Đà Nẵng: Gắn quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng với du lịch Đà Nẵng: Một sản phẩm OCOP được đề xuất đánh giá để công nhận hạng 5 sao |
Đây là những điểm nổi bật trong kế hoạch triển khai Chương trình OCOP năm 2023 mà UBND thành phố Đà Nẵng vừa thông qua.
Thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên nguồn kinh phí khuyến công địa phương cho phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP |
Đến thời điểm hiện tại, thành phố Đà Nẵng có 64 sản phẩm của 53 chủ thể được chứng nhận sản phẩm OCOP. Trong đó, có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 21 sản phẩm 4 sao và 42 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm OCOP hiện chủ yếu thuộc ngành hàng thực phẩm (thực phẩm tươi sống, sơ chế, chế biến).
Để phát triển hiệu quả chương trình OCOP, trong năm 2023, TP. Đà Nẵng sẽ tiếp tục khảo sát, đánh giá, phân hạng sản phẩm thêm các sản phẩm tiềm năng là sản phẩm OCOP; xây dựng kế hoạch, kinh phí hỗ trợ cho thủ thể tham gia đánh giá phân hàng sản phẩm OCOP 5 sao cấp trung ương năm 2023.
Kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm, sử dụng nhãn hiệu, tem chứng nhận sản phẩm OCOP theo đúng quy định.
Hình thành thêm các điểm trưng bày, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Song song với đó là đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP…
Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP qua các hội chợ, triển lãm. Cụ thể như tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền tại Hội chợ hàng Việt – Đà Nẵng năm 2023. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ, mời các địa phương Đà Nẵng có ký kết, hợp tác và các tỉnh thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Phát huy vai trò của ngành Công Thương trong đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP. Ưu tiên nguồn kinh phí khuyến công để hỗ trợ phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Tiếp tục hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP Đà Nẵng vào các kênh phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; hỗ trợ các chủ thể OCOP bán hàng qua kênh thương mại điện tử…
Ngoài ra, nghiên cứu xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản phẩm OCOP theo hướng hữu cơ, OCOP xanh và sản phẩm OCOP theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ. Khuyến khích sử dụng phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ để tạo các sản phẩm OCOP chủ lực, đặc trưng.
Trong đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP sẽ hạn chế các sản phẩm mới trùng lắp về chủng loại, sản phẩm ở dạng thô, chưa qua chế biến |
Tạo điều kiện để các chủ thể OCOP được tiếp cận, hướng chính sách ưu đãi về lãi suất để mua sắm trang thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất; UBND các quận huyện ưu tiên tạo điều kiện để các chủ thể OCOP tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ nông dân, phụ nữ….
Trong công tác khảo sát, đánh giá sản phẩm OCOP năm 2023, thành phố Đà Nẵng sẽ lưu ý hạn chế các sản phẩm mới trùng lắp về chủng loại (nhiều chủ thể đăng ký một loại sản phẩm nhưng không có sự khác biệt nhiều về mẫu mã, chất lượng…), sản phẩm còn ở dạng thô, chưa qua chế biến, các sản phẩm tươi sống.
Được biết, mới đây, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị liên quan vừa đưa vào hoạt động 2 điểm quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại chợ đêm Sơn Trà và chợ Hàn.
Trong năm 2023, Sở dự kiến sẽ tổ chức nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. Gần nhất là từ 28 – 30/4 sắp tới tại Công viên APEC (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng)