Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chuyện về cán bộ kiểm lâm làm du lịch cộng đồng để bảo tồn thiên nhiên

Cán bộ kiểm lâm và hợp tác xã đã vận động người dân địa phương xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Bắc Giang: Phát triển du lịch cộng đồng để tạo sinh kế cho người dân Làng hoa lan Vi Rơ Ngheo: Bảo tồn văn hoá dân tộc Xơ Đăng để phát triển kinh tế du lịch

Trăn trở ở khu bảo tồn

Ít ai biết rằng, ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (thuộc địa bàn 4 xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã xuất hiện một mô hình du lịch cộng đồng do cán bộ kiểm lâm triển khai với những lý do rất đặc biệt.

Cán bộ kiểm lâm đó là anh Phạm Tiến Thịnh (sinh năm 1983, quê ở huyện Vũ Thư, Thái Bình). Từ nhỏ, anh Thịnh đã theo bố mẹ bố lên sinh sống và làm việc tại Yên Bái. Hiện nay anh Thịnh đang công tác tại Hạt Kiểm lâm huyện Văn Yên và đã đưa cả gia đình lên địa phương sinh sống. Tính đến thời điểm hiện tại, anh Thịnh đã có 13 năm công tác trong ngành kiểm lâm.

Trao đổi với phóng viên Vuasanca , Thạc sĩ Phạm Tiến Thịnh cho biết, anh đã được đào tạo chuyên về phân loại, nghiên cứu và bảo tồn các loài cây thuốc quý của Việt Nam. Do đó, niềm đam mê với núi rừng, với dược liệu đã ngấm vào trong máu thịt anh từ nhỏ.

Với niềm đam mê về ngành lâm học, dược liệu, tháng 11/2018, anh Thịnh đã tình nguyện lên Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu để công tác để có điều kiện nghiên cứu nhiều hơn.

Chuyện cán bộ kiểm lâm làm du lịch cộng đồng để bảo tồn thiên nhiên ở Nà Hẩu
Cán bộ kiểm lâm Phạm Tiến Thịnh trong lần đi rừng

Lúc mới lên Nà Hẩu, anh Thịnh cảm thấy cô đơn vì một mình ở giữa rừng, xung quanh chỉ thưa thớt vài ngôi nhà nhỏ. Lúc đó cuộc sống vô cùng khó khăn khi thiếu điện, thiếu chợ và thiếu thốn đủ đường. Được biết, nhiều cán bộ kiểm lâm lên công tác chỉ mong muốn xin chuyển về nhưng anh Thịnh vẫn cố bám trụ. Đến nay, anh Thịnh đã 5 năm gắn bó với Nà Hẩu.

Chia sẻ về công việc, anh Thịnh bộc bạch rằng, Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có diện tích rộngg, nằm xen kẽ khu dân cư có người dân sinh sống nên rất là khó quản lý. Trong khi lực lượng kiểm lâm địa bàn chỉ có 2 người phải quản lý diện tích vùng lõi khu bảo tồn 5.000 ha.

Quá trình công tác tại địa phương, anh Thịnh chứng kiến cảnh người dân mùa đông không đủ ấm, bà con phải khai thác gỗ cây để sưởi; không có công việc ổn định họ phải vào rừng khai thác gỗ, khai thác lâm sản để bán lấy tiền, khiến anh trăn trở rất nhiều.

Với chức năng nhiệm vụ của cán bộ kiểm lâm, anh và đồng nghiệp vẫn phải dốc hết sức để ngăn chặn hành vi phá rừng trái phép và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thật đau xót khi những người chặt phá rừng hay tiếp tay cho lâm tặc lại là bà con dân bản. Nhưng về trách nhiệm, kiểm lâm và lực lượng chức năng vẫn phải xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí truy tố nhiều trường hợp vi phạm. Sau khoảng 3 năm, lực lượng kiểm lâm mới trấn áp được các đối tượng khai thác gỗ trái phép.

Chuyện cán bộ kiểm lâm làm du lịch cộng đồng để bảo tồn thiên nhiên ở Nà Hẩu
Cán bộ kiểm lâm và những người dân bản địa

Chứng kiến cảnh khốn khó của người dân, cán bộ kiểm lâm càng cảm thông với những khó khăn của bà con. Do đó, anh Thịnh và bạn bè thường xuyên thực hiện công tác làm từ thiện như: Xin quyên góp chăn màn, quần áo, cặp, sách vở, bút, dầu ăn, mắm muốn... để phần nào giúp bà con vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Sau đó, anh Thịnh nhận thấy, những biện pháp răn đe, sự hỗ trợ ban đầu cũng chỉ là giải pháp trước mắt. Do đó, để thay đổi cuộc sống người dân phải tìm hướng để người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định, từ đó họ không khai thác gỗ nữa mà còn ý thức bảo vệ thiên nhiên. Và, phát triển du lịch cộng đồng bản địa là hướng đi đúng đắn nhất.

Làm du lịch cộng đồng để bảo tồn thiên nhiên

Sau nhiều thời gian trăn trở, anh Thịnh đã tận dụng sự ưu đãi của thiên nhiên và văn hóa bản địa, vận động bà con dân tộc cùng phát triển du lịch cộng đồng. Anh Thịnh và nhiều bạn bè đã đứng ra lập Hợp tác xã Dược Liệu và Du lịch Nà Hẩu Xanh để người dân đứng ra triển khai. Hiện, thành viên có hơn 40 người, trong đó có dân tộc H'Mông, dân tộc Dao ở Làng Bang.

Chuyện về cán bộ kiểm lâm làm du lịch cộng đồng để bảo tồn thiên nhiên
Cảnh sắc thanh bình của bản làng ở Nà Hẩu

Thời gian đầu, để vận động người dân tham gia hợp tác xã cũng gặp nhiều khó khăn. Đa số người dân vẫn giao tiếp bằng tiếng bản địa nên việc vận động cũng phải được truyền tải bằng tiếng H'Mông, tiếng Dao. Bên cạnh đó, cái khó nữa là về phong tục, tập quán của người H'Mông là họ không muốn trai gái, vợ chồng người lạ ngủ cùng nhau tại nhà mình.

Lúc đầu, anh Thịnh cũng chỉ dựng "farmstay" để khách lưu trú tại đó. Sau một thời gian, du khách lên đông hơn, họ thấy cảnh quan thiên nhiên, khí hậu trong lành nên đã quay trở lại. Khi phát hiện ra một số hang động, thác nước đẹp anh Thịnh đã lấy điện thoại chụp ảnh chia sẻ trên mạng xã hội nên được nhiều người biết và tìm đến khám phá. Do đó, hợp tác xã đã tổ chức dẫn khách du lịch đến thăm quan và ngắm những cảnh sắc thiên nhiên đó.

Chuyện về cán bộ kiểm lâm làm du lịch cộng đồng để bảo tồn thiên nhiên
Những thạch nhũ đẹp trong hang động ở Nà Hẩu

Sau khi thấy cán bộ triển khai có hiệu quả, người dân cũng nhận ra tác dụng của mô hình du lịch cộng đồng có thể giúp cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn.

Sau khi được cán bộ địa phương, lực lượng kiểm lâm vận động, người dân cũng đồng ý tham gia hợp tác xã. Theo đó, chính quyền địa phương hỗ trợ mỗi hộ dân khoảng 50 triệu đồng đối với gia đình có nhà để cho du khách ở. Những ngôi nhà lưu trú cho khách du lịch vẫn rất nguyên sơ, chỉ quét dọn sạch sẽ và sắm thêm chăn màn, đồ dùng phục vụ sinh hoạt của du khách. Hiện tại đã có 9 hộ làm dịch vụ lưu trú tại địa phương.

Chuyện về cán bộ kiểm lâm làm du lịch cộng đồng để bảo tồn thiên nhiên
Hàng quán bên đường

Theo anh Thịnh, vì nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên, dân cư thưa thớt nên việc phát triển du lịch cộng đồng vẫn còn một số hạn chế. Phần lớn ở trong khu bảo tồn này thì chủ yếu là đất lâm nghiệp nên để đăng ký về dịch vụ lưu trú là rất khó. Nhiều nhà đầu tư có nguyện vọng quy hoạch hay xây dựng khu nghỉ dưỡng khang trang hơn nhưng lại gặp khó khăn về việc làm sao để không làm biến đổi hiện trạng cảnh quan. Trong quá trình phát triển cũng cần hạn chế bê tông hóa, tránh làm mất đi giá trị văn hóa vốn có của địa phương.

Bên cạnh đó, khó khăn nữa là thiếu nhu yếu phẩm. Thực phẩm chủ yếu là tự cung tự cấp, thậm chí điện cũng chỉ đủ để thắp sáng. Do đó, khu vui chơi vào buổi tối gần như chưa có khi phong tục tập quán của người dân địa phương là 7-8h tối đã đi ngủ. Do đó, thời gian tới, hoạt động đốt lửa trại, nhạc cụ dân tộc cũng cần được tính đến.

Bù lại, nơi đây lại có cảnh quan rất hoang sơ, hùng vĩ và những sản vật địa phương phong phú. Do đó, khi du khách đến đây sẽ được thưởng thức khí hậu an lành, được ngắm thiên nhiên tươi đẹp và thưởng thức ẩm thực dân dã, lạ miệng và hấp dẫn như: Rau rừng, cá suối, ốc suối, gà chạy bộ...

Chuyện về cán bộ kiểm lâm làm du lịch cộng đồng để bảo tồn thiên nhiên
Thác nước trong vắt
Chuyện về cán bộ kiểm lâm làm du lịch cộng đồng để bảo tồn thiên nhiên
Du khách thỏa thích với dòng nước mát lạnh
Chuyện về cán bộ kiểm lâm làm du lịch cộng đồng để bảo tồn thiên nhiên
Du khách tắm suối dưới chân thác nước
Chuyện làm du lịch bản địa ở Nà Hẩu
Người dân bản địa đang làm đồng

Ngoài ra, khi đến với Hợp tác xã Dược Liệu và Du lịch Nà Hẩu Xanh, du khách còn được trải nghiệm tại "farm" giáo dục giá trị cộng đồng như: thăm quan, tìm hiểu về cây thuốc dân tộc cũng như những phương pháp chăm sóc sức khỏe của người dân bản địa được lưu truyền nhiều đời nay. Tại đây có những sản phẩm từ các loại thảo dược được du khách đánh giá cao như: Tinh dầu và cao trị đau nhức mỏi vai gáy, tê bại chân tay, viêm khớp cấp viêm đa khớp, viêm dây thần kinh, thoát vị đĩa đệm...

Theo anh Thịnh, vài năm gần đây lượng du khách tìm đến Nà Hẩu ngày càng đông. Đặc biệt trong những ngày lễ hội, Tết Rừng, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thì lượng khách đông đột biến. Cụ thể, đợt Tết Rừng (ngày cuối cùng tháng 1 âm lịch) có khoảng 5-6 nghìn du khách và dịp 30/4 - 1/5 cũng khoảng 3-5 nghìn người. Đáng chú ý, có những du khách đến Nà Hẩu 32 lần trong khoảng thời gian 2 năm.

Theo anh Thịnh, từ khi biết làm du lịch, cuộc sống của người dân đã dần thay đổi nhiều hơn. Người dân địa phương thay vào việc ngày xưa đi làm cửu vạn gỗ, giờ họ làm xe ôm đưa đón khách; thay vì săn bắt, hái lượm thì họ tăng gia sản xuất, chăn nuôi để có nguồn cung cấp ẩm thực ổn định cho du khách...

Quan trọng hơn, nhờ có du lịch những thảm thực vật phong phú vẫn được lưu giữ trong khu bảo tồn vẹn nguyên. Trong rừng có nhiều cây gỗ quý như táu, sồi, pơ mu...

Chuyện về cán bộ kiểm lâm làm du lịch cộng đồng để bảo tồn thiên nhiên
Những cây gỗ quý vẫn tồn tại tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

Nhờ có những giá trị thiên nhiên, mồ hôi công sức của cán bộ kiểm lâm, sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và sự đồng hành của người dân, Nà Hẩu đang từng ngày biến thành khu du lịch thiên nhiên kết hợp văn hóa bản địa được nhiều du khách tìm đến.

Thế Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch cộng đồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Với phương châm “mưa dầm thấm đất” của kỹ sư Lê Trọng Phước Sơn, hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các vụ tai nạn về điện được giảm thiểu.
Đồng Nai: Minh

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Sau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
Thanh Hóa: Già làng Thao Văn Sếnh hơn 30 năm bảo vệ giữ gìn cột mốc biên cương

Thanh Hóa: Già làng Thao Văn Sếnh hơn 30 năm bảo vệ giữ gìn cột mốc biên cương

Hơn 30 năm qua, già làng Thao Văn Sếnh, dân tộc Mông, ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn cột mốc biên cương.
Gia Lai: Dự án

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Sau 3 tháng đi vào hoạt động, dự án 'Hy vọng' của nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hiện đang nuôi 26 trò nghèo với sự giúp đỡ của 260 mạnh thường quân.
Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Bên cạnh bồi dưỡng tri thức, việc giáo dục đạo đức cho con trẻ là việc vô cùng quan trọng, bởi đó là yếu tố căn bản hình thành nên nhân cách một con người.

Tin cùng chuyên mục

Quán cơm 0 đồng giúp đỡ người nghèo của chàng trai kinh doanh cho thuê xe ở Đắk Lắk

Quán cơm 0 đồng giúp đỡ người nghèo của chàng trai kinh doanh cho thuê xe ở Đắk Lắk

Ý tưởng mở quán chay 0 đồng của chàng trai Bùi Ngọc Như Phong tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bắt đầu khi anh nhìn thấy hai người bán vé số chia nhau ổ bánh mì.
Nhóm kỹ sư AI Works và việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí

Nhóm kỹ sư AI Works và việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí

Nhóm kỹ sư AI Works đang nghiên cứu và ứng dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí.
Nhân viên Điện lực Lâm Đồng trả lại 300 triệu đồng cho người chuyển nhầm tài khoản

Nhân viên Điện lực Lâm Đồng trả lại 300 triệu đồng cho người chuyển nhầm tài khoản

Anh Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Kinh doanh, Điện lực Bảo Lâm, Công ty Điện lực Lâm Đồng đã có hành động đẹp trả lại số tiền lớn cho người chuyển nhầm.
Những người hùng thầm lặng ngày đêm bám ‘cung đèo tử thần’ giúp người gặp nạn ở Kon Tum

Những người hùng thầm lặng ngày đêm bám ‘cung đèo tử thần’ giúp người gặp nạn ở Kon Tum

Bất kể lúc nào, hay tin có tai nạn là đội SOS đèo Lò Xo tức tốc đến hiện trường, cứu hộ miễn phí, họ nói làm vì tình người nên không cần đền ơn đáp nghĩa.
Quảng Ninh: Trung úy công an trả lại tiền, vàng nhặt được khi tuần tra cho một phụ nữ đánh rơi

Quảng Ninh: Trung úy công an trả lại tiền, vàng nhặt được khi tuần tra cho một phụ nữ đánh rơi

Trên đường tuần tra, Trung úy công an ở tỉnh Quảng Ninh nhặt được túi xách có tiền, 3 nhẫn và vòng vàng, đã liên hệ với người đánh rơi để trao trả.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu và hành trình hiến máu nóng tiếp hi vọng cho bệnh nhân cấp cứu

Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu và hành trình hiến máu nóng tiếp hi vọng cho bệnh nhân cấp cứu

Tham gia hiến máu tình nguyện từ năm 19 tuổi, đến nay, chị Nguyễn Thị Ngọc Châu đã có 45 lần tiếp sức cho các bệnh nhân cần máu, nhất là bệnh nhân cấp cứu.
Vượt định mệnh, dùng đôi chân khuyết nhược đi trao yêu thương

Vượt định mệnh, dùng đôi chân khuyết nhược đi trao yêu thương

Là người khuyết nhược đôi chân, thế nhưng mang trong mình một trái tim lành lặn và đủ đầy yêu thương, Đặng Hoàng An đã san sẻ, hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh.
Tiệm sửa xe đặc biệt giữa lòng Đà Nẵng, khách trả phí bằng nụ cười, lời cảm ơn

Tiệm sửa xe đặc biệt giữa lòng Đà Nẵng, khách trả phí bằng nụ cười, lời cảm ơn

Gần 30 năm, tiệm sửa xe của ông Trần Viết Hùng tại Đà Nẵng đã giúp đỡ nhiều người gặp khó khăn, chi phí sửa xe là nụi cười, lời cảm ơn.
Những chiến sĩ tình nguyện trắng đêm

Những chiến sĩ tình nguyện trắng đêm 'vá đường' miễn phí ở Gia Lai

Làm việc tốt có nhiều cách song chọn cách đi "vá đường" như các thành viên nhóm Tuyến đường bình yên (TP. Pleiku, Gia Lai) chắc không phải là chuyện thường gặp.
Chàng thanh niên sáng chế máy nông nghiệp từ khát khao thoát cảnh

Chàng thanh niên sáng chế máy nông nghiệp từ khát khao thoát cảnh 'cổ cày, vai bừa'

Lớn lên nhờ cây lúa cùng sự tần tảo, vất vả của mẹ đã nuôi khát vọng trong tôi sáng chế ra loại máy đa chức năng phục vụ bà con.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát: Tấm gương sáng lưu giữ nghệ thuật sơn mài - tinh hoa văn hóa Việt

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát: Tấm gương sáng lưu giữ nghệ thuật sơn mài - tinh hoa văn hóa Việt

22 năm trên hành trình gắn bó với nghệ thuật sơn mài, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã góp phần giữ gìn, phát huy nghệ thuật của làng nghề truyền thống Thủ đô.
Câu lạc bộ Dĩa cơm trên tường Thanh Hóa:

Câu lạc bộ Dĩa cơm trên tường Thanh Hóa: 'Mỗi dĩa cơm, cả tấm lòng'

Với thông điệp 'Mỗi dĩa cơm, cả tấm lòng', Câu lạc bộ Dĩa cơm trên tường là cầu nối để hỗ trợ hàng trăm nghìn suất cơm cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung: Làm thiện nguyện là hạnh phúc và cơ duyên trong cuộc đời của tôi

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung: Làm thiện nguyện là hạnh phúc và cơ duyên trong cuộc đời của tôi

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung đã dành cả cuộc đời cho hoạt động thiện nguyện, mang lại niềm vui, sự sẻ chia cho những hoàn cảnh khó khăn khắp mọi miền Tổ quốc.
Thái Nguyên: Đảng viên tiên phong hiến đất mở đường tạo sức bật cho Hùng Sơn

Thái Nguyên: Đảng viên tiên phong hiến đất mở đường tạo sức bật cho Hùng Sơn

Với tinh thần “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, hàng trăm hộ dân thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ, Thái Nguyên) đã tự nguyện hiến đất mở đường...
Chàng kỹ sư điện và hành trình 10 năm cõng gạch xây trường trên núi

Chàng kỹ sư điện và hành trình 10 năm cõng gạch xây trường trên núi

Với phương châm “Đi thật xa - Nơi thật khó - Đến tận nơi - Trao tận tay", anh Nguyễn Bình Nam đã trở thành sứ giả đưa con chữ đến gần hơn với trẻ em vùng cao.
Gia Lai: Gia đình nam thanh niên được cứu sau 1 tuần mắc kẹt giữa sông gửi thư cảm ơn Công an

Gia Lai: Gia đình nam thanh niên được cứu sau 1 tuần mắc kẹt giữa sông gửi thư cảm ơn Công an

Sau khi được cứu sống từ ‘lưỡi hái tử thần’ do 1 tuần mắc kẹt giữa sông, gia đình anh Phan Minh Thắng đã gửi thư cảm ơn Công an tỉnh Gia Lai.
Người

Người 'thủ lĩnh' công đoàn giàu nhiệt huyết và sáng tạo

Giải thưởng Nguyễn Văn Linh là phần thưởng cao quý mà ông Đỗ Văn Tăng nhận được trong 8 năm đảm nhiệm vị trí "thủ lĩnh" Công đoàn Tuyển than Cửa Ông.
Đắk Lắk: Trao trả hơn 300 triệu đồng cho người chuyển tiền nhầm qua ứng dụng ngân hàng

Đắk Lắk: Trao trả hơn 300 triệu đồng cho người chuyển tiền nhầm qua ứng dụng ngân hàng

Chị Lê Thị Lan, trú tại huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk do bất cẩn đã chuyển nhầm số tiền 320 triệu đồng vào tài khoản người khác qua ứng dụng ngân hàng.
Tổ trưởng công đoàn xuất sắc,

Tổ trưởng công đoàn xuất sắc, 'cây sáng kiến' trong lao động

Trong số những thợ điện giỏi của PC Đà Nẵng, anh Nguyễn Văn Vinh là một gương mặt nổi bật và được mệnh danh là “cây sáng kiến” của đơn vị.
Hình ảnh đẹp về Công an TP. Thanh Hóa giúp dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Hình ảnh đẹp về Công an TP. Thanh Hóa giúp dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Công an TP. Thanh Hóa huy động lực lượng dọn dẹp, vệ sinh môi trường hỗ trợ Nhân dân các phường khắc phục hậu quả sau mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động