Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Công nghiệp sản xuất chíp điện tử - cơ hội nào cho Việt Nam?

Việt Nam đang là điểm đến của nhiều tập đoàn chip hàng đầu thế giới. Trong tương lai, ngành công nghiệp sản xuất chíp của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao.
Sản xuất chip RFID: Nền móng thúc đẩy công nghiệp điện tử Cơ hội của ASEAN trong cuộc đua sản xuất chip bán dẫn toàn cầu

Nắm bắt cơ hội từ tình trạng thiếu chip điện tử toàn cầu

Thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung chip ảnh hưởng đặc biệt nặng nề đến các hãng ô tô và các hãng công nghệ trên khắp thế giới.

các chuyên gia kinh tế kỳ vọng Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội để học hỏi làm chủ công nghệ sản xuất chip
Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội để học hỏi làm chủ công nghệ sản xuất chip

Tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mới đây, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SBG) trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất chip điện tử, tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu hiện đang tàn phá ngành sản xuất toàn cầu, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô. Các nhà phân tích dự đoán rằng tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài ít nhất đến cuối năm 2023.

Trước những cơ hội và thách thức do tình trạng thiếu chip gây ra, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam kỳ vọng, Chính phủ nên xem xét mở rộng đầu tư vào sản xuất chip bằng cách phát triển các ưu đãi đầu tư đặc biệt cho sản xuất chip. Đơn cử như hỗ trợ về vốn tương tự như các ưu đãi được sử dụng ở Hoa Kỳ nhằm mục đích phát triển công nghiệp sản xuất chip, áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Các chính sách này có khả năng tác động đáng kể đến thị trường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chip của Việt Nam, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, mang lại lợi nhuận đầu tư và các lợi ích khác nhờ việc Việt Nam trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu.

Cuối tháng 8 vừa qua, tờ Nikkei Asia đưa tin Công ty Synopsys (Mỹ) thông báo sẽ đào tạo kỹ sư điện tại Việt Nam và hỗ trợ Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh (SHTP) thành lập trung tâm thiết kế chíp thông qua chương trình tài trợ phần mềm. Đây là một trong số ít các công ty Mỹ thống trị thị trường toàn cầu về tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), hoặc phần mềm thiết kế chíp. Synopsys có 2 văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh và hai tại Đà Nẵng với hơn 400 nhân viên. Công ty có kế hoạch tuyển dụng thêm khoảng 300 - 400 người nữa.

Ông Adrian Ng Siong Teck, Giám đốc kinh doanh Synopsys tại Việt Nam, cho biết Việt Nam là một điểm đến đầu tư hấp dẫn. Synopsys đã trao tặng cho Khu công nghệ cao TP.HCM tổng số 30 bằng sáng chế liên quan đến thiết kế chip, ước tính có trị giá lên đến 20 triệu USD.

“Dựa vào đây, các kỹ sư Việt Nam hoàn toàn có thể thiết kế chip ứng dụng cho tủ lạnh, máy điều hòa và tham gia vào các chuỗi giá trị cao hơn” - ông Adrian Ng Siong Teck khẳng định.

Cũng trong tháng 8, tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng giám đốc Tập đoàn Samsung Roh Tae-Moon cũng cho biết hãng đang chuẩn bị sản xuất thử lưới bóng chip bán dẫn và dự kiến sản xuất đại trà sản phẩm này tại nhà máy ở Thái Nguyên, bắt đầu từ tháng 7/2023. Đồng thời, Samsung dự kiến khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Hà Nội vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Đây cũng là trung tâm R&D của Tập đoàn Samsung không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả khu vực Đông Nam Á, hiện đã hoàn thành khoảng 85%.

Trước Samsung, Việt Nam có Công ty Intel Products Vietnam (IPV) là nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất trong mạng lưới của Tập đoàn Intel. Trong cuộc khủng hoảng chíp toàn cầu, IPV không chỉ duy trì hoạt động ổn định mà còn có một số đóng góp sáng tạo giúp hãng bù đắp thiếu hụt về chất bán dẫn.

Theo các chuyên gia, việc Intel và giờ là Samsung là hai trong 3 nhà sản xuất chíp lớn nhất thế giới hiện nay đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam được coi là bước tiến chưa từng có trong thu hút các doanh nghiệp FDI mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao trong thời gian tới.

Việt Nam cũng đã có một số doanh nghiệp FDI có liên quan trong sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn đặt chân vào Việt Nam. Chẳng hạn đầu năm nay, Công ty Amkor Technology (Hàn Quốc) đã ký thỏa thuận phát triển dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn tại khu công nghiệp Yên Phong 2C (Bắc Ninh) với tổng vốn đầu tư đến năm 2035 là 1,6 tỷ USD.

Công ty này sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn, cung cấp cho các đối tác chiến lược là những công ty điện tử hàng đầu như Qualcomm, Samsung, NVIDIA, Foxconn, Broadcom, LG, SK Hynix. Dự án dự kiến vận hành vào cuối năm 2023.

Cần có chiến lược trung hạn và dài hạn

Với việc nhiều tập đoàn nước ngoài rót vốn sản xuất chip tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế kỳ vọng Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội để học hỏi làm chủ công nghệ sản xuất chip.

Ông Đỗ Khoa Tân, Phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, nhìn nhận, các tập đoàn sản xuất chíp, bán dẫn cũng như các trung tâm R&D của các tập đoàn sản xuất thế giới vào Việt Nam là điểm sáng cho ngành công nghệ cao, hiện nhu cầu về chíp đã bắt đầu tăng cao.

Nhìn lại thời gian qua, kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nguồn cung chíp bị đứt gãy, nhất là sản phẩm sử dụng cho xe hơi đã khiến nhiều quốc gia bắt đầu đẩy mạnh đầu tư để sản xuất loại hàng hóa này.

Phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho rằng, Việt Nam có thể nhanh chân để thu hút các tập đoàn mở rộng đầu tư trong ngành công nghệ cao này. Để làm được điều đó thì tập trung đào tạo nguồn nhân lực. Nhưng nếu chỉ đào tạo độc lập thì với ngành này sinh viên ra trường cũng sẽ không thể tìm việc làm bởi số lượng các nhà máy sản xuất cũng chưa nhiều.

Các trường đại học, trung tâm đào tạo cần phải có sự liên kết chặt chẽ với các tập đoàn để đào tạo theo đơn đặt hàng về những nội dung phù hợp với mục tiêu, dự án của doanh nghiệp. Hiện nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch của Việt Nam cũng được đánh giá cao nhưng vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu của nhiều tập đoàn khi có kế hoạch mở rộng sản xuất.

Theo GS.TS.Đặng Lương Mô, nhà khoa học về vi mạch tại Nhật Bản cho rằng, bàn câu chuyện làm chíp “made in Vietnam” lúc này có thể chậm, nhưng nếu bỏ qua, chúng ta sẽ để chậm mất mấy nhịp khi tham gia vào cuộc cách mạng số 4.0.

Ông Nguyễn Minh Tuấn- Chủ tịch Hội Công nghệ và vi mạch TP.Hồ Chí Minh cũng bày tỏ, Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực để thiết kế chip, điều còn thiếu hiện nay là xây dựng nhà máy sản xuất chip. “Có đủ các điều kiện này, Việt Nam có thể gia nhập nhóm sản xuất chip trên thế giới. Đơn cử như Tập đoàn Viettel đủ năng lực cho điều này nếu nhìn về chặng đường phát triển công nghệ của họ từ trước đến nay” - Ông Nguyễn Minh Tuấn nhìn nhận.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, việc tự chủ công nghệ chip bán dẫn sẽ giúp thu hút một lượng lớn các tập đoàn công nghệ gia tăng đầu tư trực tiếp, thành lập hoặc mở rộng trung tâm nghiên cứu và sản xuất các thiết bị công nghệ ngay tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong chiến lược sản xuất chip, Việt Nam cần có chiến lược trung hạn và dài hạn.

Về trung hạn, Việt Nam cần tham gia những công đoạn nghiên cứu phát triển đòi hỏi chủ đạo là yếu tố con người.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục việc đầu tư và đưa ra chính sách ưu đãi để thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới trong lĩnh vực bán dẫn. Song song đó, cần có chính sách để hỗ trợ các trường đại học trong nước đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn.

Về dài hạn, khi tự chủ được công nghệ và một phần vật liệu thì các nhà máy sản xuất chip mới có thể vận hành, hoạt động ổn định, cung cấp chip, đáp ứng nhu cầu sản xuất từ các thiết bị điện tử dân dụng đến cao cấp trong nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa trình độ cao thì các chip điều khiển giữ vai trò đặc biệt quan trọng được ví như “bộ não”, “linh hồn” của tất cả các hệ thống tự động hóa và thông minh.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp sản xuất chip

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương ban hành công văn gửi đơn vị liên quan về việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về khuyến công.
Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương có đủ năng lực làm tổng thầu cho một số dây chuyền thiết bị toàn bộ cho các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Việc diễn tập thực binh ứng phó sự cố hóa chất sẽ giúp các đơn vị kinh doanh hóa chất, địa phương chủ động, linh hoạt để ứng phó khi sự cố xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng đem lại hiệu quả trong tăng trưởng, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Nhằm bảo vệ môi trường, xanh hoá ngành hoá chất, những năm qua, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp.
Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 25/10/2024 tại Hà Nội diễn ra Đại hội Hội những nhà sản xuất nhôm thanh định hình phục vụ Xây dựng và công nghiệp Việt Nam khoá II, nhiệm kỳ 2024-2029.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Chuyển đổi số trong sản xuất tại TP. Đà Nẵng đang diễn ra mạnh mẽ. Tại nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi số trong quản trị, vận hành sản xuất đã cho hiệu quả thực.
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sáng 25/10, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng cảm biến sợi quang đã chứng minh được tính đột phá khi áp dụng thực tiễn trong Hải quân Việt Nam.
‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày 24/10/2024 diễn ra Tọa đàm “Xanh hóa” sản xuất hóa chất và phân bón: Cơ hội cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tối ngày 24/10, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Sáng 24/10, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức bàn giao máy móc thiết bị thuộc chương trình khuyến công năm 2024.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp thì phải thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 diễn ra ngày 7 - 8/11 tại cơ sở Hoà Lạc của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Việc ứng dụng các trang thiết bị, máy móc mới vào khai thác và chế biến dầu khí giúp nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro vận hành.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động