Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đánh giá lại vị thế, vai trò của doanh nghiệp nhà nước để cải cách cho phù hợp

“Cần đánh giá lại vị thế, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, từ đó làm rõ mục tiêu sắp xếp, cải cách khu vực này phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam”.
Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt, mở đường Cả nước còn 478 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360

Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung tại toạ đàm “Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nhìn lại và Hướng tới” do Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với Báo Đầu tư tổ chức ngày 26/9.

Doanh nghiệp nhà nước cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết, để có được những thành tựu tiêu biểu trong gần 40 năm đổi mới, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng đã nỗ lực không ngừng, vượt qua bao khó khăn, thách thức, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, dẫn dắt nền kinh tế. Mặc dù doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế nhưng lại nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có vai trò nòng cốt, quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp nhà nước không chỉ đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là công cụ hữu hiệu trong thực hiện điều tiết vĩ mô, ổn định giá cả, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia, nhất là ở các địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo.

Doanh nghiệp nhà nước còn là khu vực xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế quan trọng và những ngành, lĩnh vực mũi nhọn để tạo động lực phát triển kinh tế, trong điều kiện khu vực tư nhân còn chưa lớn mạnh và không có khả năng thực hiện.

Đánh giá lại vị thế, vai trò của doanh nghiệp nhà nước để cải cách cho phù hợp
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung phát biểu tại toạ đàm

Ngoài kết quả đạt được, theo ông Trung, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là hoạt động đầu tư trong thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, các doanh nghiệp nhà nước đang chậm chuyển mình trong thời đại, bối cảnh mới; vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét.

Nhìn chung, doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả hoạt động tốt nhưng chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, đặc biệt là khối tổng tài sản lên tới hơn 3,7 triệu tỷ đồng của đất nước. Hoạt động đầu tư chưa được như kỳ vọng. Việc đầu tư nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo còn hạn chế, đặc biệt trong các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế như các công nghệ lõi, công nghệ số. Khả năng cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; các doanh nghiệp nhà nước chưa có sản phẩm xuất khẩu chủ lực và tạo ra giá trị gia tăng cao trong khi xuất khẩu là tiêu chí quan trọng để đánh giá chính xác nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới và tiếp tục triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung nhấn mạnh, cần đánh giá lại vị thế, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, từ đó làm rõ mục tiêu sắp xếp, cải cách khu vực này phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Đây cũng là những bàn luận cần thiết phục vụ cho việc tổ chức sơ kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước để báo cáo Bộ Chính trị xem xét, trình Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.

Cùng với đó, phải xác định rõ những ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn tới; phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn thực hiện vai trò tiên phong, dẫn dắt trong bối cảnh mới với phương châm “lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá”.

“Doanh nghiệp nhà nước cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới để tạo lực cho phát triển kinh tế, nhường dư địa phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ở những lĩnh vực khác. Các lĩnh vực như điện gió ngoài khơi, hydrogen xanh hay công nghiệp bán dẫn… là những lĩnh vực đòi hỏi sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn” - ông Trung đề nghị.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, cần thiết để đánh giá lại vị thế, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, từ đó làm rõ mục tiêu sắp xếp, cải cách khu vực này phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam; xác định rõ những ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn tới; phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn thực hiện vai trò tiên phong, dẫn dắt trong bối cảnh mới với phương châm "lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá".

Đánh giá lại vị thế, vai trò của doanh nghiệp nhà nước để cải cách cho phù hợp
Toạ đàm “Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nhìn lại và Hướng tới”

Còn lại 4 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả

Thông tin tại toạ đàm, ông Phạm Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, Ủy ban được giao làm đại diện chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 16 ngành kinh tế - kỹ thuật.

Nếu so với năm 2018 (thời điểm bắt đầu chuyển về Ủy ban), tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của các doanh nghiệp là 1,05 triệu tỷ đồng thì đến năm 2022, tăng lên 1, 54 triệu tỷ đồng; tổng tài sản hợp nhất tăng từ 2,36 triệu tỷ đồng lên 2,49 triệu tỷ đồng (chiếm tỷ lệ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu và 65% tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước trong cả nước).

Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đạt được hàng năm có sự tăng trưởng. Năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất đạt 1,87 triệu tỷ đồng (năm 2021 đạt 1,38 triệu tỷ đồng), tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 103.310 tỷ đồng (năm 2021 đạt 102.652 tỷ đồng), tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước hợp nhất đạt 227.990 tỷ đồng (năm 2021 đạt 217.781 tỷ đồng).

Ông Phạm Văn Sơn cho biết thêm, sau 5 năm chuyển về Ủy ban quản lý, 19 tập đoàn, tổng công ty đã phê duyệt, triển khai thực hiện, hoàn thành đầu tư 185 dự án nhóm A, 455 dự án nhóm B. Trong giai đoạn 2018 - 2023, Ủy ban đã tích cực chỉ đạo, phối hợp với các tập đoàn, tổng công ty thực hiện Kế hoạch đầu tư phát triển với tổng giá trị đầu tư ước đạt trên 769 ngàn tỷ đồng.

Đến nay, Ủy ban đã báo cáo, đề xuất và được cấp có thẩm quyền đồng ý phương án xử lý đối với 8/12 dự án, giao doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện. Còn lại 4 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả còn lại, Ủy ban đã trình Thủ tướng phương án xử lý.

Đánh giá lại vị thế, vai trò của doanh nghiệp nhà nước để cải cách cho phù hợp
Ông Phạm Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phát biểu tại hội thảo

Sau 5 năm nhìn lại, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp cũng thẳng thắn chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế như các tập đoàn, tổng công ty chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực vốn, tài sản được Nhà nước giao trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, kiểm soát chất lượng thông qua lựa chọn và kiểm soát nhà thầu, xử lý phát sinh trong quá trình thực hiện, đặc biệt là các dự án lớn, quan trọng.

Bên cạnh đó, phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực. Chưa có các sản phẩm, dịch vụ trong các ngành công nghệ cao, công nghệ lõi, có tính chất lan tỏa hoặc có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng doanh nghiệp.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng nêu rõ, một số dự án đầu tư ra nước ngoài có vốn đầu tư lớn nhưng không thành công, rủi ro cao như dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản hoặc các dự án đầu tư tại các quốc gia bất ổn về chính trị,… dẫn đến thua lỗ trong nhiều năm, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý.

Tại tọa đàm, các đại biểu là đại diện từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia, thành viên của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cùng phân tích, đánh giá rõ hơn về tình hình thực hiện đầu tư và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua; những kết quả đạt được của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; xác định được những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ; đề xuất giải pháp theo hướng trọng tâm, đột phá về quản lý phần vốn nhà nước nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước… Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần thực hiện vai trò của người nhạc trưởng trong việc điều phối, huy động nguồn lực của 19 doanh nghiệp phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, thời gian tới sẽ diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn.
Nhiệt điện Phả Lại giữ máy, bám lưới quyết tâm ổn định sản xuất trong tâm bão Yagi

Nhiệt điện Phả Lại giữ máy, bám lưới quyết tâm ổn định sản xuất trong tâm bão Yagi

Mặc dù ảnh hưởng rất lớn từ tâm bão Yagi nhưng, Nhiệt điện Phả Lại vẫn giữ máy, bám lưới quyết tâm ổn định sản xuất.
Petrolimex ủng hộ 12 tỷ đồng khắc phục thiệt hại mưa lũ sau bão số 3 (Yagi)

Petrolimex ủng hộ 12 tỷ đồng khắc phục thiệt hại mưa lũ sau bão số 3 (Yagi)

Tập đoàn Xăng dầu Việt nam (Petrolimex) đã ủng hộ các tổ chức, địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) và mưa lũ kéo dài với tổng số tiền là 12 tỷ đồng.
TKV chia sẻ, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại do bão số 3

TKV chia sẻ, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại do bão số 3

Bên cạnh việc chỉ đạo khắc phục bão số 3, Tập đoàn và Công đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) còn kịp thời hỗ trợ các gia đình công nhân bị thiệt hại.
PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Việc PV GAS vận chuyển thành công khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nam ra Bắc bằng đường sắt đã góp phần giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3 Yagi

Tin cùng chuyên mục

MB ký kết hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam

MB ký kết hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về triển khai “Chương trình phúc lợi”.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ

Hành trình chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững chưa bao giờ dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những hành động mạnh mẽ để đạt được mục tiêu.
Đồng Tâm Group và CS Wind hợp tác xây dựng nhà máy điện gió 200 triệu USD

Đồng Tâm Group và CS Wind hợp tác xây dựng nhà máy điện gió 200 triệu USD

Đồng Tâm Group và Tập đoàn CS Wind hợp tác đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 200 triệu USD.
Xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ

Xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ

Tại cảng Chu Lai (Quảng Nam), THACO AUTO vừa xuất khẩu lô body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Kia Ấn Độ.
Vietbank củng cố ba nhân tố thúc đẩy hoạt động ngân hàng

Vietbank củng cố ba nhân tố thúc đẩy hoạt động ngân hàng

Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín - “lấy con người làm cốt lõi cho các hoạt động và sự phát triển của hệ thống Ngân hàng”
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1 là một trong những dự án trọng điểm của Hà Nội và là cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại
Ngành than khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất sau bão số 3

Ngành than khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất sau bão số 3

Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định sản xuất sau bão số 3.
Chủ tịch HĐTV Vinachem làm việc với các doanh nghiệp phân bón về khắc phục hậu quả sau bão

Chủ tịch HĐTV Vinachem làm việc với các doanh nghiệp phân bón về khắc phục hậu quả sau bão

Một số doanh nghiệp ngành phân bón thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đến chiều ngày 9/9 đã đi vào sản xuất ổn định.
Petrolimex khẩn trương khắc phục thiệt hại, bảo đảm phục vụ người dân sau bão Yagi

Petrolimex khẩn trương khắc phục thiệt hại, bảo đảm phục vụ người dân sau bão Yagi

Đến sáng 9/9, hầu hết các cửa hàng xăng dầu Petrolimex tại TP.Hải Phòng và Quảng Ninh, những địa phương chịu thiệt hại sau bão Yagi đã hoạt động trở lại.
Sập cầu Phong Châu: Một nhà thầu từng tham gia sửa chữa lên tiếng

Sập cầu Phong Châu: Một nhà thầu từng tham gia sửa chữa lên tiếng

Tháng 4/2023, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Ngọc Việt được Sở Giao thông vận tải Phú Thọ chọn làm nhà thầu sửa chữa cây cầu Phong Châu.
DELTA Group cất nóc dự án Sentosa Sky Park – Dấu mốc vàng của công trình mang chất sống chuẩn Singapore

DELTA Group cất nóc dự án Sentosa Sky Park – Dấu mốc vàng của công trình mang chất sống chuẩn Singapore

Ghi dấu ấn ở nhiều công trình xây dựng lớn trên cả nước, gần đây tại Hải Phòng Tổng thầu DELTA tiếp tục thi công công trình dự án Sentosa Sky Park.
Thị trường M&A bước vào mùa sôi động

Thị trường M&A bước vào mùa sôi động

Sau những tháng đầu năm diễn biến ảm đạm, thị trường M&A Việt Nam những tháng cuối năm đang có tín hiệu khởi sắc, với nhiều thương vụ đình đám.
Việt Nam sẽ tắt sóng 2G vào tuần tới, người dùng điện thoại tiền tỷ đời cũ phản ứng ra sao?

Việt Nam sẽ tắt sóng 2G vào tuần tới, người dùng điện thoại tiền tỷ đời cũ phản ứng ra sao?

Chỉ còn 1 tuần nữa, điện thoại chạy sóng 2G chính thức trở thành “cục gạch”, kể cả dòng Signature S xa xỉ của Vertu. Người dùng điện thoại đời cũ bất "quay xe".
Doanh nghiệp phân bón khắc phục nhanh hậu quả sau bão, ổn định sản xuất

Doanh nghiệp phân bón khắc phục nhanh hậu quả sau bão, ổn định sản xuất

Đến chiều ngày 8/9, một số doanh nghiệp ngành phân bón đã tổ chức sản xuất ổn định, khẩn trương khắc phục mọi hậu quả sau bão.
Giảm chi phí không chính thức, tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân hoạt động

Giảm chi phí không chính thức, tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân hoạt động

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần tạo thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân hoạt động.
EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc vừa có chỉ đạo các Công ty Điện lực trực thuộc huy động mọi nguồn lực sẵn sàng hỗ trợ các điện lực bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ariston ra mắt bình nước nóng Slim3 mở ra kỷ nguyên thông minh trong không gian phòng tắm

Ariston ra mắt bình nước nóng Slim3 mở ra kỷ nguyên thông minh trong không gian phòng tắm

Ariston tái xuất đường đua bình nước nóng gián tiếp với Ariston Slim3 với thiết kế đậm chất Ý và nhiều tính năng đột phá dẫn đầu thị trường.
PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Nam Bắc

PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Nam Bắc

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Nam Bắc, mở rộng bản đồ cung ứng LNG trên toàn quốc.
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân Lào

Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân Lào

Công ty PHAIBOUN TRAIDING IM&EX Co. Ltd. và Công ty Cổ phần Bình Điền - Quảng Trị ký kết Thỏa thuận hợp tác về việc nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ KHKT
PC Quảng Ninh: Đảm bảo cung cấp điện cho năm học mới 2024 – 2025

PC Quảng Ninh: Đảm bảo cung cấp điện cho năm học mới 2024 – 2025

PC Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng các phương án với mục tiêu cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và đạt chất lượng cao nhất cho năm học mới 2024-2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động