Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cà phê chè Khe Sanh được bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Sau nhiều năm xây dựng chất lượng và thương hiệu sản phẩm, hiện sản phẩm cà phê chè Khe Sanh của huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
Cà phê chè Khe Sanh được bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Đồng bào Vân Kiều thu hoạch cà phê

Phát triển thương hiệu sản phẩm bền vững

Hướng Hóa là địa bàn trọng điểm phát triển cà phê của tỉnh Quảng Trị và vùng Bắc Trung bộ. Cây cà phê của Hướng Hóa chiếm 1/7 tổng diện tích cà phê cả nước, 22% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày, chủ lực của tỉnh. Giá trị sản lượng cà phê Hướng Hóa hàng năm mang lại khoảng 300 tỷ đồng. Tổng số hộ nông dân tham gia trồng cà phê có hơn 8.000 hộ, phần lớn là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô.

Vùng cà phê chè Hướng Hóa hiện có tổng diện tích khoảng 5.000 héc-ta, trong đó diện tích cho thu hoạch trên 4.500 héc-ta. Việc xác lập nhãn hiệu cà phê chè Khe Sanh cho sản phẩm cà phê chè là điều kiện thuận lợi để nâng cao danh tiếng cho sản phẩm này. Đây cũng là tiền đề quản lý, phát triển thương hiệu sản phẩm bền vững. Từ đó, danh tiếng, uy tín của các sản phẩm cà phê chè Khe Sanh được nâng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho sản phẩm nông sản của địa phương phát triển, vai trò của UBND huyện Hướng Hoá, Hội Cà phê Khe Sanh huyện Hướng Hóa trong việc quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể cà phê “Khe Sanh” sau khi được trao văn bằng. Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải tái canh; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến để nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, phải chọn được giống tốt, chất lượng cao, sử dụng phương án tưới nước phù hợp và tiết kiệm cho cà phê. Chú trọng đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê nhân phục vụ xuất khẩu…

Tái canh là nhiệm vụ trọng tâm

Tỉnh Quảng Trị có gần 4.700 héc-ta cà phê, chủ yếu là cà phê chè, nhưng trong số đó có đến 2.400 héc-ta cà phê do trồng đã quá lâu nên già cỗi, sinh trưởng kém cần cải tạo, tái canh. Việc tái canh cà phê giai đoạn 2017 - 2025 là cơ hội thay thế các giống cà phê mới, có đặc tính vượt trội, năng suất cao, khả năng kháng bệnh lớn. Cụ thể, trung bình từ nay đến 2025 mỗi năm thực hiện tái canh 200 héc-ta. Ngoài ra, mỗi năm cưa đốn, cải tạo thêm 50 héc-ta cà phê để vườn cho năng suất cao hơn. Dự kiến đến năm 2020, năng suất cà phê chè đạt từ 14 đến 16 tấn/héc-ta quả tươi. Sản lượng bình quân sau khi tái canh đạt 10 ngàn tấn/năm. Điều đặc biệt quan trọng là tái canh sẽ tăng thu nhập cho người trồng cà phê lên 1,5 lần so với hiện tại. Để việc tái canh đạt hiệu quả cao, một yếu tố quan trọng đó là giống cà phê tái canh phải là giống cà phê chè thuần chủng. Bà con nông dân có thể lựa chọn mua hạt giống thuần chủng của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên hoặc tuyển chọn cây cà phê đầu dòng trên địa bàn để lấy hạt giống. Đây được xem là khâu quyết định để đảm bảo tái canh cà phê bền vững.

Cà phê chè Khe Sanh được bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Tái canh sẽ tăng thu nhập cho người trồng cà phê lên 1,5 lần

Nguồn vốn phục vụ tái canh được xác định cần gần 300 tỷ đồng, tính theo định mức khuyến cáo cho mỗi héc-ta tái cánh hơn 152 triệu đồng. Nguồn vốn này gồm vay ngân hàng, vốn tự có và vốn của nhà nước. Cơ chế chính sách hỗ trợ tái canh là nhà nước hỗ trợ tối đa 80% giá giống cà phê và giống cây ngắn ngày trồng xen kẻ phục vụ tái canh. Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, ngân sách huyện hỗ trợ 50%.

Mai Liên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xem thêm