Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 14:33

Chung tay bảo vệ nhà nông khỏi rủi ro hạn hán

Do số hóa 100%, nên việc chi trả bảo hiểm hạn hán không phụ thuộc vào mức độ thiệt hại mà phụ thuộc vào lượng mưa tại khu vực và theo quy định tại hợp đồng.

Chiều 6/6, Công ty Công nghệ Bảo hiểm (insur - tech) Hillridge và Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam (MSIS Việt Nam) đã ký kết hợp tác ra mắt sản phẩm bảo hiểm hạn hán nhằm bảo vệ nông dân Việt Nam trước những biến đổi khí hậu tại khu vực Đông Nam Á. Đây là sản phẩm được phát triển trên nền tảng Hillridge và cung cấp bởi MSIG Việt Nam.

Chung ta bảo vệ nhà nông khỏi rủi ro hạn hán, Hillridge và MSIG Việt Nam đã ra mắt sản phẩm bảo hiểm hạn hán tại Việt Nam.

Phát biểu trong lễ ra mắt sản phẩm, ông Dale Schilling - Giám đốc Điều hành Hillridge - chia sẻ, mới đây, chúng tôi đã đến thăm những vùng trồng cà phê tại Tây Nguyên và lắng nghe người nông dẫn kể về những mùa vụ thất bát trước đây do ảnh hưởng của hạn hán đã tác động không nhỏ đến sinh kế của bà còn.

Nhà nông đang đứng trước nhu cầu cấp thiết về biện pháp bảo vệ mình khỏi những tình huống xấu như vậy. Và tác động kéo dài của El Nino trên lãnh thổ Việt Nam năm 2023 là yếu tố thúc đẩy chúng tôi nhanh chóng ra mắt sản phẩm này.

Bà Nguyễn Thị Lan Phương - Phó Tổng Giám đốc công ty MSIG Việt Nam - công ty bảo hiểm 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản và đã có 14 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường trong nước - cũng cho rằng, nông nghiệp là một lĩnh vực then chốt để công ty tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm của mình.

"Đây là sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp đầu tiên mà chúng tôi ra mắt tại Việt Nam, bên cạnh các sản phẩm đa dạng sẵn có, từ bảo hiểm cá nhân như: bảo hiểm tai nạn cá nhân, chăm sóc sức khỏe, du lịch, nhà cửa và xe cơ giới, tới bảo hiểm doanh nghiệp như bảo hiểm trách nhiệm và tài sản”, bà Lan Phương chia sẻ.

Tại Việt Nam, gần 40% diện tích đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và ngành này chiếm gần 13% tổng GDP, vì vậy, bà Nguyễn Thị Lan Phương tin rằng, sản phẩm này là một lá chắn đáng tin cậy giúp người nông dân bảo vệ sinh kế và những điều họ trân quý.

Trước đó, nhằm ứng phó với nguy cơ rủi ro mà hạn hán do El Nino sẽ gây ra cho ngành nông nghiệp, vào tháng 5/2023, Chính phủ Việt Nam đã cử đoàn công tác đến Quảng Nam để nghiên cứu về rủi ro đối với mùa màng từ nay đến cuối năm. Báo cáo cho thấy các tỉnh miền Trung từ cuối hè 2023 đến đầu năm 2024 sẽ có xác suất xảy ra hạn hán từ 70 – 80%.

Bất kỳ doanh nghiệp nông nghiệp nào có nguy cơ gặp phải tác động của hạn hán đều có thể sử dụng sản phẩm bảo hiểm này. Thông qua nền tảng do Hillridge phát triển, người nông dân có thể trực tiếp lấy báo giá bảo hiểm qua mạng dựa trên dữ liệu thực tế.

Giá trị hợp đồng bảo hiểm sẽ được xác định trước khi thời hạn bảo hiểm bắt đầu, và người dân chỉ phải thanh toán khi các điều kiện của hợp đồng được đáp ứng. Đây là cách nền tảng này đơn giản hoá mọi thủ tục giữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm.

Sản phẩm bảo hiểm hạn hán nay tại thị trường Việt Nam là sự tiếp nối mối quan hệ đối tác thành công giữa Hillridge và MSIG tại thị trường Australia, nơi hai đơn vị đã hợp tác từ năm 2021 để bảo vệ nông dân trước các sự kiện khí hậu ảnh hưởng đến vụ mùa.

“Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Những sản phẩm với mô hình tương tự sẽ ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong đời sống của nông dân Việt Nam khi họ cần phải bảo vệ sinh kế của mình trước những biến động thời tiết ngày càng nhiều do nhiệt độ toàn cầu tăng, mực nước biển dâng cao, nguồn nước bị nhiễm mặn và hạn hán thường xuyên xảy ra”, ông Schilling nói thêm.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Vuasanca về lý do doanh nghiệp lại lựa chọn kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp mà cụ thể ở đây là bảo hiểm hạn hán – lĩnh vực cũng rất rủi ro đối với chính các công ty tham gia, ông Schilling cho hay, loại hình bảo hiểm nông nghiệp mà 2 doanh nghiệp “bắt tay” phát triển tại Việt Nam rất khác so với loại hình bảo hiểm nông nghiệp truyền thống mà chúng ta đã từng biết.

Theo đó, với loại hình bảo hiểm nông nghiệp truyền thống, khi xảy ra thiên tai, người nông dân sẽ phải nộp yêu cầu đòi bồi thường. Khi đó, họ sẽ gửi các bằng chứng về thiệt hại, hoặc lượng hóa thiệt hại như thế nào đó và yêu cầu bồi thường nhưng chưa chắc họ đã được chi trả. Chi phí để chuẩn bị cũng như nộp yêu cầu bồi thường cũng rất tốn kém. Và như vậy, bảo hiểm nông nghiệp truyền thống khó có thể tiếp cận với các nông hộ nhỏ và người nông dân đơn lẻ.

Với sản phẩm bảo hiểm hạn hán mà doanh nghiệp cũng cấp có những khác biệt nhất định. Theo đó, 100% được số hóa, việc chi trả không phụ thuộc vào mức độ thiệt hại mà sẽ phụ thuộc vào lượng mưa tại khu vực và theo quy định tại hợp đồng. Nếu lượng mưa được tính toán và đo lường tự động thấp hơn so với lượng mưa quy định trong hợp đồng bảo hiểm thì hệ thống của doanh nghiệp sẽ tiến hành tính toán tự động, việc chi trả bảo hiểm sẽ được thực hiện theo tuần chứ không phải theo tháng.

Mặt khác, chi phí để thực hiện những việc này sẽ thấp hơn. Người nông dân và các nông hộ dù lớn hay nhỏ ở tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như cà phê, lúa gạo,… mà bị ảnh hưởng bởi hạn hán đều có thể tiếp cận được các sản phẩm này.

Do đây là sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ số hóa, nhiều ý kiến cho rằng, để sản phẩm đến được gần hơn với người dùng cũng sẽ mất thời gian nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường hiểu biết với người nông dân về những lợi ích mà sản phẩm mang lại.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: bảo hiểm nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại