Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc Dồn dập mua sắm Tết trên kênh online

Không tham gia cuộc chơi sẽ bị loại

Theo dự đoán của Nielsen, đến năm 2025, thế hệ Gen Z tại Việt Nam sẽ đạt gần 15 triệu người, chiếm đến 21% lực lượng lao động và hơn 30% lượng khán giả trực tuyến. Đây chính là đối tượng người dùng chủ đạo nhằm đẩy mạnh tiềm năng của các nền tảng livestream nói riêng, xu hướng thương mại giải trí nói chung có cơ hội bùng nổ hơn nữa.

Sức nóng của livestream đã và đang tạo nên cuộc đua gay cấn trong ngành thương mại điện tử, khiến cho các thương hiệu lớn hay thương hiệu kinh doanh các mặt hàng giá trị cao vốn khá bảo thủ, hạn chế trong cách bán hàng cũng dần không thể đứng ngoài.

Ông Trần Lệ Nguyên, CEO của Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO đánh giá, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nhưng những kênh thương mại điện tử vẫn tăng trưởng hàng năm 20-30%. Điều này cho thấy xu thế bán hàng đang dần thay đổi nên các doanh nghiệp cũng phải thay đổi về tư duy để có thể tiếp cận người tiêu dùng. “Thời bán hàng livestream đã tới, doanh nghiệp không thay đổi sẽ lạc hậu”, ông Trần Lệ Nguyên chia sẻ.

Theo CEO Trần Lệ Nguyên, không đứng ngoài cuộc chơi, KIDO đã "bắt tay" với TikTok mở kênh giải trí và livestream bán hàng mang tên E2E (Entertainment & E-commerce). Mặc dù mới chỉ ra mắt một thời gian ngắn, kênh E2E đã nhanh chóng thu hút khi có những clip lên đến hàng chục triệu view.

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi
Livestream bán hàng đang tạo ra cuộc đua gay cấn trong thương mại điện tử

Trong đó, thành công nhất là chương trình giúp cho tiểu thương chợ Bến Thành bán hàng trên mạng "rất viral", với những clip lên tới con số 72 triệu view. Sau đó, nền tảng này lại tiếp tục thúc đẩy chương trình mua sắm Tết, cũng lên tới con số hơn 74 triệu view.

Không những vậy, theo vị tổng giám đốc này, trong những năm gần đây, phía KIDO đã chuyển mạnh sang kinh doanh trực tuyến và hiện tại doanh số bán hàng trực tuyến chiếm gần 70%. Trên nền tảng Shopee, công ty cũng đang đứng trong top 3.

Ông Nguyên cho rằng để xây dựng một kênh bán hàng hiệu quả trên mạng, điều quan trọng nhất là phải có lượng người theo dõi đáng kể. Nhất là cần xây dựng các nền tảng và kênh truyền thông không chỉ quảng cáo và bán hàng mà còn tương tác và cung cấp giải trí cho cộng đồng.

“Trước đây, chúng ta chỉ bán trên kênh truyền thống nhưng ngày nay phải bán hàng qua công nghệ, bắt đầu livestream. Giữa bán trực tiếp và online thì tiêu thụ online tăng đáng kể, đặc biệt rất có lợi cho người tiêu dùng. Khi giảm bớt những chi phí trung gian cũng như logistics, marketing, sale…đặc biệt TikTok vẫn thường tung ra rất nhiều voucher, tất cả đều có lợi cho người tiêu dùng”, ông Nguyên nói.

Một trường hợp khác là nhà sản xuất thời trang VitaJean. Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean), cho biết doanh nghiệp đã mở kênh bán hàng trên TikTok trong năm vừa qua và bước đầu có hiệu quả. Doanh số bán hàng tăng 2 - 3 lần so với những ngày đầu. Đây cũng là cách giúp doanh nghiệp có thêm chỗ đứng ở thị trường nội địa trước bối cảnh xuất khẩu khó khăn.

Cần chiến lược dài hơi

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp vẫn có thể phát triển được bởi các sàn thương mại điện tử đã vào giai đoạn ổn định, có hệ thống chính sách rõ ràng. Nếu làm tốt, nhà bán hàng có thể dễ điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp mình để đạt được mục tiêu đề ra.

Ông Nguyễn Mạnh Tấn, Giám đốc marketing Haravan (công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử và bán lẻ), cho rằng khởi nghiệp kinh doanh online ngày càng dễ bắt đầu khi có sẵn nền tảng, người tiêu dùng đã quen mua online, phương thức vận chuyển và thanh toán ngày càng thuận lợi với chi phí thấp. Tuy nhiên, do ai cũng có thể kinh doanh online nên cạnh tranh về giá rất lớn, biên độ lợi nhuận mỏng.

"Muốn thành công trong kinh doanh online, cần có sự khác biệt để thu hút khách. Phải có kế hoạch dài hơi, từ sản phẩm chất lượng đến dịch vụ tốt để tích lũy uy tín nhà bán hàng, xây dựng được lượng khách hàng trung thành…", ông Tấn gợi ý.

Từ kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp, ông Phạm Văn Việt chia sẻ, để kinh doanh trực tuyến nói chung và livestream nói riêng, Việt Thắng Jean đã đầu tư xây dựng các kênh bán hàng, thiết bị công nghệ, hệ thống quản trị phần mềm, đội ngũ bán hàng và xây dựng hình ảnh, video… một cách bài bản. Có những thời điểm livestream, V-Sixtyfour có thể tiếp cận 500.000 khách hàng. Vì vậy, bên cạnh phần mềm trả lời tự động, doanh nghiệp luôn có đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/24 giờ.

“Trước đây, chúng tôi chỉ tập trung xây dựng hình ảnh, mà bỏ qua công đoạn chăm sóc khách hàng. Đến nay, khi livestream bán hàng thời trang, ngoài việc phải tạo được phong cách, doanh nghiệp cần có đội ngũ này luôn túc trực để trả lời, tư vấn cho khách hàng về mẫu mã, màu sắc… Nếu làm tốt, đơn hàng trực tuyến trong thời gian tới có thể ngang bằng hoặc cao hơn so với bán hàng trực tiếp”, ông Việt nói.

Đặc biệt, ngoài livestream phục vụ khách hàng trong nước, Việt Thắng Jean còn livestream phục vụ các đối tác nước ngoài tại châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Sau khi tìm hiểu, thông qua công nghệ 3D, các nhà nhập khẩu có thể điều chỉnh theo mong muốn và lựa chọn mã sản phẩm để đặt hàng trực tuyến.

“Không đơn giản là đầu tư tiền bạc, để thành công với việc bán hàng qua kênh livestream, doanh nghiệp cần xây dựng và triển khai chiến lược bài bản, từ xây dựng kênh bán hàng, xây dựng hình ảnh, nội dung, đến liên kết với các sàn thương mại điện tử, tìm hiểu các quy định cũng như thuật toán ở mỗi nền tảng, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp”, ông Phạm Văn Việt nhấn mạnh.

Thực hiện Quyết định 645/QĐ-TTg, ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện nhiệm vụ triển khai Đề án xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành.

Trong năm 2024, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Bộ Công Thương) đã và đang kết nối các Sở, Ban, ngành địa phương với các nền tảng thương mại điện tử và các đơn vị cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để triển khai mô hình Flagship Store - Gian hàng địa phương trên các Sàn thương mại điện tử.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ được tư vấn những thông tin hữu ích và thực tế về thị trường, chiến lược kinh doanh, các chiến dịch bán hàng… trong suốt thời gian tham gia đồng hành. Đồng thời, Bộ Công Thương đã và đang làm việc với một số doanh nghiệp về công nghệ và dịch vụ để khi giải pháp này đi vào vận hành sẽ trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thiết lập gian hàng, marketing, PR, livestream bán hàng, quản lý kho vận, chăm sóc phản hồi khách hàng,… nhằm tối ưu cả về chi phí và hiệu quả bán hàng.

Hà Linh - Ngọc Thùy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành phố Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp

Thành phố Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp

Thực hiện chuyển đổi số, bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời kỳ 4.0, TP. Hà Nội đã đẩy mạnh đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của sàn Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành Việt Nam.
SPX hỗ trợ nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale cuối năm

SPX hỗ trợ nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale cuối năm

Nhằm giảm áp lực cho nhà bán mùa sale cuối năm, các đơn vị vận chuyển đã nâng cao dịch vụ để hỗ trợ nhà bán hàng online tối ưu chi phí vận hành.
Sàn Temu bán hàng giá rẻ, đại biểu Quốc hội khuyến cáo

Sàn Temu bán hàng giá rẻ, đại biểu Quốc hội khuyến cáo

Trước sự tiếp thị rầm rộ của sàn thương mại điện tử Temu với nhiều sản phẩm được quảng cáo giảm 90%, đại biểu Quốc hội khuyến cáo đến người dân và doanh nghiệp.
Cộng đồng mạng đánh giá về Temu: Giá không rẻ, hoài nghi chất lượng

Cộng đồng mạng đánh giá về Temu: Giá không rẻ, hoài nghi chất lượng

Cộng đồng mạng nhận xét, giá cả trên sàn thương mại điện tử Temu không rẻ, chất lượng sản phẩm cũng bị nhiều người dùng tỏ ý nghi ngờ.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều quốc gia

Nhiều quốc gia 'mạnh tay' với sàn thương mại điện tử Temu

Do lo ngại về cạnh tranh, chất lượng và bảo mật, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những động thái "mạnh tay" với sàn thương mại điện tử Temu.
Ngày 6/11, sẽ diễn ra Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024

Ngày 6/11, sẽ diễn ra Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024

Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024 sẽ có khoảng 100 gian hàng từ các doanh nghiệp thương mại điện tử và công nghệ số.
Sắp diễn ra

Sắp diễn ra 'Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024'

Ngày 24/10, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam năm 2024”.
9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

227.700 tỷ đồng, tương đương 8,9 tỷ USD là số tiền người Việt đã chi để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử trong 9 tháng năm 2024.
Công ty YouNet ECI nêu 3 tác động của Temu vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Công ty YouNet ECI nêu 3 tác động của Temu vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Việc sàn thương mại điện tử Temu vào thị trường Việt Nam đại diện YouNet ECI dự báo sẽ dẫn đến 3 tác động đáng kể cho thị trường trong nước.
Ngày 24/10, sàn thương mại điện tử Temu đã có văn bản chính thức gửi Bộ Công Thương

Ngày 24/10, sàn thương mại điện tử Temu đã có văn bản chính thức gửi Bộ Công Thương

Ngày 24/10, Temu có văn bản gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) về thực hiện các yêu cầu pháp luật thương mại điện tử Việt Nam.
Lo ngại cạnh tranh không lành mạnh trên sàn thương mại điện tử, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nhiều giải pháp

Lo ngại cạnh tranh không lành mạnh trên sàn thương mại điện tử, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nhiều giải pháp

Nhiều nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới xuất hiện tại Việt Nam đưa ra khuyến mại tới 90% tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ

Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, hạ tầng logistics và nhu cầu tiêu dùng tăng cao, kỳ vọng thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ.
Bộ Công Thương: Rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua kênh thương mại điện tử

Bộ Công Thương: Rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua kênh thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, đang rà soát, đánh giá đối với hàng hóa giá rẻ tràn vào Việt Nam thông qua các kênh thương mại điện tử.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,... tràn lan trên mạng xã hội, website chưa được đăng ký với Bộ Công Thương gây rủi ro lớn cho người tiêu dùng.
Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã Sản xuất và Chế biến nông sản Yến Anh đã sử dụng sàn thương mại điện tử Shoppee, các trang mạng xã hội Zalo, Facebook, TikTok đẩy mạnh giao thương.
Nhiều

Nhiều 'ông lớn' thương mại điện tử Trung Quốc gia nhập thị trường Việt tạo ra cuộc đua khốc liệt

Doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt khi các "ông lớn" từ Trung Quốc như Temu, Taobao và Shein gia nhập thị trường.
Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Sự góp mặt của hầu hết các hãng sơn lớn có tên tuổi tại thị trường Việt Nam cho thấy ngành sơn Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.
Sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp trong nước cần làm gì?

Sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp trong nước cần làm gì?

Các chuyên gia lo ngại doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thậm chí phá sản trước "làn sóng" sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ đang tràn vào Việt Nam.
Sắp diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Sắp diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ tổ chức vào ngày 21/11, với chủ đề: Chuyển đổi đổi số hướng tới chuyển đổi xanh và bền vững.
Tháo gỡ khó khăn triển khai hợp đồng điện tử: Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý đồng bộ

Tháo gỡ khó khăn triển khai hợp đồng điện tử: Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý đồng bộ

Một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, tính bảo mật chưa cao, khiến doanh nghiệp chưa tin dùng hợp đồng điện tử.
Trải lòng của các Creator về bí quyết chinh phục những phiên LIVE

Trải lòng của các Creator về bí quyết chinh phục những phiên LIVE

Qua chia sẻ chân thực từ các Affiliate Creator trẻ, khán giả đã có cái nhìn cận cảnh và rõ nét hơn về 'nghề chủ chốt'-một nghề mới mẻ và đầy tiềm năng.
Nghề Chủ Chốt: Thấy gì từ câu chuyện khởi nghiệp của các Affiliate Creator trên TikTok Shop

Nghề Chủ Chốt: Thấy gì từ câu chuyện khởi nghiệp của các Affiliate Creator trên TikTok Shop

Với format mới lạ cùng những câu chuyện truyền cảm hứng từ các nhà sáng tạo nội dung, Nghề Chủ Chốt đã mang đến cho khán giả nhiều trải nghiệm thú vị.
Ứng dụng hợp đồng điện tử an toàn là xu hướng tất yếu

Ứng dụng hợp đồng điện tử an toàn là xu hướng tất yếu

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Ứng dụng hợp đồng điện tử trở thành xu hướng tất yếu, có vai trò quan trọng cho doanh nghiệp.
Livestream - Xu hướng hay sự bùng nổ của sự phát triển thương mại?

Livestream - Xu hướng hay sự bùng nổ của sự phát triển thương mại?

Ngày 27/9, KOOPlanIT Vietnam ra mắt nền tảng Mạng xã hội Livestream tương tác trực tuyến aura - đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động