Trung tâm; có kết nối với các điểm di tích, du lịch và các không gian sáng tạo khác, phối hợp hoạt động với các doanh nghiệp du lịch đưa khách tới tham quan, mua sắm…;

Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch; có hình thức tiếp nhận, giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch); có sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội, câu lạc bộ nghề nghiệp, nghệ nhân người địa phương…; sử dụng lao động là người dân địa phương.

Điều kiện về cơ sở hạ tầng (15 điểm) với các tiêu chí bắt buộc gồm: Đã xuất hiện thông tin trên google map; đảm bảo không gian kiến trúc cảnh quan trong khu vực: Không khí trong lành, nguồn nước không bị ô nhiễm, đổ rác đúng nơi quy định và có khu vực vệ sinh công cộng sạch sẽ, tiện nghi; kết nối giao thông đường bộ thuận tiện và có hình thức tiếp cận hệ thống giao thông công cộng; có bố trí điểm trông giữ xe phục vụ cho khách du lịch.

Về Quy trình đánh giá, hướng dẫn, phát triển Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã (theo mô hình phân tán) trên địa bàn Thành phố được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Dự kiến có 350 gian hàng tham dự Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024.
Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng thành công 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Sau nhiều nỗ lực của ngành nông nghiệp, người nông dân, Tuyên Quang đã có 06 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh.
Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch là huyện có số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với 65 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế; thế nhưng đang còn những rào cản ngăn bước sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa bứt phá, vươn tầm thế giới.

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ còn những khó khăn, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 lan tỏa mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.
Mở

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Chiều 19/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm này.
Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Hội nghị Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà phân phối nhằm hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Quảng Nam và Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

Hơn 100 chủ thể OCOP đến từ tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng và du khách tại TP. Đà Nẵng.
70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến hết ngày 28/8/2024, tại thành phố Bắc Kạn với 70 gian hàng.
4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 chuỗi siêu thị Goldfruit, Wiki Food, ECO-MART và Fuji Fruit vừa ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 19 doanh nghiệp, chủ thể OCOP.
Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Sau nửa tháng diễn sự kiện, vào tối ngày 3/8/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ bế mạc, tổng kết chương trình Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại trong quá trình diễn ra Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

60 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam giới thiệu hàng trăm sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đến người dân Liên Chiểu và du khách.
Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tối ngày 21/7/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Nhờ đạt chứng nhận là sản phẩm OCOP, doanh thu của nhiều doanh nghiệp cải thiện đáng kể song để có đầu ra bền vững hơn, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Dòng vốn ngân hàng là chất xúc tác đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Dòng vốn ngân hàng là chất xúc tác đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các sản phẩm OCOP vươn xa.
Sản phẩm OCOP rộng đường vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị của Hà Nội

Sản phẩm OCOP rộng đường vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị của Hà Nội

Đã có hơn 20 doanh nghiệp, chủ thể OCOP được ký kết biên bản ghi nhớ để đưa sản phẩm vào chuỗi siêu thị Goldfruit và một số kênh bán lẻ tại Hà Nội, chiều 2/7.
Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, tạo sinh kế cho người nông dân

Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, tạo sinh kế cho người nông dân

Chương trình OCOP được tỉnh Thanh Hóa triển khai hiệu quả đã từng bước khơi dậy tiềm năng, lợi thế kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP gặp khó trong quá trình gia hạn và nâng sao

Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP gặp khó trong quá trình gia hạn và nâng sao

Nhiều chủ thể sản phẩm OCOP tại Thanh Hóa đang gặp khó khăn khi làm thủ tục xin chứng nhận lại sản phẩm OCOP hay hoàn thiện hồ sơ để nâng sao cho sản phẩm.

'Hành trình OCOP' thúc đẩy tiêu thụ nông sản Việt trong thời đại số

“Hành trình OCOP” được thực hiện với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp chất lượng cao tăng doanh số bán hàng trong thời đại công nghệ số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động