Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Danh thắng quốc gia Đảo Cò

Đảo Cò thuộc thôn An Dương và Triều Dương, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương vừa chính thức trở thành di tích, danh thắng quốc gia. Sau khi nhận danh hiệu này Đảo Cò đã được chọn là mô hình điểm về phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Hải Dương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương.
Đảo Cò - khu du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Hải Dương

Đảo Cò - khu du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Hải Dương

CôngThương - Khu sinh thái nguyên vẹn duy nhất

Đảo Cò nằm trong vùng trũng của hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, chủ yếu là sông, hồ, đầm vực và đồng ruộng.  Đảo Cò có diện tích mặt hồ là 90.377,5 mét vuông, nơi có cò sinh sống là 2 đảo nhỏ với diện tích là 7.324,2 mét vuông. Tại đây có các loài động vật khá phong phú, khác với các vùng đồng bằng sông Hồng bởi có thường xuyên trên 15 ngàn con cò, trên 5 ngàn con vạc và nhiều loài chim khác về đây trú ngụ xây tổ sinh sống ngay tại đảo nhỏ giữa hồ.

Theo thống kê ban đầu xác định trên đảo có 9 loài cò, gồm: Cò trắng, cò lửa, cò bợ, cò ruồi, cò đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, diệc và còn trên dưới 5 ngàn con vạc cùng với một số loài chim quý hiếm như: Bồ nông, Mòng két, Le le, Cú mèo… Trong lòng hồ còn có nhiều loài cá tôm, đặc biệt mới đây phát hiện ra loài cá Măng Kìm, một số loài cá quý hiếm khác như: Ba ba, Rái cá vẫn còn sinh sống ở khu vực hồ đã được nhân dân phát hiện. Sự đa dạng phong phú các loài chim, cò  đã tạo ra một hệ sinh thái rất hấp dẫn và hiếm có tại khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Nhiều nhà khoa học khẳng định, giá trị sinh thái Đảo Cò là khu vực  dự trữ thiên nhiên có mức độ đa dạng sinh học lớn và được bảo tồn gần như nguyên vẹn duy nhất ở khu vực miền Bắc. Nhiều địa điểm khác cò về sinh sống, nhưng việc bảo tồn luôn gặp rất nhiều khó khăn thì Đảo Cò lại được người dân nơi đây tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt. Nhờ đó, hệ sinh thái quanh hồ luôn được giữ ở mức độ ổn định, tạo điều kiện cho các loài sinh vật tiếp tục kéo về làm tổ, bổ sung thêm mức độ đa dạng sinh học vốn đã rất phong phú. 

Điểm du lịch hấp dẫn

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái hấp dẫn, hiếm có Đảo Cò thời gian qua tỉnh Hải Dương đã triển khai nhiều đề án, dự án. Đặc biệt nhất là việc tỉnh Hải Dương đã phê duyệt đề án xây dựng mô hình điểm “Phát triển du lịch cộng đồng ở Đảo Cò đến năm 2020” hướng tới tập trung phát triển xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, các tuyến điểm du lịch.  Mô hình gồm có khu du lịch sinh thái Đảo Cò, khu du lịch văn hóa cộng đồng và có thêm các điểm du lịch bổ trợ. Tổng kinh phí dự kiến là hơn 15 tỷ đồng.

Quan điểm của địa phương trong việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Đảo Cò là phải lồng ghép trong định hướng phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái Đảo Cò, văn hóa bản địa và nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, mục tiêu năm 2015 mà ngành du lịch Hải Dương đặt ra đó là xây dựng xong mô hình du lịch cộng đồng tại Đảo Cò, đào tạo kiến thức du lịch cộng đồng cho 200 lao động địa phương, đón 200.000 lượt khách du lịch/năm, thu nhập từ du lịch đạt 50 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Viết Bàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Miện cho biết, để làm tốt công tác bảo vệ và phát huy có hiệu quả giá trị của Đảo Cò, địa phương sẽ tích cực làm sống lại các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại khu vực.  Cụ thể, theo ông Bàn huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch các công trình di tích đã mất và từng bước tu bổ, tôn tạo, đình, chùa. Đồng thời, khôi phục các lễ hội, trò chơi dân gian. Mặt khác, huyện sẽ tiến hành quy hoạch các điểm vui chơi, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn làng nghề; kết nối với các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các tour du lịch để thu hút khách du lịch, tích cực tuyên truyền, quảng bá di sản đến với công chúng.

Hoa Quỳnh

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Xem thêm