Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ giúp ngành công nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên là một khâu quan trọng trong công tác tư tưởng và công tác tổ chức, cán bộ của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Để làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng, Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên”.
Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương tập huấn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Sáng ngày 24/11/2020, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho gần 200 cán bộ, đảng viên thuộc Bộ Công Thương. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương dự và chỉ đạo Hội nghị. Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã mời đồng chí Vũ Trọng Hà, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương là báo cáo viên của Hội nghị.
Đảng bộ Than Quảng Ninh làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị năm 2020
Đảng bộ Than Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác giáo dục lý luận chính trị, phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Phát triển xuất khẩu bền vững: Góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Trong những năm qua, xuất nhập khẩu đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người dân. Nền kinh tế mở gắn liền với hoạt động xuất, nhập khẩu.
Đóng góp của ngành Công Thương trong việc đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Ngày 01 tháng 11 năm 2016, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ngành Công Thương: Chủ động đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thực thi cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do và xu hướng phát triển, ứng dụng nhanh chóng các thành tựu mới về khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước tiếp cận, mở rộng thị trường nước ngoài, có ý nghĩa quyết định để đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực của tăng trưởng và phát triển của Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới theo Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư
Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động và quan hệ lao động, hướng tới xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, khơi dậy và phát huy các lợi thế về nguồn lực lao động của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Công bố các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 151-HD/BTGTW ngày 10/9/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc công bố, lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Báo Nhân Dân số ra hôm nay ra phụ trương đặc biệt, đăng toàn văn:
Bộ Công Thương đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại theo hướng văn minh hiện đại
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung trong đó có kết cấu hạ tầng thương mại (HTTM) được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/02/2012 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW.
Tháo gỡ khó khăn trong phát triển cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương phát triển
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng của nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Tăng cường phối hợp và triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 24/03/2020 của Ban Bí thư
Thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, cách mạng số, không gian mạng kết nối toàn cầu với đặc tính không biên giới cũng đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với an ninh của các quốc gia trên thế giới, khiến cho an ninh mạng không còn là vấn đề của riêng một quốc gia, mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – kết quả sau một năm thực hiện
Ngày 27 tháng 9 năm 2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với mục tiêu tổng quát “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”.
Góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương xác định Báo chí là phương tiện thông tin, là công cụ tuyên truyền rất hữu hiệu trong việc đưa các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước liên quan đến ngành Công Thương đến với người dân, giúp dân hiểu, dân tin và tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện nên đã quan tâm việc kiện toàn lại tổ chức bộ máy cũng như chú trọng công tác nhân sự tại các Báo, Tạp chí, Nhà xuất bản thuộc Bộ.
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tội phạm
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị phổ biến, quán triệt, triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tội phạm.
Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực thi các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới
Nâng cao năng lực trong lĩnh vực phòng vệ thương mại (PVTM) trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Chính phủ. Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế có nêu "Chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước".
Nhìn lại 6 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước (2014 – 2020) – Hàng Việt lên ngôi
Nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định ngày 31/7/2009, Bộ Chính trị ra Thông báo Kết luận số 264-TB/TW về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng - một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Người VN ưu tiên dùng hàng VN"
Ngày 31/7/2009, Bộ Chính trị ra Thông báo Kết luận số 264-TB/TW về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, xây dựng nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia
Ngày 22 tháng 3 năm 2018 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bám sát vào quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 23: “Chính sách công nghiệp quốc gia là một bộ phận hữu cơ của chiến lược, chính sách phát triển đất nước, gắn liền với chính sách phát triển các ngành kinh tế khác, đặc biệt là chính sách thương mại quốc gia, tài chính - tiền tệ, khoa học, công nghệ, đào tạo, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngành Công Thương tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 2008-2009 đã tác động rất mạnh tới nền kinh tế nước ta, nhất là xuất khẩu, du lịch và việc làm, gây khó khăn đối với việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân...; bên cạnh đó, thời điểm năm 2007, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế gới (WTO), nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập (năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh nền kinh tế yếu, các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quản lý, sản xuất, kinh doanh nên các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tạo ra chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường).
Những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định: “Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở nước ta”. Trong 20 năm đầu, công nghiệp hóa nước ta diễn ra trong điều kiện có chiến tranh.
Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 114-KL/TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa XI về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp”
Công tác dân vận là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, liên quan đến đời sống của toàn thể Nhân dân, để phát huy và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan hành chính nhà nước.
Và giải pháp để xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Bộ Công Thương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Từ xưa tới nay, sự hưng thịnh hay suy vong của bất kỳ quốc gia - dân tộc hay chế độ nào đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ - những người có vai trò rường cột trong tham mưu hoạch định chính sách, trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Ðảng - Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ đối với sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: ‘‘Cán bộ là cái gốc của mọi công việc“, ‘‘Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém‘‘.
Hội nhập kinh tế quốc tế, hướng đi đúng đắn, sáng suốt mà Đảng đã lựa chọn cho phát triển kinh tế đất nước
Thực tiễn đất nước những năm 1980 đặt Đảng ta trước những thách thức to lớn, đòi hỏi, phải đổi mới phương pháp lãnh đạo, trước hết là đổi mới tư duy. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng tình hình của đất nước, những sai lầm, khuyết điểm, nhận thức rõ hơn quy luật khách quan của thời kỳ quá độ, kế thừa thành tựu, kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới và Đảng đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, trọng tâm trước mắt là đổi mới chính sách kinh tế, trong đó xác định phương hướng là mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã kết nối nhu cầu sử dụng hàng Việt, giúp sản phẩm săm lốp DRC được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.
Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh
Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh là giải pháp trọng tâm ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh triển khai.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện
Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.