Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về an toàn hồ, đập thuỷ điện

Trong đổi với phóng viên Vuasanca , ông Tô Xuân Bảo - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Cục KTAT&MTCN), Bộ Công Thương - khẳng định, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đập thuỷ điện và công tác tuân thủ các quy định về xả lũ được thực hiện bài bản, hiệu quả. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý cần sớm rà soát, sửa đổi, ban hành mới hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Thưa ông, trong nhiều kỳ họp Quốc hội gần đây, cử tri và nhân dân cả nước đề nghị Bộ Công Thương kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đập thuỷ điện, ông có thể cho biết kết quả thực hiện nhiệm vụ này?

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, thời gian qua, Cục KTAT&MTCN đã thực hiện và phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đập thuỷ điện; kiểm tra tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện, trong đó có việc đánh giá chất lượng đập (mức độ an toàn) tại 345 công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo đúng quy định, các khiếm khuyết sau kiểm tra đã được khắc phục kịp thời.

can som hoan thien khung kho phap ly ve an toan ho dap thuy dien
Ông Tô Xuân Bảo – Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp

Cả 345 đập đều được bảo trì theo đúng quy định, trong đó 320 đập đã có quy trình bảo trì phù hợp; 25 đập đang được chủ đập hoàn thiện quy trình kiểm định và đến hết năm 2018, có 252/345 đập đã đến kỳ kiểm định, trong đó có 227 đập đã kiểm định xong, 18 đập còn lại đang thực hiện công tác kiểm định.

Từ kết quả kiểm tra, giám sát có thể đánh giá hiện các đập thủy điện đang vận hành an toàn, ổn định.

Còn công tác chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp liên quan thực hiện đúng quy trình xả lũ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Qua công tác kiểm tra, quản lý, Bộ Công Thương đánh giá các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện đã thực hiện nghiêm các nguyên tắc và các quy định về vận hành xả lũ tại từng quy trình vận hành hồ chứa cụ thể, góp phần quan trọng vào việc cắt/ giảm/ làm chậm lũ cho vùng hạ du, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra cho vùng hạ du.

Theo đó, trong mùa lũ, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện không được tích nước hồ chứa vượt quá mực nước trước lũ. Khi có bản tin dự báo lũ, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện phải vận hành xả nước để đưa mực nước hồ chứa từ mực nước trước lũ về mực nước đón lũ để bảo đảm khi lũ về hồ thì hồ chứa có dung tích trống để tham gia cắt/ giảm/ làm chậm lũ cho vùng hạ du. Và khi xuất hiện lũ phải duy trì lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng về hồ để cắt/ giảm/ làm chậm lũ cho hạ du.

Bên cạnh đó, trong quá trình lũ, nếu mực nước hồ tăng và đạt cao trình lớn nhất cho phép do trước đó duy trì lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng về hồ thì tăng lưu lượng xả bằng lưu lượng về hồ để mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất cho phép để bảo đảm an toàn cho công trình, lúc này hồ chứa không còn vai trò điều tiết lũ nhưng cũng không gây lũ nhân tạo làm thiệt hại thêm cho hạ du.

Có thể nói công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đập thuỷ điện và tuân thủ quy trình xả lũ được thực hiện khá hiệu quả và thuận lợi, tuy nhiên, không phải là không gặp khó khăn, thưa ông?

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn nhất định, trước hết là việc đầu tư xây dựng, quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện hiện được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như: xây dựng; khí tượng, thủy văn; phòng chống thiên tai; quản lý an toàn đập, hồ chứa nước… dẫn đến những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

can som hoan thien khung kho phap ly ve an toan ho dap thuy dien
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về an toàn hồ, đập thuỷ điện

Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật hiện còn một số bất cập, chồng chéo. Điển hình như quy định về cắm mốc khu vực lòng hồ được quy định đồng thời tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, Nghị định số 112/2008/NĐ-CP, Nghị định số 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nếu tuân thủ tất cả các quy định này thì khu vực lòng hồ phải cắm quá nhiều mốc, các đường biên cắm mốc nhiều trường hợp trùng nhau (ví dụ cùng lấy theo cao trình đỉnh đập) hoặc khá gần nhau (theo cao trình đỉnh đập và theo cao trình mực nước lũ kiểm tra có tính đến nước dềnh).

Không chỉ có vậy, một số quy định không rõ ràng nên khó triển khai thực hiện như trường hợp Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập nhưng lại không quy định trường hợp nào thì xác định theo quy trình, theo tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập… Quy định này cũng rất khó xác định được vùng hạ du trong trường hợp các hồ chứa được xây dựng bậc thang hoặc hồ chứa được xây dựng ở gần nơi hợp lưu với sông khác.

Ngoài ra, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, các cơ quan chức năng cũng gặp phải những khó khăn do thiếu nhân lực, nhất là nhân lực có chuyên môn về thủy công hoặc liên quan đến thủy điện từ cấp trung ương đến địa phương. Trong khi đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng có lúc, có nơi chưa hiệu quả từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát.

Để khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng và vận hành an toàn đập thuỷ điện, trong thời gian tới Bộ Công Thương, Cục KTAT&MTCN sẽ triển khai những nhiệm vụ gì, thưa ông?

Cùng với việc tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhiệm vụ được giao, hiện Bộ Công Thương, Cục KTAT&MTCN đang khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Cụ thể, Bộ Công Thương đang xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 34/2010/TT-BCT để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và các chủ đập trong việc triển khai thực hiện một số quy định của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.

Nội dung chính của Thông tư mới này quy định cụ thể về thi hành một số nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương mà Nghị định số 114/2018/NĐ-CP chưa quy định, cụ thể: Thành lập và hoạt động của Hội đồng đánh giá an toàn đập của Bộ Công Thương; Cấp giấy phép cho các hoạt động thuộc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện phải có giấy phép; Quy định cụ thể về cơ sở dũ liệu đập, hồ chứa để bảo đảm các đập, hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh có đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý.

Bên cạnh đó còn có các quy định về: chuyển tiếp việc thực hiện các phương án để bảo đảm an toàn cho vùng hạ du; quy định mẫu quy trình vận hành hồ chứa thủy điện; các phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó thiên tai cho công trình và vùng hạ du trong giai đoạn xây dựng và vận hành; bảo vệ đập, hồ chứa để việc xây dựng được nhất quán, đầy đủ nội dung cần thiết và phù hợp với đặc thù của từng công trình…

Trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Việc diễn tập thực binh ứng phó sự cố hóa chất sẽ giúp các đơn vị kinh doanh hóa chất, địa phương chủ động, linh hoạt để ứng phó khi sự cố xảy ra.
Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Nhằm bảo vệ môi trường, xanh hoá ngành hoá chất, những năm qua, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp.
Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 25/10/2024 tại Hà Nội diễn ra Đại hội Hội những nhà sản xuất nhôm thanh định hình phục vụ Xây dựng và công nghiệp Việt Nam khoá II, nhiệm kỳ 2024-2029.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Chuyển đổi số trong sản xuất tại TP. Đà Nẵng đang diễn ra mạnh mẽ. Tại nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi số trong quản trị, vận hành sản xuất đã cho hiệu quả thực.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng đem lại hiệu quả trong tăng trưởng, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sáng 25/10, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng cảm biến sợi quang đã chứng minh được tính đột phá khi áp dụng thực tiễn trong Hải quân Việt Nam.
‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày 24/10/2024 diễn ra Tọa đàm “Xanh hóa” sản xuất hóa chất và phân bón: Cơ hội cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tối ngày 24/10, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Sáng 24/10, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức bàn giao máy móc thiết bị thuộc chương trình khuyến công năm 2024.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp thì phải thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 diễn ra ngày 7 - 8/11 tại cơ sở Hoà Lạc của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Việc ứng dụng các trang thiết bị, máy móc mới vào khai thác và chế biến dầu khí giúp nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro vận hành.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Trong khuôn khổ HanoiTex & HanoiFabric 2024 tổ chức từ ngày 23-25/10/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, sẽ diễn ra nhiều hội thảo quan trọng.
Bắc Giang: Coi việc đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp là tiêu chí, nhiệm vụ quan trọng

Bắc Giang: Coi việc đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp là tiêu chí, nhiệm vụ quan trọng

Bắc Giang sẵn sàng đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp để kêu gọi, thu hút đầu tư vào tỉnh.
Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Ngành ô tô Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi các giải pháp nhằm tăng cường nội địa hóa và nâng cao tính cạnh tranh.
Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã chỉ trích sự giám sát của Cục Hàng không Liên bang Mỹ do cơ quan này không có hệ thống hiệu quả để giám sát Boeing.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động