Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chuyện của tộc người mang họ Hồ

Sau hơn nửa thế kỷ được phát hiện, đến nay đời sống của tộc người Chứt sống trong hang đá, không biết tuổi, không có tên, không biết mặt chữ này đã bước sang một trang mới. Trong sự đổi thay đó có công của những chiến sĩ thuộc Tổ công tác biên phòng Rào Tre, Đồn Biên phòng 575, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh.
Bộ đội biên phòng giúp bà con phát triển kinh tế hộ gia đình

Bộ đội biên phòng giúp bà con phát triển kinh tế hộ gia đình

CôngThương - Bên bếp lửa đỏ hồng ở nhà trưởng bản Hồ Kính, thiếu tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng Tổ công tác biên phòng Rào Tre, kể về cuộc di dân lịch sử của người Chứt ở Rào Tre... Năm 1959, trong một chuyến khảo sát, tổ công tác của huyện Hương Khê đã phát hiện ra nhóm người lạ, không biết tiếng Việt, sống trong hang đá ở khu vực giáp ranh giữa Hà Tĩnh, Quảng Bình và nước bạn Lào. Khi phát hiện ra tộc người này, chính quyền huyện Hương Khê đã vận động họ di dân xuống bản Rào Tre và cử cán bộ lên cắm bản, dạy tiếng Kinh và cách làm ăn cho họ. Người Chứt không có tên nên xin được mang họ Hồ của Bác Hồ. Bộ đội biên phòng nhìn mặt từng người, đoán tuổi và làm giấy khai sinh cho họ... Bí thư Chi bộ bản Rào Tre Hồ Thị Nam cho biết: “Không có bộ đội chắc cả đời chúng tôi không biết đến con chữ”. Cùng với dạy học là xây dựng các tổ chức chính trị trong bản. Đến nay, bản Rào Tre với 33 hộ, 131 nhân khẩu đã có 4 đảng viên, có ban Mặt trận, chi đoàn… Bộ đội không chỉ dạy bà con cái chữ, chữa cho họ lành cái bệnh, mà còn bày cho bà con cách làm ăn để thoát khỏi cái đói. Đến nay, tuy diện tích trồng lúa của bản mới chỉ gần 2 héc-ta nhưng cũng đáp ứng được phần nào lương thực cho dân bản chứ không hoàn toàn trông chờ vào củ mài, củ ấu trong rừng và lương thực trợ cấp của Nhà nước như trước. Bộ đội giúp bà con phát triển kinh tế vườn đồi, trồng được hơn 7 héc-ta cây keo và gió trầm cho thu hoạch. Cả bản hiện có 4 chiếc xe máy và chỉ còn 8/31 hộ chưa có ti vi.

Bản Rào Tre hôm nay tuy vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng có được những thành tựu như vậy là cả một sự nỗ lực, kiên trì bám bản, không ngại khó, ngại khổ của các chiến sỹ biên phòng. Người Chứt đã và đang một lòng tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, cùng bộ đội biên phòng giữ gìn an ninh, chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc.

Cao Nguyên

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Xem thêm