Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ đội Biên phòng Hà Giang: Chú trọng công tác dân vận

PV

PV

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Bộ đội Biên phòng An Giang quyết liệt phòng, chống buôn lậu thuốc lá trong mùa dịch Bộ đội Biên phòng Kiên Giang và công ty Khí Cà Mau sơ kết quy chế phối hợp

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội vùng biên, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang luôn chú trọng thực hiện công tác dân vận và đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Nổi bật trong đó là các hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Ban Dân vận Tỉnh ủy, qua đó đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, củng cố quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn biên giới.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang chú trọng đổi mới nội dung, hình thức thực hiện công tác dân vận, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của các địa phương và nhân dân vùng biên. Các đồn biên phòng đã phối hợp đơn vị chức năng ký kết quy chế phối hợp hoạt động công tác dân vận phù hợp đặc điểm địa bàn, thực tế tuyến biên giới gắn với xây dựng mô hình điển hình “Dân vận khéo”, thực hiện các phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”, “Phụ nữ tham gia bảo vệ biên giới”, “Thắp sáng đường biên”, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ xây nhà, tặng bồn nước, tặng quà, xe đạp, đỡ đầu học sinh nghèo, khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho hộ nghèo…

Theo đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền công tác dân tộc, tôn giáo trên địa bàn biên giới tỉnh Hà Giang; triển khai “Tháng Dân vận”; Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận ở cơ sở” của Ban thường vụ tỉnh ủy giai đoạn 2021 - 2025, nhằm phát huy tốt khối đại đoàn kết toàn dân trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới trên địa bàn đơn vị phụ trách”.

Bộ đội Biên phòng Hà Giang: Chú trọng công tác dân vận
Đồn Biên phòng Đồng Văn giúp người dân chăm sóc cây trồng

Từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã tổ chức được hàng trăm buổi họp dân; tổ chức Ngày Biên phòng toàn dân gắn với lễ hội truyền thống trên địa bàn. Thông qua đó tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện pháp lý về bảo vệ biên giới và cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc; Luật Biên giới quốc gia; Nghị định 34 về quản lý biên giới; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm, đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới, không vượt biên trái phép, chủ động phòng, chống dịch bệnh… Các hình thức tuyên truyền, vận động đa dạng phong phú, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ.

Với phương châm “gần dân, bám địa bàn”, để công tác dân vận có được hiệu quả thiết thực, cán bộ, chiến sĩ lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang còn tích cực tuyên truyền nhân dân bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để phát triển kinh tế, như: Tăng cường cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương để trở thành hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nhân dân, chú trọng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình. Hàng loạt mô hình sản xuất kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhân rộng như: trồng Hồng không hạt, lê, cà chua, cỏ voi...

Từ năm 2015 đến nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang phối hợp với các sở, ban, ngành lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả 07 dự án phát triển kinh tế - xã hội với tổng mức đầu tư gần 150 tỷ đồng. Chỉ từ đầu năm 2022 đến nay, các đồn biên phòng trên tuyến biên giới Hà Giang đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương tham gia hỗ trợ nhân dân các xã biên giới hơn 20 tấn xi măng, 265kg gừng giống (trị giá trên 26 triệu đồng) và 826 ngày công. Tặng 960 phần quà, 16 tấn gạo, 11 con bò, 12 ngôi nhà, 869 áo ấm, 90 chăn ấm cho các hộ dân, học sinh nghèo với tổng trị trên 2,2 tỷ đồng…

Đơn cử, Đồn Biên phòng Bản Máy (Hoàng Su Phì) được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ gần 20km đường biên trên địa bàn xã Bản Máy, với 4 thôn giáp biên, gồm 512 hộ, 2.526 khẩu. Địa hình hiểm trở bởi núi cao, vực sâu, độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế - xã hội chưa đồng đều, đường sá đi lại không thuận lợi, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, vận động của cán bộ, chiến sỹ đơn vị. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, đời sống của nhân dân khu vực biên giới phần nào được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân do cuộc sống khó khăn, từ đó phát sinh những mặt trái của xã hội.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác vận động quần chúng trong tình hình mới, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Bản Máy đã có nhiều chủ trương, biện pháp triển khai sát với thực tế địa bàn và bài bản từ đồn tới các trạm, từ các đồng chí chỉ huy đơn vị xuống các đồng chí cán bộ, chiến sĩ.

Thời gian tới, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể, trực tiếp là Ban Dân vận tỉnh ủy đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, chiến sĩ thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo. Đa dạng các mô hình, hình thức hỗ trợ đồng bào vùng biên. Đồng thời, coi trọng tăng cường mối quan hệ giữa cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng với nhân dân; qua đó góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ đội biên phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đại hội đại biểu các dân tộc tỉnh Nghệ An năm 2024 được tổ chức với chủ đề đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển.
Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ năm 2019 đến năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư gần 12.780 tỷ đồng để phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động