Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

COVID-19 len lỏi vào các thôn, bản

P.V

P.V

Các đợt bùng phát dịch COVID-19 trước đây, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là tương đối an toàn, do dân cư sống thưa thớt, nhiều thôn bản sống tách biệt, lượng khách vào ra địa bàn này không nhiều… Vậy nhưng, với đợt bùng dịch lần thứ 4 rất phức tạp này, đã có thêm nhiều F0 là người DTTS, thậm chí ở cả những thôn bản vùng sâu, vùng xa.
Số ca F0 là người DTTS tiếp tục tăng

Trong vòng 2 tháng qua, nhiều địa phương vùng DTTS liên tục thông tin về số lượng lao động là người DTTS đi làm ăn ở các tỉnh phía Nam trở về quê hương dương tính với SARS-CoV-2.

COVID-19 len lỏi vào các thôn, bản
Lực lượng y tế lấy mẫu test nhanh SARS-COV-2 đối với người dân buôn Ea Bông (xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk )

Bên cạnh đó, tại một số địa phương vùng đồng bào DTTS đã xuất hiện chùm ca bệnh không rõ nguồn lây, dẫn đến những khó khăn trong việc truy vết, khoanh vùng, kiểm soát. Cụ thể như tỉnh Đắk Lắk, từ khi tỉnh này ghi nhận chùm ca bệnh đầu tiên tại buôn Ea Bông (xã Cư Êbur, Thành phố Buôn Ma Thuột) vào ngày 22/8 đến nay đã ghi nhận hơn 1.000 trường hợp mắc SARS-CoV-2 tại 15 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có những chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây nhiễm, nhiều ca bệnh có lịch trình di chuyển phức tạp. Với tỉnh miền núi Sơn La, sau một thời gian dài không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, đến nay xã Huy Thượng (huyện Phù Yên) đã có 3/7 bản ghi nhận các ca mắc COVID-19 tại cộng đồng. Ngoài hơn 160 ca lây nhiễm trong khu cách ly, có một số ca đến nay vẫn chưa rõ nguồn lây…

Báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Ủy ban Dân tộc (UBDT) cũng cho thấy, tính từ 27/4 đến hết ngày 28/8/2021, có 2.819 ca F0 là người DTTS.

Sau khi ghi nhận một số trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng, lực lượng chức năng các địa phương có ca mắc đều đã tiến hành phong tỏa các khu dân cư liên quan. Đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả người dân khu vực phong tỏa nhằm sàng lọc, tầm soát sự lây nhiễm trong cộng đồng. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường tuyên truyền cho người dân thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch; đồng thời triển khai các biện pháp bảo đảm đời sống cho bà con trong thời gian phong tỏa.

Việc phát hiện các ca lây nhiễm trong cộng đồng ở các thôn bản vùng DTTS đang ảnh hưởng không nhỏ tới lao động, sản xuất, sinh hoạt của bà con và bình yên thôn bản. Tuy nhiên, nhờ công tác tuyên truyền được thực hiện đầy đủ, cộng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương… nên về cơ bản, đồng bào đã và đang chủ động, bình tĩnh phối hợp với các cơ quan chức năng trong các công đoạn nhằm thực hiện kiểm soát dịch bệnh.

Xem xét hỗ trợ đồng bào DTTS bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Trước tình hình số bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 trong vùng DTTS, người DTTS liên tục tăng; ngày 24/8 Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 UBDT đã họp trực tuyến và thống nhất một số nội dung như: Tiếp tục triển khai các giải pháp tại Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; Thông báo kết luận số 1111/TB-UBDT ngày 12/8/2021 và các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT chỉ đạo công tác phòng, chống COVID-19. Đặc biệt, để hỗ trợ đồng bào DTTS bị ảnh hưởng bới dịch COVID-19, UBDT đang xem xét hỗ trợ người DTTS là F0 với mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người; 2.000.000 đồng/ca tử vong.

Trước đó, diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, UBDT đã tham mưu, đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ đồng bào vùng DTTS&MN bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh COVID-19; chỉ đạo các cơ quan công tác dân tộc tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và chính quyền địa phương về công tác phòng chống dịch COVID-19...

Tính đến nay, vùng DTTS và miền núi có tỉnh Cao Bằng chưa ghi nhận ca mắc COVID-19; tỉnh Điện Biên, Phú Thọ không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua. 7 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới gồm: Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái.

P.V
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II nhằm mục tiêu tôn vinh và phát huy vai trò của những người có uy tín tiêu biểu ở vùng biên giới, hải đảo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động