Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Công Thương địa phương: Nói và làm

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng kỷ cương, kỷ luật mới theo tinh thần Chính phủ kiến tạo, phục vụ, Sở Công Thương các địa phương đã tích cực cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) với những nội dung thiết thực, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Phóng viên Vuasanca xin lược ghi ý kiến của các Sở Công Thương về việc triển khai CCTTHC thuộc lĩnh vực Công Thương địa phương.
Công Thương địa phương: Nói và làm
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình kiểm tra công tác cải cách hành chính tại Quảng Ninh. Ảnh: Quang Ngọc

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hà Nội: Đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính

Năm 2016, Sở Công Thương Hà Nội là một trong những cơ quan đi đầu trong CCTTHC, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Công Thương địa phương: Nói và làm
Bà Trần Thị Phương Lan

Sở Công Thương Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định công bố Bộ TTHC trong lĩnh vực Công Thương gồm 150 TTHC; thực hiện công khai 100% TTHC; ban hành quy trình giải quyết cụ thể, quy định rõ trách nhiệm, thời gian giải quyết của từng cá nhân, từng bộ phận, từng phòng chuyên môn từ khâu tiếp nhận, chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ đến trả kết quả và lưu hồ sơ.

Cùng với đó, Sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001-2008 trong công tác quản lý nhà nước; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục các quy trình giải quyết TTHC trong 37 lĩnh vực, kịp thời đề xuất điều chỉnh, tạo thuận lợi hơn trong sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại.

Thực hiện mục tiêu Chính phủ điện tử, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 100% hồ sơ được giải quyết trước và đúng hạn. Đến nay, theo khảo sát, mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với Sở Công Thương Hà Nội đã đạt từ 90% trở lên.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Áp dụng triệt để “chính quyền điện tử”

Ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh quyết liệt thực hiện các chương trình trọng tâm như xã hội hóa chương trình bình ổn thị trường, tổ chức kết nối cung- cầu hàng hóa với các địa phương trong cả nước, thực hiện CCHC, đưa công nghệ thông tin vào quản lý hành chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân.

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Nguyễn Ngọc Hòa

Năm 2016, lần đầu tiên các cơ quan chức năng dồn lực để thực hiện dự án “Chợ an toàn” trên diện rộng, đặc biệt là thực thi đề án truy xuất, nhận diện nguồn gốc thịt heo bằng công nghệ Te-food. Đây là đề án kiểm soát thực phẩm tươi sống từ đầu nguồn đầu tiên của cả nước được áp dụng. Sau khi áp dụng đề án đồng loạt trên thị trường sẽ mở rộng đề án sang giai đoạn hai- kiểm soát nguồn gốc thịt heo từ khi còn là con giống - tiến tới truy xuất nguồn gốc cả những mặt hàng khác như gia cầm, rau, củ, quả.

Năm 2017, ngành Công Thương thành phố phấn đấu giữ vững đà tăng trưởng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát để lành mạnh hóa thị trường, trong đó chú trọng đến khâu kiểm tra và xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại. Để đạt được các mục tiêu đó, ngành Công Thương thay đổi phương pháp và quy chế quản lý, đặc biệt áp dụng triệt để “chính quyền điện tử”, mục tiêu là quản lý hiệu quả, hạn chế tối đa sự phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.

Ông Phan Văn Kha - Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng: Triển khai đồng bộ các giải pháp

Được sự chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, Sở Công Thương đã triển khai hiệu quả công tác CCHC và nhiều năm liên tục được xếp ở nhóm “rất tốt” tại Đà Nẵng.

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Phan Văn Kha

Tiếp tục thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, Sở Công Thương sẽ tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như:

Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện CCHC, chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả thực hiện.

Duy trì và đẩy mạnh hoạt động đối thoại, tiếp xúc, tiếp nhận và xử lý kịp thời các ý kiến phản ánh, kiến nghị, khó khăn của doanh nghiệp và người dân; thúc đẩy, phát huy sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong việc đóng góp ý kiến, đề xuất trong công tác quản lý nhà nước.

Thực hiện tốt cơ chế một cửa, bảo đảm 100% TTHC được tiếp nhận và giải quyết theo cơ chế một cửa; nâng cao số lượng tiếp nhận và giải quyết dịch vụ công mức 3, mức 4, bảo đảm lộ trình đến năm 2020 có 100% TTHC được cung cấp mức 3 trở lên. Mức độ hài lòng và rất hài lòng của tổ chức, công dân, doanh nghiệp đạt tỷ lệ 98%. Thực hiện công bố các TTHC kịp thời, rà soát, đánh giá, đề xuất các phương án đơn giản hóa TTHC, bảo đảm tiết kiệm thời gian và chi phí cho tổ chức, công dân, doanh nghiệp.

Ông Hoàng Văn Tám - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An: Tinh gọn, nâng cao chất lượng bộ máy

Xác định được vai trò quan trọng của công tác CCHC, Sở Công Thương Nghệ An đã xây dựng kế hoạch thực hiện CCHC của ngành theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Nghệ An. Để thực hiện triển khai kế hoạch CCHC của ngành, Sở đã thực hiện:

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Hoàng Văn Tám

Tiến hành rà soát, sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn; sửa đổi, bổ sung phù hợp chức năng, nhiệm vụ của Sở và các đơn vị trực thuộc, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống, trùng lặp. Việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí sắp xếp cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ, đúng quy định.

Triển khai xây dựng “Chính phủ điện tử” trong quản lý điều hành công việc, không ngừng thực hiện đổi mới phương thức chỉ đạo và làm việc theo hướng hiện đại. Đưa vào sử dụng hiệu quả văn phòng điện tử M-Office từ năm 2007 và hiện nay đang áp dụng HCM e.gov theo chỉ đạo của UBND tỉnh; cập nhật, nâng cao chất lượng cổng thông tin điện tử (website).

Hiện nay có 53 TTHC được niêm yết công khai và thực hiện theo cơ chế một cửa. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng công tác bồi dưỡng đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, tạo sự chuyển biến rõ ràng về tác phong, lề lối làm việc. Xây dựng công sở trong sạch, vững mạnh, nói không với tiêu cực, lãng phí, nói đi đôi với làm, nội bộ đoàn kết, đồng thuận cao.

Ông Nguyễn Duy Nhượng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La: Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp

Là địa phương miền núi phía Bắc, thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn, những năm qua, Sở Công Thương tỉnh Sơn La luôn chú trọng đẩy mạnh CCTTHC, đặc biệt là CCTTHC nghiêm túc theo những nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh. Việc cải cách được thực hiện rốt ráo theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Nguyễn Duy Nhượng

Năm 2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát TTHC, từ đó đề nghị Sở Tư pháp thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành 33 TTHC mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương, 10 TTHC mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, phường, thị trấn; bãi bỏ 4 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương; đồng thời tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; niêm yết công khai tất cả các quy định, TTHC, mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Nhờ những giải pháp đó, năm 2016, Sở Công Thương đã tiếp nhận và kịp thời giải quyết 480 hồ sơ của các tổ chức và cá nhân cấp phép theo quy định, đạt 100%, thuộc các lĩnh vực sử dụng vật liệu nổ; điện lực; an toàn thực phẩm; lưu thông hàng hóa…

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An: Trở thành điểm đến tin cậy của nhà đầu tư

Trong quá trình cải cách TTHC, ngành Công Thương tỉnh Long An luôn lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ các doanh nghiệp, rà soát lại các quy định không hợp lý để sửa đổi, bãi bỏ nhằm hoàn thiện cơ chế, để Long An là điểm đến tin cậy, an toàn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Nguyễn Xuân Hồng

Đặc biệt, Trung tâm phục vụ hành chính công chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/10/2016 đã thật sự tạo bước đột phá trong cải cách TTHC của tỉnh. Người dân và doanh nghiệp khi có nhu cầu giải quyết các TTHC, chỉ đến một cơ quan duy nhất để nộp và nhận kết quả.

Với hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), Sở đã hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp với TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu qua các hội chợ, triển lãm tại nước ngoài…

Năm 2017, ngành Công Thương Long An tiếp tục nỗ lực CCHC, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh XTTM thông qua quảng bá thương hiệu trên website thương mại điện tử do Sở quản lý. Ngoài ra, Sở sẽ chỉ đạo cho Trung tâm XTTM tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, biên giới...

Là địa phương sản xuất, xuất khẩu lúa gạo lớn (xuất khẩu trên 750 ngàn tấn trong năm 2016), Sở sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp lúa gạo thông tin về nhu cầu thị trường, tập trung sản xuất các sản phẩm gạo có chất lượng cao, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất- kinh doanh.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh: Tạo môi trường phát triển công thương

Để tạo bước đột phá về CCHC, tạo môi trường phát triển công thương tại Quảng Ninh, Sở Công Thương Quảng Ninh sẽ tổ chức các nhóm doanh nghiệp: Nhóm doanh nghiệp tạm nhập tái xuất, nhóm doanh nghiệp thương mại nội địa, nhóm doanh nghiệp về an toàn thực phẩm, để quản lý tốt hơn, tạo điều kiện hợp tác đầu tư và phát triển. Đối với lĩnh vực công nghiệp, Sở sẽ tập trung quản lý về than, vật liệu nổ...

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Nguyễn Mạnh Hà

Năm 2017, khi các bộ hồ sơ, bộ TTHC được Bộ Công Thương cải cách mạnh mẽ và đã công bố rộng rãi, cách làm trong CCHC của Sở Công Thương Quảng Ninh sẽ rất linh loạt, để làm sao cho các tổ chức, doanh nghiệp, công dân tiếp cận được tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Năm 2017, Sở Công Thương sẽ chú trọng hơn tới việc sử dụng mạng internet để làm sao các văn bản đến với công dân, doanh nghiệp nhanh nhất. Đấy là một cách.

Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ rà soát lại những bộ TTHC, để kiến nghị với Bộ Công Thương xem xét, quy định theo đặc thù của tỉnh Quảng Ninh.

Ông Nguyễn Ngô Quyết - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên: Cần phân cấp mạnh hơn cho địa phương

Triển khai Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 - 2020 và các văn bản chỉ đạo của trung ương, địa phương, năm 2016, Sở Công Thương Thái Nguyên đã chủ động, tích cực thực hiện CCHC và đạt được những kết quả nhất định. Trong quá trình thực hiện CCHC, đặc biệt là triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 30/6/2015 về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn ngành Công Thương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; mặc dù, Thông tư đã quy định khá đầy đủ, chặt chẽ; tuy nhiên, để thuận lợi hơn cho cơ sở, đề nghị cần phân cấp mạnh hơn cho địa phương trong công tác quản lý chuyên môn ngành Công Thương.

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Nguyễn Ngô Quyết

Điển hình như quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Theo quy định hiện hành, chỉ một số ít địa phương hoặc khu vực có thế mạnh xuất khẩu thì Phòng Quản lý xuất, nhập khẩu trực thuộc mới được phép cấp C/O, còn những địa phương khác không được thực hiện mà tổ chức, doanh nghiệp phải làm thủ tục này tại Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Phòng Quản lý xuất, nhập khẩu của các địa phương có đầy đủ nhân lực, thiết bị và là đơn vị cơ sở có quan hệ thường xuyên và gắn bó nhất với doanh nghiệp, nắm bắt đầy đủ thông tin về xuất xứ hàng hóa, nhất là những sản phẩm hàng hóa thế mạnh của địa phương, nhưng lại không được phép cấp C/O.

Quy định này không chỉ gây khó khăn, tốn kém thời gian, chi phí... cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, mà còn gây lãng phí nhân, vật lực của địa phương.

Ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế: Minh bạch hóa trong quá trình điều hành

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương thực hiện rất tốt công tác CCHC, đặc biệt là đưa hệ thống website, hệ thống thông tin vào công cụ quản lý. Ngành Công Thương là một trong những ngành đi đầu sử dụng mạng internet để làm công cụ quản lý, cũng như công cụ tuyên truyền, được UBND tỉnh đánh giá cao.

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Nguyễn Thanh

Thời gian tới, Sở Công Thương sẽ áp dụng đầy đủ các TTHC do Bộ Công Thương, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành; nâng cao cấp độ phục vụ theo hướng nâng tuyến, nâng mạng. Trong điều hành, Sở sẽ sử dụng các hình thức gặp mặt chuyên ngành như ngành dệt may, xăng dầu..., từ đó tháo gỡ khó khăn, với các phương thức tọa đàm, trao đổi thông tin về tình hình thị trường, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...

Ngoài ra, với các ngành hàng nông sản, lâm sản, Sở Công Thương tổ chức kết nối để các doanh nghiệp, nhà sản xuất biết được nhu cầu của thị trường với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp hoặc sản phẩm có bị xâm hại quyền sở hữu trí tuệ hay không... Những thông tin đó được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở và ai cũng có thể khai thác được để định hướng sản xuất, kinh doanh.

Ông Lê Thành Công - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh: Đẩy mạnh kết nối giao thương

2016 là năm ngành Công Thương tỉnh Tây Ninh có nhiều nỗ lực thực hiện CCHC, nâng cấp hạ tầng thương mại, tăng cường xuất nhập khẩu, xúc tiến đầu tư và kiểm soát chặt thị trường.

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Lê Thành Công

Nhìn chung kết quả hoạt động thương mại và công nghiệp của Tây Ninh trong năm qua khả quan, mặc dù tình hình kinh tế chung của cả nước liên tục có nhiều biến động. Ngành Công Thương đã nỗ lực kiểm soát, xử lý nhiều vụ vi phạm, nhất là về hàng nhập lậu, hàng đa cấp, gian lận thương mại, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Điểm sáng của ngành Công Thương Tây Ninh năm 2016 là đẩy mạnh hoạt động kết nối giao thương với các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp nước ngoài. Nhờ vậy, đã có hàng trăm đơn hàng bao tiêu hàng hóa hai chiều được ký kết, giúp các sản phẩm hàng hóa của Tây Ninh có thêm điều kiện để thâm nhập nhiều thị trường.

Năm 2017, ngành Công Thương Tây Ninh đặt mục tiêu phát triển chỉ số công nghiệp tăng từ 3- 4% so với năm 2016. Đặc biệt, Tây Ninh đã có kế hoạch tổ chức xúc tiến đầu tư và thương mại tại Hàn Quốc và Nhật Bản, hy vọng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược đến với Tây Ninh.

Về hạ tầng thương mại, năm 2017, Tây Ninh sẽ có thêm nhà đầu tư Vincom, Nguyễn Kim, chuỗi dịch vụ khách hàng của Toyota, 2 siêu thị Coopmart và nhiều cửa hàng tiện ích của các nhà bán lẻ nổi tiếng trong và ngoài nước.

Ông Phan Kim Sa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp: Rút ngắn thời gian giải quyết TTHC

Để hỗ trợ các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh, Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp đã rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, thẩm định giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa gạo...

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Phan Kim Sa

Đặc biệt Sở đã cập nhật, sửa đổi TTHC công - trực tuyến cấp độ 3 trên trang điện tử của Sở; tiếp nhận 1.023 hồ sơ TTHC và trả 866 hồ sơ kết quả tại bộ phận một cửa…

Ngoài ra, Sở cũng hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, xây dựng website về sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu với các tỉnh, thành... Với những hỗ trợ đó, tới nay, đa số sản phẩm của doanh nghiệp đều tham gia vào kênh phân phối hiện đại.

Năm 2017, Sở Công Thương Đồng Tháp sẽ tiếp tục rà soát, CCTTHC, thực hiện tốt quy trình giải quyết hồ sơ một cửa, một cửa liên thông; củng cố tổ chức bộ máy và bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức để phục vụ tốt nhân dân, doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý ngành. Đồng thời, Sở sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển sang chế biến sản phẩm sau gạo, sau trái cây để tạo giá trị giá tăng cao. Phấn đấu trong năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 55.750 tỷ đồng, tăng 10,31% so với năm 2016; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 790 triệu USD, tăng 2,6%...

Ông Đào Tấn Cam - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Phú Yên: Hoạt động hiệu quả nhờ CCHC

Ngành Công Thương Phú Yên đã hoàn thành nhiều đề án, dự án lớn như:

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Đào Tấn Cam

Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án hỗ trợ doanh nghiệp trọng điểm, xây dựng thương hiệu mạnh trên địa bàn tỉnh; Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030; phối hợp với Trung tâm phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về thương mại điện tử; tổ chức chương trình kết nối cung cầu giữa tỉnh Phú Yên và tỉnh Lâm Đồng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XTTM, mở rộng thị trường (có 26 biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp của hai tỉnh được ký kết)...

Có thể nói, mọi hoạt động đạt được hiệu quả cao đều từ công tác tổ chức cán bộ, CCHC được triển khai đồng bộ; mọi thông tin kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ chế chính sách của nhà nước được cập nhật, phổ biến kịp thời đến các doanh nghiệp trên địa bàn.

Năm 2017, ngành Công Thương Phú Yên sẽ tiếp tục đẩy mạnh CCHC, tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhanh nhất trong giải quyết các TTHC cho các doanh nghiệp, tổ chức, công dân; thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông, hệ thống quản lý chất lượng ISO; khai thác hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến...

Ông Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang: Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin

Thời gian qua, công tác CCHC của Sở Công Thương Bắc Giang đã được triển khai toàn diện và đồng bộ.

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Trần Quang Tấn

Đội ngũ cán bộ của Sở được chuẩn hóa, trình độ chuyên môn, năng lực thi hành nhiệm vụ được nâng cao. Việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và tiết kiệm.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin được Sở Công Thương Bắc Giang chú trọng. Cụ thể, trong quản lý hành chính, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân đã được triển khai áp dụng rộng rãi; 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng mạng nội bộ (LAN), thư điện tử, phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc. Qua đó, quản lý hành chính đã có hiệu quả cao hơn, gọn nhẹ và tiết kiệm thời gian hơn.

Ngoài ra, công tác kiểm soát TTHC được nâng cao, bao gồm: Niêm yết công khai đầy đủ các TTHC, rà soát đúng các thủ tục đã đăng ký, công bố đường dây nóng, bảng thông báo địa chỉ tiếp nhận phản ánh, đặt hòm thư góp ý, phát hành phiếu lấy ý kiến của tổ chức, công dân, cập nhật ghi chép sổ sách theo dõi đầy đủ, rõ ràng, không có TTHC giải quyết quá thời gian quy định, các phòng chuyên môn thực hiện lưu hồ sơ đầy đủ và gọn gàng, mua sắm một số trang thiết bị cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 được triển khai nghiêm túc và có hiệu quả.

Ông Hoàng Văn Quảng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh: 4 giải pháp đột phá

Đẩy mạnh CCHC, toàn diện trên 6 nội dung, ngành Công Thương Hà Tĩnh tập trung 4 giải pháp đột phá: Thứ nhất, sắp xếp bộ máy gắn với tinh giản biên chế.

Công Thương địa phương: Nói và làm

Thứ hai, đơn giản hóa và phân kỳ giải quyết TTHC theo hướng rút ngắn quy trình, thời gian xử lý, cắt giảm thành phần hồ sơ. Thứ ba, hiện đại hóa nền hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trao đổi văn bản và giải quyết TTHC. Thứ tư, cải cách thể chế, hoàn thiện các quy hoạch, cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.

Sở Công Thương Hà Tĩnh đang gấp rút triển khai áp dụng phương thức một cửa điện tử. Đây là phần mềm được thiết kế gắn liền với các nghiệp vụ chuyên môn trong công tác giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Sở đã kiện toàn Ban chỉ đạo ISO và đến nay, tài liệu hệ thống quản lý chất lượng đã được phê duyệt, đưa vào áp dụng phù hợp với mô hình khung. Toàn bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết đã được xây dựng thành quy trình ISO. Chất lượng giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa không ngừng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Thời gian tới, Sở sẽ duy trì việc rà soát để phát hiện những điểm bất hợp lý để có kiến nghị, đề xuất kịp thời điều chỉnh các quy định, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu CCHC.

Bà Bùi Thị Dung - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh

Ngành Công Thương tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thời gian qua tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, kịp thời giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tập trung giải quyết nhanh, hiệu quả việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho doanh nghiệp.

Công Thương địa phương: Nói và làm
Bà Bùi Thị Dung

Năm 2016, Sở đã trình UBND tỉnh công bố mới 40 TTHC, bãi bỏ 4 TTHC thuộc lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Với mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính và dịch vụ công trực tuyến, hiện Sở đã có 84/86 TTHC được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4.

Ngoài ra, Sở đã đưa vào sử dụng phần mềm nhắn tin SMS, để giúp khách hàng thuận tiện trong việc kiểm tra tiến độ hồ sơ, cũng như nhanh chóng thông báo đến khách hàng khi hồ sơ cần yêu cầu tiếp nhận bổ sung hoặc trả kết quả.

Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tiếp tục CCTTHC, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, sát cánh, đồng hành với doanh nhân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn,` thách thức để hội nhập và phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa: Tuyên truyền bằng nhiều hình thức thiết thực

Sau khi quán triệt nội dung, kế hoạch thực hiện CCHC, ngành Công Thương Khánh Hòa đã triển khai thực hiện, tổ chức công bố chỉ số và xếp hạng CCHC cho toàn bộ cán bộ công chức, viên chức; triển khai thực hiện kịp thời các quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực ngành có giải quyết TTHC; niêm yết công bố công khai TTHC và tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định TTHC...

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Nguyễn Ngọc Minh

Đặc biệt, Sở Công Thương chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền CCHC bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền trực quan tại công sở, với các khẩu hiệu ”Dân chủ, nhanh gọn, đúng luật”, ”Sự hài lòng của nhân dân là mục tiêu phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước”, “Hãy nộp hồ sơ điện tử để giảm giấy tờ, thời gian và chi phí”; thường xuyên truy cập thông tin chỉ đạo, thông tin phản ánh, góp ý và đăng tải kịp thời tình hình, kết quả CCHC, đăng tải, tuyên truyền các văn bản quy định trong CCHC... Nhờ vậy, kết quả thực hiện CCHC đạt được trên mọi phương diện từ cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính đến thực hiện cơ chế một cửa.

Nhờ thực hiện hiệu quả CCHC, năm 2016, Sở Công Thương Khánh Hòa đã giải quyết trước thời hạn 13.863 hồ sơ, đúng thời hạn 185 hồ sơ (đạt tỷ lệ trên 99,9% tổng hồ sơ tiếp nhận).

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại

Hoạt động nổi bật trong năm 2016 của ngành Công Thương tỉnh Bình Phước là cập nhật các kiến thức về hội nhập cho doanh nghiệp, truyền thông được những nội dung cơ bản và chủ yếu của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)...

Công Thương địa phương: Nói và làm
Ông Nguyễn Văn Hiếu

Đặc biệt, đã thông tin tương đối sâu cho doanh nghiệp những nội dung cần chú ý về hàng rào kỹ thuật của các nước áp dụng đối với các sản phẩm của Việt Nam khi thâm nhập các thị trường quốc tế.

Trong năm 2017, ngành công Thương tỉnh Bình Phước sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động XTTM, xúc tiến đầu tư, tổ chức các đoàn khảo sát, học tập, trao đổi hợp tác cũng như tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu các mặt hàng chủ lực của tỉnh (cao su, điều, tiêu…), nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 khá hạn hẹp, chỉ có 60,8 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương 25,7 tỷ đồng, ngân sách địa phương 25,1 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 10 tỷ đồng. Nhưng, ngành Công Thương vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn, tập trung mọi nguồn lực cho sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn.

Ông Đỗ Trường Giang - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai: Hoan nghênh sự quyết liệt của Bộ Công Thương

Sở Công Thương Lào Cai đồng tình, ủng hộ sự quyết liệt của Bộ Công Thương trong việc rà soát, cắt giảm các TTHC xét thấy không cần thiết có thể gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, từ đó tạo thuận lợi cho sản xuất, thương mại, thu hút đầu tư.

Công Thương địa phương: Nói và làm

Đồng thời, việc giảm đầu mối các đơn vị chức năng trong cơ cấu tổ chức sẽ khắc phục tình trạng chồng chéo về quản lý ở một số lĩnh vực, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành, quan hệ giữa các Sở Công Thương với Bộ Công Thương sẽ thuận lợi hơn. Sở Công Thương Lào Cai đã có phương án trong năm 2017 tiến hành rà soát cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ… các đơn vị thuộc Sở, từ đó có phương án cải cách đáp ứng yêu cầu cải cách chung của Bộ Công Thương, cũng như của tỉnh Lào Cai.

Sở Công Thương Lào Cai đồng tình việc Bộ Công Thương đề xuất nâng cấp Cục Quản lý thị trường lên thành Tổng cục Quản lý thị trường. Tuy nhiên, khi thành lập Tổng cục Quản lý thị trường nên cân nhắc để cấp cục trực thuộc sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, vì hoạt động của lực lượng quản lý thị trường bao hàm nhiều lĩnh vực như chống buôn lậu, hàng giả, an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ…, luôn gắn chặt với sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp.

Ông Nguyễn Thanh Hoan - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận: Hỗ trợ nhiều dự án sớm đi vào hoạt động

Năm 2016, Ninh Thuận có nhiều chuyển biến tích cực về nhiều mặt như: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 4,24% so với năm 2015, đạt 86,3% so kế hoạch (6.470 tỷ đồng); doanh thu của tất cả các thành phần kinh tế đều có xu hướng tăng; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 80 triệu USD, tăng 33,4% so với năm 2015, vượt 14,6% kế hoạch năm (70 triệu USD)...

Công Thương địa phương: Nói và làm

Đặc biệt, từ sau khi thực hiện công tác CCHC, ngành Công Thương Ninh Thuận đã phát huy hiệu quả vai trò, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư thuộc lĩnh vực ngành đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Đặc biệt, Sở Công Thương tích cực đôn đốc triển khai đối với các dự án đã được ký kết; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư để thúc đẩy nhiều dự án sớm đưa vào vận hành (dự án điện gió Công Hải 1, Mũi Dinh, Trung Nam; thủy điện Đa Nhim mở rộng) và một số dự án hoàn thành thủ tục khởi công trong năm (dự án điện gió Phước Hữu, Duyên Hải; thủy điện Tân Mỹ và Tân Mỹ 2; điện mặt trời Thiên Tân).

Sở cũng tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch đối với các dự án điện mặt trời ngoài quy hoạch đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý nhà nước về năng lượng…

Công Thương địa phương: Nói và làm
Giải quyết các thủ tục hành chính “một cửa” - tạo cơ chế thông thoáng. Ảnh: Quang Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Nhóm P.V kinh tế (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội thảo

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Chiều ngày 15/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau đã tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử".
Sóc Trăng khai thác tối đa tiềm năng của Hội chợ OCOP tại Lễ hội Oóc om bóc

Sóc Trăng khai thác tối đa tiềm năng của Hội chợ OCOP tại Lễ hội Oóc om bóc

Nhờ lồng ghép Hội chợ OCOP 2024 vào Lễ hội Oóc om bóc, Sóc Trăng không chỉ quảng bá sản phẩm địa phương mà còn tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Đại học Đà Nẵng: Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại học Đà Nẵng: Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hội thảo do Đại học Đà Nẵng tổ chức nhằm thúc đẩy, gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Trong tuần này (từ 11/11 - 15/11), các tỉnh Cà Mau, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Thời gian qua công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn Lạng Sơn luôn được quan tâm chú trọng chỉ đạo.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Thành lập Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng

Thành lập Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng

Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng bước đầu đã vận động được 111 người lao động viết đơn gia nhập Công đoàn.
Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Khu điều trị kỹ thuật cao Bệnh viện đa khoa Quảng Nam có tổng mức đầu tư gần 166 tỷ đồng nhưng vẫn không thể đi vào hoạt động do thiếu trang thiết bị y tế.
Thừa Thiên Huế: Hội nghị triển khai phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Thừa Thiên Huế: Hội nghị triển khai phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị triển khai cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
10 tháng năm 2024, tỉnh Thái Bình giải ngân vốn đầu tư công gần 5.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, tỉnh Thái Bình giải ngân vốn đầu tư công gần 5.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thái Bình thực hiện là 4.773,3 tỷ đồng, đạt 85,5% kế hoạch.
Cần Thơ lên kế hoạch tổ chức triển lãm thành tựu 50 năm đổi mới và phát triển

Cần Thơ lên kế hoạch tổ chức triển lãm thành tựu 50 năm đổi mới và phát triển

Từ ngày 25/4 - 27/4/2025, TP. Cần Thơ sẽ tổ chức triển lãm "Cần Thơ - 50 năm thành tựu và phát triển" nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Khai mạc Lễ hội Kanagawa Festival 2024 tại Đà Nẵng

Khai mạc Lễ hội Kanagawa Festival 2024 tại Đà Nẵng

Chiều 14/11, tại Khách sạn Mikazuki (thành phố Đà Nẵng) đã diễn ra Lễ hội Kanagawa 2024 – Kanagawa Festival in Da Nang 2024.
Hoà Bình: Cấm lưu thông tại một số tuyến đường trong Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

Hoà Bình: Cấm lưu thông tại một số tuyến đường trong Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

UBND tỉnh Hòa Bình đã quyết định tạm cấm phương tiện tham gia giao thông một số tuyến đường để phục vụ Tuần Văn hóa - Du lịch 2024.
Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Được kì vọng sẽ là nơi giao thương, tập kết hàng hoá của cả khu vực, tuy nhiên đến nay cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn chưa thể phát huy được lợi thế.
Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển logistics, thu hút đầu tư vào hạ tầng

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển logistics, thu hút đầu tư vào hạ tầng

Quảng Ninh tập trung phát triển logistics, đầu tư hạ tầng, thúc đẩy hợp tác quốc tế, hướng tới trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực.
Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Công an tỉnh Thanh Hoá sẽ huy động hơn 400 cán bộ, chiến sĩ các phòng nghiệp vụ bảo đảm an ninh, trật tự cho Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc.
Phương án sắp xếp hành chính tỉnh Nam Định: Giảm 1 huyện và 51 xã

Phương án sắp xếp hành chính tỉnh Nam Định: Giảm 1 huyện và 51 xã

Chính phủ thống nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Nam Định.
Gia Lai: Khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thuỷ lợi Ia Ring

Gia Lai: Khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thuỷ lợi Ia Ring

Các lực lượng chức năng đang tích cực và khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thủy lợi Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Hòa Bình: Người dân thoát nghèo nhờ chương trình mục tiêu quốc gia

Hòa Bình: Người dân thoát nghèo nhờ chương trình mục tiêu quốc gia

Nhờ triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều người dân ở Hòa Bình đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Ngày 13/11, tại Trụ sở Tỉnh uỷ Nam Định, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định.
Năm 2024, Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản chưa mang ra đấu giá

Năm 2024, Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản chưa mang ra đấu giá

Thanh Hóa đang đẩy mạnh việc đấu giá khoảng 600 dự án bất động sản từ giờ đến hết năm 2024. Việc này sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản Thanh Hóa.
Quảng Ninh: Khơi dậy tiềm năng, phát triển công nghiệp văn hóa

Quảng Ninh: Khơi dậy tiềm năng, phát triển công nghiệp văn hóa

Tỉnh Quảng Ninh sở hữu hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ và hiện đại, là một trong những điều kiện cần để phát triển công nghiệp văn hóa.
Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động