Bổ sung đội ngũ chuyên gia tư vấn ngành công nghiệp hỗ trợ
Sáng 24/7, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với Samsung Việt Nam tổ chức lễ khai mạc Chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Đây là chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn đầu tiên được thực hiện tại khu vực phía Nam.
Phát triển CNHT tại Đài Loan: Sự độc đáo và gắn kết của hành lang công nghệ
Cách duy nhất để chiến thắng khi đối mặt với tự do hóa thương mại là kiểm soát chuỗi cung ứng, với sự chủ động cao về công nghiệp hỗ trợ nội địa hay thông qua hoạt động đầu tư sản xuất tại nước ngoài, dựa trên nền tảng của sự đổi mới và cạnh tranh liên tục.
Chủ động kết nối, tham gia chuỗi cung ứng
Trong 30 năm qua, các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), thúc đẩy gắn kết theo chuỗi giá trị của các DN trong nước với các tập đoàn sản xuất lớn của nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam được Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng.
Ngành công nghiệp hỗ trợ Vương quốc Anh sau Brexit: Phát triển chuỗi cung ứng và ngành công nghiệp ô tô
Ngành sản xuất ô tô là ngành công nghiệp quan trọng của Anh, sử dụng 169.000 nhân công và hỗ trợ khoảng 814.000 việc làm trên khắp nước Anh… Vì vậy, trong thời gian Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit), chính phủ Anh đã phải đảm bảo các chính sách giúp ngành công nghiệp ô tô thích nghi. Trong quá trình này, các vấn đề như quy tắc xuất xứ, chậm trễ hải quan, thuế quan và điều tiết đều có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất ô tô, nhất là chúng còn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu…
Thiếu liên kết, khó phát triển
Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia. Bản tin Công nghiệp hỗ trợ xin đăng tải ý kiến của một số chuyên gia về vấn đề này.
Tăng hiệu quả kết nối công nghiệp hỗ trợ
Nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, dư địa thị trường trong nước cũng như xuất khẩu của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) hiện rất lớn. Vấn đề còn lại, DN phải chủ động cải thiện hiệu suất sản xuất, năng lực quản trị và giá thành sản phẩm để bước chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phát triển Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần bắt đầu từ chính sách
Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam. Tuy nhiên, tiềm năng này chỉ có thể thành hiện thực khi năng lực của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành điện tử khắc phục được những điểm yếu và đáp ứng được đòi hỏi của các công ty đa quốc gia.
“Việt Nam - điểm đến của doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô “
Ông Lee Jae Seung - Chủ tịch Tập đoàn Pyeong Hwa Automotive (PHA) - một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất linh kiện ngành ô tô tại Hàn Quốc cho biết, với vị trí địa lý thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành “điểm đến” của các doanh nghiệp (DN) sản xuất linh kiện ô tô của Hàn Quốc.
Thaco mở rộng thị trường xuất khẩu
Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết, mục tiêu trọng tâm trong năm 2018 của Thaco là tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và mở rộng thị trường. Đặc biệt, thị trường Hàn Quốc được Thaco xác định là thị trường trọng điểm xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô
Bộ Công Thương: Quyết liệt triển khai xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại cuộc Họp về triển khai Nghị quyết 23-NQNQ/TWTW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 (Nghị quyết 23).
Thái Bình phát triển công nghiệp hỗ trợ: 3 giải pháp đột phá
Trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHTCNHTCNHTCNHT) giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Bình đã xây dựng nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp quan trọng này, trong đó có 3 giải pháp đột phá được ưu tiên đầu tư thực hiện.
Chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp hỗ trợ
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2018/NĐNĐ-CPCP quy định về quy hoạch, thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp và khu kinh tế. Theo đó, chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp hỗ trợ được quy định bài bản và có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2018.
Hải Phòng: Thêm một dự án sản xuất phụ tùng ô tô của Hàn Quốc
Mới đây, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH Pyeong Hwa Automotive (Hàn Quốc) để thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô tại Khu công nghiệp DEEP C II thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng).
Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc: Hướng tới sản phẩm hàm lượng giá trị cao
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và coi CNHT là động lực trực tiếp tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh.
Dẫn vốn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Để giúp doanh nghiệp (DN) trong ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phát triển, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm xuất khẩu, Chính phủ đã có chính sách ưu đãi về vốn. Theo đó, DN CNHT ở những lĩnh vực ưu tiên sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi, từ 6,5- 7%/năm. Tuy nhiên, để tiếp cận nguồn vốn này DN phải có sự chủ động trong phương án sản xuất kinh doanh và nắm bắt thông tin.
25 cán bộ Việt Nam đầu tiên hoàn thành khóa đào tạo chuyên gia tư vấn công nghiệp hỗ trợ
Tại Hà Nội, Samsung Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương vừa tổ chức bế giảng Khóa đào tạo chuyên gia tư vấn công nghiệp hỗ trợ lần thứ nhất, trong đó 25 cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành chương trình học kéo dài 3 tháng cùng chuyên gia Hàn Quốc trong lĩnh vực cải tiến sản xuất và nâng cao chất lượng.
Hưng Yên: Ưu tiên công nghiệp hỗ trợ dệt may
Hưng Yên là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh và mạnh nhất miền Bắc với nhiều khu công nghiệp lớn. Đóng góp vào thành quả này phải kể đến định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, trong đó ưu tiên ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) dệt may.
TP. Hồ Chí Minh kiến nghị một số giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ
Theo đánh giá của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đã được điều chỉnh ngày càng thiết thực, phù hợp với thực tiễn phát triển của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Mới đây, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng vừa kiến nghị một số Bộ ngành liên quan thêm các giải pháp phát triển CNHT trong thời gian tới.
Công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô: Đường đến chuỗi giá trị toàn cầu
Thời gian qua, Bộ Công Thương và các bộ, ngành đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam; bước đầu hình thành nên ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước.
Hải Phòng đón dự án sản xuất linh kiện ô tô hơn 17 triệu USD
Ngày 21/6/2018, tại Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã diễn ra lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH Pyeong Hwa Automotive.